Thứ sáu, Tháng mười một 29, 2024
Mở tài khoản chứng khoán Phú Hưng với Cố vấn đầu tư cao cấp, quản lý tài sản và ủy quyền đầu tư. ID:2206
Trang chủKinh TếVĩ mô: Fed có thể thắt chặt tiền tệ lâu hơn, gây...

Vĩ mô: Fed có thể thắt chặt tiền tệ lâu hơn, gây áp lực lên tỷ giá trong năm 2024 và lộ trình thời điểm Fed, ECB và BoE cắt giảm lãi suất

Mo tai khoan chung khoan Phú Hưng Securities, ID:2206

Nhiều chuyên gia cho rằng một số yếu tố xung đột gần đây khiến giá dầu và các nguyên liệu đầu vào leo thang gây lạm phát toàn cầu. Từ đó, Fed sẽ phải tiếp tục thắt chặt tiền tệ lâu hơn trước khi chuyển sang trạng thái nới lỏng và gây áp lực đến tỷ giá của Việt Nam.

Fed có thể thắt chặt tiền tệ lâu hơn, gây áp lực lên tỷ giá trong năm 2024

Áp lực tỷ giá đang tiếp tục gia tăng trước những diễn biến mới trên thị trường thế giới. Ngày 9/10, tỷ giá trung tâm  được công bố là 24.069 VND/USD trong khi tại thị trường tự do tỷ giá mua đã lên tới 24.660 đồng, đắt hơn cả giá bán ra trong một số ngân hàng, cao nhất từ đầu năm.

 Fed tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ sẽ gây áp lực lên tỷ giá. (Nguồn: BSC).

Fed sẽ thắt chặt tiền tệ lâu hơn

Giới chuyên gia dự báo chính sách tiền tệ của Fed sẽ là yếu tố cần đặc biệt chú ý trong năm tới bởi nó sẽ tác động rất nhiều đến tỷ giá trong nước.

Ông Đỗ Hiệp Hoà, CFA, Giám đốc đầu tư MB Capital, cho rằng trước đây các giới phân quốc tế tích kỳ vọng Fed sẽ có 3 – 4 lần giảm lãi suất trong năm 2024 và mức lãi suất sau khi giảm sẽ về quanh mốc 4,6%. Nhưng đến nay, sau những phát biểu mang tính quyết liệt của chủ tịch Fed, họ lại nhận định rằng sang năm Fed chỉ hạ lãi suất khoảng hai lần mức và mức lãi suất sau khi hạ vẫn ở mức khoảng 5,1%.

Như vậy, số lần giảm lãi suất ít hơn và mức giảm cũng không nhiều như trước cho thấy Fed sẽ tiếp tục chu kỳ thắt chặt tiền tệ lâu hơn. “Điều này sẽ khiến NHNN phải đối phó vất vả hơn nếu muốn bình ổn tỷ giá mà vẫn giữ môi trường lãi suất thấp để hỗ trợ tăng trưởng”, ông Hoà nói.

Đặc biệt, việc một số yếu tố xung đột gần đây cũng khiến các chuyên gia lo ngại giá dầu và các nguyên liệu đầu vào leo thang gây lạm phát . Từ đó, Fed sẽ phải tiếp tục thắt chặt tiền tệ lâu hơn trước khi chuyển sang trạng thái nới lỏng.

Chuyên gia kinh tế Phạm Thế Anh, Trưởng khoa Vĩ mô, Đại học Kinh tế quốc dân cũng cho rằng chính sách thắt chặt tiền tệ của Fed sẽ tác động mạnh đến các chính sách vĩ mô của Việt Nam.

Trong năm 2024 vẫn có một khả năng Fed không giảm lãi suất bởi trong hoàn cảnh hiện tại giá dầu hay giá lương thực đều ở mức cao, nền kinh tế Mỹ đang chống chọi tốt hơn với các đợt tăng lãi suất gần đây.

Mới tháng 6/2023, các nhà phân tích dự báo kinh tế Mỹ chỉ có thể tăng trưởng 1,1% trong năm 2023 song thực tế mức tăng trưởng được dự báo hơn gấp đôi và có thể đạt 2,5%. Những yếu tố hỗ trợ cho lạm phát sẽ khiến Fed có khả năng thắt chặt hơn nữa chính sách tiền tệ.

(Nguồn: VDSC).

Áp lực từ lạm phát trong nước

Bên cạnh yếu tố ảnh hưởng từ Fed, các chuyên gia cũng cho rằng áp lực lạm phát trong nước cũng là một yếu tố mà nhà điều hành cần phải theo dõi sát sao, đặc biệt trong năm 2024.

“Chúng ta cũng phải cảnh giác hơn với lạm phát và khi lạm phát có dấu hiệu vượt khỏi tầm kiểm soát thì các cơ quan điều hành NHNN sẽ có biện pháp can thiệp, có thể là dùng dự trữ ngoại hối  cùng có thể là tăng lãi suất”, chuyên gia Phạm Thế Anh nói.

Ưu tiên hiện nay NHNN vẫn ưu tiên mục tiêu duy trì mặt bằng lãi suất thấp, hạn chế tối đa biến động tỷ giá nhưng nếu có những cú sốc xảy ra thì các nhà điều hành cũng sẽ can thiệp để bình ổn thị trường ngoại hối.

Nhìn vào con số lạm phát, lạm phát tổng thể đang quay đầu tăng nhưng rất may là lạm phát lõi vẫn tiếp tục giảm dù giảm chậm nhưng tương đối chắc chắn. NHNN Việt Nam sẽ nhìn vào lạm phát cơ bản nhiều hơn vì lạm phát tổng thể chịu sự biến động thất thường của giá nhiên liệu và lương thực thực phẩm, hai yếu tố làm tăng lạm phát tổng thể rất mạnh trong thời gian vừa qua, chuyên gia phân tích.

Hiện kinh tế tổng thể vẫn khó khăn, tổng cầu còn yếu vì vậy chính sách tiền tệ sẽ thiên về hướng giữ càng lâu càng tốt mặt bằng lãi suất thấp như hiện nay để hỗ trợ tăng trưởng.

Tuy nhiên, nếu lạm phát toàn cầu tăng trở lại, Fed tiếp tục thắt chặt tiền tệ thì sẽ rất khó khăn để NHNN cùng lúc đối phó với tỷ giá, lạm phát mà vẫn giữ lãi suất thấp để hỗ trợ tăng trưởng. Khi ấy NHNN sẽ buộc phải can thiệp và có thể sẽ phải tăng lãi suất, chuyên gia Phạm Thế Anh nhìn nhận.

Theo Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), trong năm nay, mặc dù chỉ số giá lương thực và giao thông tiếp tục đẩy giá cả tăng lên, vẫn có cơ sở để không quá lo lắng về diễn biến lạm phát trong nước. Lạm phát cả năm 2023 được dự báo ở mức 3,5 – 3,8%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu 4,5% của Chính phủ.Tuy nhiên đến năm 2024 cần cảnh giác cả với tỷ giá và lạm phát.

Tỷ giá vẫn trong vòng kiểm soát

Nhận định về xu hướng hiện tại, Chứng khoán BIDV (BSC) cho rằng tỷ giá mặc dù có tăng nhưng vẫn nằm trong sự kiểm soát của NHNN và chưa thấy hiệu ứng lan tỏa do chưa có yếu tố quá bất ngờ cả ở thị trường quốc tế và trong nước.

Bên cạnh đó, các yếu tố như thặng dư thương mại, thặng dư cán cân vãng lai, dòng vốn FDI, ODA, kiều hối ổn định và có thể có thêm dòng ngoại tệ từ doanh nghiệp bán vốn cho nhà đầu tư nước ngoài, dự trữ ngoại hối cải thiện, đang tạo điều kiện cho việc can thiệp ổn định.

BSC dự báo tỷ giá USD/VND đến cuối năm 2023 có thể dao động khoảng 3% – 4% so với đầu năm 2023.

Còn các chuyên gia VDSC cho rằng mặc dù áp lực lạm phát năm 2023 trong tầm kiểm soát nhưng áp lực mất giá tiền đồng vẫn rất lớn, đòi hỏi phản ứng quyết liệt hơn từ NHNN.

Trên thực tế, NHNN cũng đã liên tục có động thái điều hành linh hoạt trên thị trường tiền tệ để giảm áp lực lên tỷ giá. Từ sau cuộc họp của Fed, NHNN đã liên tục hút tiền từ thị trường mở qua phát hành tín phiếu. Tính đến thời điểm hiện tại, lượng hút ròng đã đạt hơn 140.000 tỷ đồng với lãi suất tín phiếu tăng dần qua các phiên đấu thầu (từ 0,69% đến 1,3%).

Đồng thời, lãi suất liên ngân hàng  cũng đã nhích lên, lãi suất kỳ hạn qua đêm trong phiên 5/10 đã tăng lên 1,32%/năm và đang ở ngưỡng cao nhất kể từ giữa tháng 6. Chênh lệch lãi suất USD-VND thu hẹp lại là một điều tích cực nhằm giảm bớt áp lực đối với tỷ giá.

Còn các chuyên gia của VDSC giữ nguyên quan điểm về tỷ giá sẽ biến động quanh vùng 24.500 đồng/USD và giảm trở lại vào cuối năm song rủi ro đối với dự báo là USD Index (DXY) tăng vượt ngưỡng 110, dẫn đến việc NHNN phải bán bớt dự trữ ngoại hối để đối phó với việc tiền đồng mất giá mạnh hơn.

CNBC: Dự báo thời điểm Fed, ECB và BoE cắt giảm lãi suất

Fed, ECB và BoE đều tạm dừng lãi suất tại các cuộc họp gần đây nhất. Thị trường dự báo trong năm 2024, cả ba đều sẽ cắt giảm lãi suất ở các mức độ khác nhau, bất chấp thái độ thận trọng của các nhà hoạch định chính sách.

Theo CNBC, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng trung ương Anh (BoE) đều vừa tạm ngừng chu kỳ tăng lãi suất trong những tuần gần đây khi nhiều dữ liệu cho thấy nền kinh tế đang yếu đi.

Thị trường giờ đang chuyển sự chú ý sang thời điểm mà những ngân hàng này đưa ra quyết định cắt giảm lãi suất đầu tiên.

Fed có thể hạ lãi suất vào tháng 5

Hôm 1/11, Fed đã giữ nguyễn lãi suất quỹ liên bang trong phạm vi từ 5,25% đến 5,5%. Chủ tịch Jerome Powell vẫn nhắc lại rằng Fed vẫn chưa đạt được lạm phát  mục tiêu là 2%, tuy nhiên tốc độ tăng giá cả đã giảm đáng kể so với giai đoạn tháng 6 năm ngoái.

Mặc dù ông Powell không loại trừ khả năng ngân hàng trung ương của Mỹ tiếp tục tăng lãi suất, thị trường ngầm hiểu rằng giọng điệu của cơ quan này đã có dấu hiệu ôn hòa hơn.

Theo công cụ FedWatch của CME Group, thị trường hiện đang kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản (bps) lần đầu tiên trong cuộc họp ngày 1/5 năm sau. Trong năm 2024, thị trường dự báo Fed sẽ cắt giảm lãi suất tổng cộng 100 bps. CME dựa vào giá của các hợp đồng tương lai của lãi suất quỹ liên bang nhằm đưa ra dự báo của lãi suất trong tương lai.

Thị trường dự báo nhiều khả năng Fed sẽ hạ lãi suất thêm 100 hoặc 75 bps vào cuối năm 2024.

Trước và sau khi Fed đưa ra quyết định giữ nguyên lãi suất, một loạt số liệu đã chỉ ra rằng nền kinh tế đang có dấu hiệu yếu đi. Các nhà phân tích từ DBRS Morningstar lưu ý: “Những tác động chậm khi thị trường nhà ở hạ nhiệt sẽ củng cố xu hướng thiểu phát (disinflation) trong vài tháng tới”.

Tuy nhiên, lợi suất trái kho bạc Mỹ lại tiếp tục tăng vào đầu tuần này. Ông Jim Reid, chiến lược gia tại Deutsche Bank cho rằng các nhà đầu tư đang “tự hỏi liệu câu chuyện về khả năng cắt giảm lãi suất vào tuần trước có đi quá xa hay không. Nền kinh tế Mỹ cũng đang tỏ ra kiên cường hơn so với Anh và khu vực đồng euro”.

Ông Reid cho biết: “Thị trường vẫn đang kỳ vọng Fed sẽ tăng lãi suất với xác xuất là 16%, tăng từ 11% vào ngày 3/11”.

“Ngoài ra, dự báo lãi suất cho cuộc họp tháng 12/2024 đã tăng 12,4 bps, lên 4,47%. Do đó, có một sự đảo chiều, dù chỉ là một phần so với những động thái của tuần trước”, ông nói. Chiến lược gia này cũng nhấn mạnh rằng đây là lần thứ 7 trong chu kỳ tăng lãi suất này mà thị trường kỳ vọng về việc Fed sẽ cắt giảm lãi suất. Và trong cả 6 lần trước, hy vọng đều nhanh chóng tiêu tan.

ECB khả năng sẽ hành động trước cả Fed

Cuối tháng 10, ECB cũng đã chấm dứt chuỗi 10 lần nâng lãi suất liên tiếp. Một trong ba lãi suất chính sách  chính sách chủ chốt tại khu vực đồng tiền chung châu Âu đang ở mức cao kỷ lục là 4%, trong khi lạm phát tháng 10 còn 2,9% – mức thấp nhát trong vòng 2 năm. Lạm phát lõi cũng tiếp tục hạ nhiệt.

DFR là một trong ba loại lãi suất chủ chốt của ECB.

Thị trường cũng đang dự báo ECB sẽ hạ lãi suất gần 100 bps cho tới tháng 12/2024. Tuy nhiên, lần các giảm 25 bps đầu tiên được kỳ vọng sẽ đến vào tháng 4 năm sau, do nền kinh tế của khối này đang có nhiều dấu hiệu suy yếu.

Ông Gilles Moëc, kinh tế trưởng tại AXA, cho biết số liệu về lạm phát trong tháng 10 đã xác nhận và khuếch đại thông điệp rằng “thiểu phát đã đến với châu Âu”, góp phần giải thích cho “sự thận trọng gần đây” của ECB.

Sau cuộc họp tháng 10, Chủ tịch ECB Christine Lagarde đã bác bỏ đề xuất cắt giảm lãi suất, nhưng Thống đốc Ngân hàng Quốc gia Hy Lạp Yannis Stournaras lại thảo luận công khai về khả năng cắt giảm vào giữa năm 2024 với điều kiện lạm phát ổn định dưới 3%.

“Rõ ràng, việc chờ đợi lạm phát còn 2% trước khi cắt giảm lãi suất là đi quá lâu”, ông Moëc nhận định. “Rõ ràng những dữ liệu hiện tại rõ ràng đang có lợi cho phe bồ câu, nhưng phe diều hâu còn lâu mới từ bỏ cuộc chiến.”

BoE vẫn thận trọng nhất

Một ngày sau khi Fed kết thúc cuộc họp chính sách, BoE cũng đã đưa ra quyết định sẽ giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25%.

Tuy nhiên, biên bản cuộc họp của BoE lại nhắc lại kỳ vọng của Ủy ban Chính sách tiền tệ Anh (MPC) rằng lãi suất sẽ cần duy trì ở mức cao lâu hơn. Lạm phát tháng 9 tại Anh duy trì ở mức 6,7%.

Thị trường đang dự báo lãi suất sẽ được cắt giảm khoảng 60 bps vào tháng 12/2024. Tuy nhiên, phải tới nửa cuối năm sau, BoE mới có động thái điều chỉnh chính sách.

Các nhà kinh tế của BNP Paribas cho biết trong dự báo của MPC đã có một sự bổ sung rằng “chính sách tiền tệ có thể cần phải thắt chặt trong thời gian dài”.

BNP Paribas cho biết phát biểu của Thống đốc Andrew Bailey tại cuộc họp báo cho thấy dự báo của MPC không nhằm mục đích phủ nhận những dự báo của thị trường về thời điểm BoE sẽ bắt đầu hạ lãi suất. Thay vào đó, theo các nhà kinh tế, mục đích của ông Bailey là nhằm chỉ ra rằng BoE sẽ không sớm thảo luận về việc cắt giảm lãi suất.

Chương trình ưu đãi đặc biệt: Mở tài khoản chứng khoán Phú Hưng Securities với Cố vấn đầu tư cao cấp, quản lý tài sản và ủy quyền đầu tư NGUYỄN VĂN HÙNG - ID:2206. Nhận ngay 20K tiền mặt. Chi tiết liên hệ hotline: 0905 889 188Mo tai khoan chung khoan Phu Hung Securities
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin mới nhất