Thứ sáu, Tháng mười một 29, 2024
Mở tài khoản chứng khoán Phú Hưng với Cố vấn đầu tư cao cấp, quản lý tài sản và ủy quyền đầu tư. ID:2206
Trang chủKinh TếQuy hoạch điện VIII dự kiến bỏ 14.120 MW nhiệt điện than

Quy hoạch điện VIII dự kiến bỏ 14.120 MW nhiệt điện than

Mo tai khoan chung khoan Phú Hưng Securities, ID:2206

Bộ Công Thương vừa có văn bản báo cáo Thường trực Chính phủ về các nội dung của quy hoạch điện VIII, trong đó, Bộ xin ý kiến Thường trực Chính phủ không đưa vào quy hoạch 14.120 MW nhiệt điện than để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào 2050.

Bộ Công Thương vừa xin ý kiến Thường trực Chính phủ về vệc không đưa vào quy hoạch 14.120 MW nhiệt điện than để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào 2050.

Bộ Công Thương vừa xin ý kiến Thường trực Chính phủ về vệc không đưa vào quy hoạch 14.120 MW nhiệt điện than để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào 2050. Ảnh: Báo Đầu Tư.

Bộ Công Thương cho biết đã rà soát các dự án điện than, điện khí đã có trong quy hoạch điện VII điều chỉnh đến nay không đưa vào dự thảo duy hoạch Điện VIII theo yêu cầu thực hiện các cam kết tại COP26.

Trong tổng công suất 14.120 MW nhiệt điện than không đưa vào quy hoạch điện VIII có 8.420 MW, do các tập đoàn Nhà nước được giao làm chủ đầu tư.

Cụ thể, Tập đoàn Điện lực Việt Nam được giao 3.600 MW, gồm các dự án Quảng Trạch II, Tân Phước I và II. Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam được giao 1.980 MW là dự án Long Phú III. Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam được giao 2.840 MW gồm dự án Cẩm Phả III, Hải Phòng III và Quỳnh Lập I. Ngoài ra, dự án đầu tư theo hình thức BOT là 4.500 MW gồm dự án Quỳnh Lập II, Vũng Áng 3, Long Phú II; dự án Quảng Ninh III chưa giao nhà đầu tư có công suất 1.200 MW.

Bộ Công Thương cho rằng đối với các dự án do các tập đoàn Nhà nước được giao làm chủ đầu tư, rủi ro pháp lý là không có, các chi phí phát triển dự án, do các tập đoàn bỏ ra không lớn và cơ bản sẽ được xử lý theo quy định.

Riêng với 3 dự án đầu tư theo hình thức BOT, chủ đầu tư các dự án Vũng Áng 3, Long Phú II đã có văn bản xin rút khỏi dự án và được Thủ tướng đồng ý để các chủ đầu tư gồm Công ty Samsung C&T và Công ty TATA dừng phát triển dự án.

Dự án BOT Quỳnh Lập II mới được Thủ tướng giao Công ty Posco Enreneergy nghiên cứu phát triển dự án nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập II công suất 1.200 MW nhưng chưa chính thức giao công ty này làm chủ đầu tư.

Hiện Posco Energy đã có nhiều văn bản xác nhận không nghiên cứu phát triển dự án Quỳnh Lập II sử dụng than mà đề xuất chuyển đổi nhiên liệu sang sử dụng khí LNG và nâng công suất dự án. Tuy nhiên, dự án này được phát triển theo hình thức BOT và Posco Energy có được làm chủ đầu tư dự án tiếp hay không phải theo quy định Luật Đầu tư theo đối tác công tư (PPP).

Ngoài ra, các dự án điện khí gồm Kiên Giang I và II, quy mô công suất 2×750 MW, do PVN làm chủ đầu tư, dự kiến vận hành giai đoạn 2021-2022 chi phí bỏ ra phát triển khoảng 1 tỷ đồng. Các dự án này không được xem xét trong quy hoạch điện VIII đến năm 2030 do không xác định được nguồn nhiên liệu.

Bộ Công Thương cho rằng việc không đưa các dự án nhiệt điện than, khí nêu trên phù hợp với đề nghị của các địa phương, kiến nghị của các chủ đầu tư nên không có rủi ro về mặt pháp lý. Bên cạnh đó, một số chi phí của các tập đoàn thuộc sở hữu Nhà nước đã bỏ ra để khảo sát, chuẩn bị đầu tư dự án, các tập đoàn có trách nhiệm xử lý theo quy định.

“Bộ Công Thương xin ý kiến Thường trực Chính phủ việc loại bỏ các dự án điện than không còn phù hợp nêu trên nhằm đáp ứng cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26”, văn bản của Bộ Công Thương nêu.

Cũng tại văn bản này, Bộ Công Thương cho biết đã tính toán 3 kịch bản phụ tải, phát triển nguồn điện. Trong đó, ở kịch bản phụ tải cơ sở, tổng công suất các nhà máy điện đạt gần 121.000 MW vào 2030 và đạt 284.000 MW vào 2045. Ở phương án này, nhiệt điện than sẽ đạt gần 37.467 MW, chiếm 31% vào 2030 và giữ nguyên công suất tới 2045, nhưng khi ấy chỉ chiếm tỷ lệ 13,2%.

Với kịch bản phục tải cao, tổng công suất các nhà máy điện dự kiến đạt hơn 134.700 MW vào 2030 và đạt 387.875 MW vào 2040. Trong đó, nhiệt điện than là 37.467 MW, chiếm 27,8% vào 2030 và giữ nguyên cho tới 2045 nhưng khi ấy chỉ chiếm 9,7%.

Ngoài ra, ở kịch bản phụ tải cao phục vụ điều hành, Bộ Công Thương dự kiến tổng công suất các nhà máy điện đạt 145.930 MW vào 2030, trong đó nhiệt điện than chiếm 25,7% vào 2030 và chiếm 9,7% vào 2045. Theo đó, dự thảo quy hoạch điện VIII dự kiến bù đắp 14.000 MW điện khí LNG trong giai đoạn 2030-2045 và tập trung phát triển mạnh điện gió, để bù đắp cho phần điện than được điều chỉnh giảm.

Chương trình ưu đãi đặc biệt: Mở tài khoản chứng khoán Phú Hưng Securities với Cố vấn đầu tư cao cấp, quản lý tài sản và ủy quyền đầu tư NGUYỄN VĂN HÙNG - ID:2206. Nhận ngay 20K tiền mặt. Chi tiết liên hệ hotline: 0905 889 188Mo tai khoan chung khoan Phu Hung Securities
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin mới nhất