Nội dung chính
Sự việc Acecook Việt Nam bị phản ánh trong mì Hảo Hảo có chứa chất cấm là bài học về giữ gìn thương hiệu tại thị trường nội địa, cũng như xuất khẩu.
Khi xảy ra vụ việc trên, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn đề nghị Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) xác minh, làm rõ thông tin phản ánh mì Hảo Hảo có chứa chất cấm và kịp thời thông tin tới người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng đề nghị Công ty cổ phần Acecook Việt Nam khẩn trương báo cáo về quy trình sản xuất, đồng thời làm rõ sự khác biệt giữa lô sản phẩm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đối với 2 sản phẩm trên để đánh giá sự xuất hiện của chất Ethylene Oxide.
Đặc biệt, Bộ Công Thương chỉ đạo các đơn vị chức năng rà soát toàn bộ danh mục sản phẩm do Công ty cổ phần Acecook Việt Nam hiện phân phối trong nước, kiểm tra xác minh, làm rõ quy trình sản xuất và xác định các vi phạm nếu có để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Tôi đánh giá các cơ quan chức năng của Việt Nam đã vào cuộc rất nhanh chóng và có trách nhiệm.
Lúc này, các cơ quan chức năng, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng cần hết sức bình tĩnh. Về phía nhà sản xuất cần nghiêm chỉnh thu hồi sản phẩm, ngừng ngay dây chuyền sản xuất nếu có dấu hiệu vi phạm an toàn thực phẩm.
Tự kiểm tra một cách khách quan và xem xét thấu đáo để sớm tìm nguyên nhân. Bởi sức khỏe của người dân là vấn đề quan trọng nhất.
Các cơ quan có trách nhiệm như tôi đã đề cập ở trên cần sớm kiểm tra và làm rõ, công khai minh bạch xem sai đúng đến đâu? Trách nhiệm thuộc về ai theo đúng quy định của pháp luật trong sản xuất kinh doanh. Người dân và doanh nghiệp luôn tin tưởng vào kết luận của các cơ quan chức năng.
Bên cạnh đó, người dân cũng cần bình tĩnh trong các phản ứng với các sản phẩm của doanh nghiệp, tiếp tục ủng hộ những sản phẩm đạt chất lượng vì đây là thương hiệu lớn được sản xuất để phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu.
Từ vụ việc trên cho thấy, các thương hiệu sản xuất thực phẩm khác cũng phải tự kiểm tra, xem xét lại quy trình sản xuất của mình, không được chủ quan.
Hiện Bộ Y tế có cho phép hậu kiểm các mặt hàng thực phẩm và đơn vị tự công bố chất lượng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hàng hóa của mình.
Tuy nhiên, không vì nhận được cơ chế thông thoáng trong sản xuất kinh doanh mà không làm tốt công tác quản trị doanh nghiệp của mình.
Sự việc của Acecook Việt Nam vừa xảy ra là một bài học về việc giữ gìn những thương hiệu sản xuất lớn đang có uy tín và sự phát triển mạnh mẽ trên thị trường nội địa Việt Nam cũng như xuất khẩu đi các nước.
Đế chế mì gói Acecook: Khởi đầu từ 1 tiệm bánh mì, vươn tầm quốc tế nhờ bước đệm ở Việt Nam, chiến lược nhắm vào “khẩu vị bản địa”
Từ một nhà máy bánh mì…
Năm 1948, nhà máy bánh mì Ryumon ở Sumiyoshi-ku, Osaka được khai trương, bắt đầu sản xuất và bán bánh mì. Đến năm 1954, họ thành lập Công ty TNHH Bánh kẹo Umeshin để bán bánh quy mềm.
Những năm sau chiến tranh, thị trường Nhật Bản xuất hiện loại mì dạng sợi được làm khô, có thể bảo quản lâu và chế biến nhanh so với mì truyền thống với giá thành rẻ hơn, loại sản phẩm đã đáp ứng ngay nhu cầu cấp thiết của người dân vì tính tiện lợi. Khả năng bảo quản lâu còn giải quyết tình trạng thiếu lương thực sau chiến tranh của Nhật Bản.
Nhận thấy đây là sản phẩm rất tiềm năng, công ty quyết định mở rộng thêm mảng mì ăn liền với sản phẩm đầu tay là Beijing Ramen vào năm 1959. Đến năm 1964, công ty đổi tên thành Acecook.
Giai đoạn kinh tế tăng trưởng thần kỳ của Nhật Bản đã thúc đẩy nhu cầu sản phẩm mì ăn liền tăng mạnh. Năm 1981, để đẩy mạnh khâu sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường, Acecook liên minh với tập đoàn Sanyo Foods – công ty có kinh nghiệm sản xuất mì gói và mì khô từ năm 1961, đã mở rộng sang thị trường Mỹ năm 1978.
Một số sản phẩm tại thị trường quốc tế của Acecook
Bước ngoặt ở Việt Nam và vươn tầm thế giới
Tuy nhiên, bước ngoặc lớn nhất của Acecook phải kể đến việc thâm nhập thị trường Việt Nam với liên doanh Vifon – Acecook.
Bắt đầu sản xuất từ năm 1995 với chỉ một dây chuyền duy nhất. Đến năm 2003, Acecook Việt Nam đã đồng loạt xuất khẩu sang các thị trường Úc, Mỹ, Nga, Đông Âu, Trung Quốc, châu Phi châu và các nước Đông Nam Á khác, mang về cho tập đoàn doanh thu 3 triệu USD.
Riêng thị trường Việt Nam, từ khi thành lập đến nay doanh số tăng liên tục mỗi năm, chiếm 60% thị phần nhiều năm sau đó.
Kể từ năm 2012, Acecook thâm nhập thị trường Myanmar. Ban đầu, họ dùng sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam nhằm giảm giá thành. Acecook đặt mục tiêu đưa mì của mình tiếp cận tới các gia đình bình dân ở thành thị với giá bán lẻ khoảng 250 kyat đến 300 kyat trong khi một số sản phẩm mì gói do Hàn Quốc sản xuất, có giá lên tới 800 kyat.
Acecook đã mở văn phòng chi nhánh Yangon vào tháng 4 năm 2014 và chính thức thành lập Công ty TNHH ACECOOK MYANMAR một năm sau đó.
Acecook nhận định Myanmar như một cơ sở xuất khẩu bổ sung, cung cấp cho các thị trường lân cận như Bangladesh. Nhà sản xuất này bắt đầu sản xuất mì ăn liền vào tháng 4 năm 2017 tại một nhà máy mới ở Đặc khu Kinh tế Thilawa thuộc ngoại ô Yangon, Myanmar. Cơ sở trị giá 20 triệu USD có năng lực sản xuất 300 triệu sản phẩm/năm.
Đến nay, Acecook đã có mặt tại 47 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, thành công nhất của tập đoàn vẫn ở thị trường Việt Nam. Trong suốt giai đoạn 2016 – 2019, doanh thu của công ty tăng trưởng đều đặn, đạt tới hơn 10.000 tỷ đồng vào năm 2019 với lãi ròng hơn 1.600 tỷ đồng.
Tính đến năm 2021, Việt Nam là thị trường tiêu thụ mì ăn liền lớn thứ ba toàn thế giới và vẫn có xu hướng tăng mạnh. Acecook hiện chiếm giữ hơn 50% thị phần mì ăn liền Việt Nam và đứng vị trí thứ 5 thị trường Nhật Bản.
Việt Nam là cơ sở xuất khẩu ra nước ngoài mạnh nhất của Acecook, xuất khẩu đến hơn 40 quốc gia trên thế giới, bao gồm Đông Nam Á, đánh chiếm những thị trường khó tính Châu Âu và Hoa Kỳ. Trong khi đó tại chính quốc, Acecook Nhật Bản xuất khẩu sang khoảng 20 quốc gia, bao gồm Hoa Kỳ, Hồng Kông và Đài Loan.
Nhà máy Acecook ở Myanmar
Chiến lược cạnh tranh nhắm vào khẩu vị bản địa
Ở Việt Nam, đối đầu trực tiếp Acecook là những đối thủ như Masan Consumer (thuộc Masan Group), Asia Foods,…Chưa kể đến gần 50 nhà sản xuất lớn nhỏ đang dần hiện diện.
Các nhà sản xuất này chiếm thị phần lớn trên thị trường mì ăn liền toàn cầu, điển hình như Nissin Food Holdings; Nestle SA; ITC Limited; Capital Food Pvt Ltd; Ajinomoto Co, Inc; Indofood Sukses Makmur Tbh; Aico Food Ltd; Samyang Corporation; Unilever PLC; Nongshim Co Ltd; Hebei Hualong Food Group và Master Kong. Trong đó có những đối thủ được chính phủ hỗ trợ đắc lực.
Để tạo đối trọng kinh doanh, Acecook luôn truyền đạt một triết lý kinh doanh là “Tinh thần Omoiyari” (Nghĩ cho người khác) – đặt lợi ích của người tiêu dùng và lợi ích cộng đồng trong mọi chiến lược kinh doanh.
Tổng giám đốc Acecook Việt Nam – ông Kajiwara Junichi cũng từng thể hiện triết lí đó: “Chúng tôi không chạy theo lợi nhuận, không giảm chất lượng sản phẩm mà luôn đặt tiêu chí an toàn và an tâm lên hàng đầu, chú trọng cải tiến công nghệ để mang lại sản phẩm chất lượng với giá thành hợp lý, ổn định cho người tiêu dùng”.
Acecook đã từng cụ thể hóa triết lý thành chiến lược “Công nghệ Nhật Bản – Hương vị địa phương”, nhắm đến việc thỏa mãn khẩu vị của dân bản địa.
Chiến lược nhắm đến khẩu vị đã giúp nhà sản xuất Nhật Bản dễ dàng thâm nhập và phát triển ở các vùng đất mới, nơi mà nhiều nhà sản xuất mì khác có xu hướng mang đến những hương vị nước ngoài như phiên bản ăn liền của súp tom yum nóng và chua của Thái Lan.
Acecook từng tự tin chiến lược đó sẽ dẫn đến doanh số 100 triệu phần ăn vào năm 2020 ở riêng tại Myanmar. Hiện tại, toàn hệ thống sản xuất và kinh doanh của Acecook bao gồm 6 nhà máy lớn Nhật Bản, 18 cơ sở ở Việt Nam và 2 ở Myanmar.