Trên thị trường thế giới, giá vàng tiếp tục tăng trong phiên giao dịch sáng nay nhờ đồng USD giảm sau khi dữ liệu cho thấy số đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ tăng vượt dự kiến vào tuần trước.
Nội dung chính
Giá vàng thế giới tiếp đà tăng
Giá vàng tăng 1% trong phiên giao dịch ngày thứ Năm (9/3) nhờ đồng USD giảm sau khi dữ liệu cho thấy số đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ tăng vượt dự kiến trong tuần trước, mang đến một số hy vọng cho các nhà đầu tư rằng những đợt tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ không mạnh như lo ngại.
Trong phiên giao dịch sáng ngày 10/3, giá vàng giao ngay tăng 0,06% lên 1.832,3 USD/ounce vào lúc 7h10 (giờ Việt Nam), theo kitco. Giá vàng giao tháng 4 cũng tăng 0,1% lên 1.836,35 USD.
Ông Bob Haberkorn, chiến lược gia thị trường cao cấp tại RJO Futures, cho biết vàng đã có một tuần khó khăn vì những gì ông Jerome Powell đã nói về việc tăng lãi suất, nhưng sự gia tăng đáng kể trong số đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ đã khiến vànggiao dịch cao hơn, cùng với đồng USD yếu hơn.
Theo đó, số lượng người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới đã tăng nhiều nhất trong 5 tháng vào tuần trước, nhưng xu hướng cơ bản vẫn nhất quán với thị trường lao động thắt chặt.
Đồng USD giảm so với các đồng tiền đối thủ, giúp vàng trở thành một khoản đặt cược hấp dẫn hơn. Tại thời điểm khảo sát, chỉ số USD Index, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền đối thủ trong rổ tiền tệ, giảm 0,38% xuống 105,233.
“Việc chúng ta có thể bắt đầu thấy sự sụt giảm về số lượng lao động đã khiến các nhà giao dịch vàng nghĩ rằng có thể Fed không thể tăng lãi suất nửa điểm cơ bản trong cuộc họp tiếp theo”, ôngHaberkorn nói thêm.
Số viêc làm phi nông nghiệp (NFP) của Mỹ dự kiến đượcc ông bố vào thứ Sáu (10/3) có thể giúp vàng tăng cao hơn, lên tới 1.850 USD.
Hôm 8/3, Chủ tịch Fed Jerome Powell một lần nữa khẳng định thông điệp của ông về việc tăng lãi suất cao hơn và có khả năng nhanh hơn, đồng thời nhấn mạnh rằng cuộc tranh luận vẫn đang diễn ra với quyết định dựa trên dữ liệu sẽ được ban hành trước cuộc họp chính sách của ngân hàng trung ương Mỹ trong hai tuần nữa.
“Nếu là một nhà đầu cơ giá lên, bạn đang kỳ vọng dữ liệu yếu hơn mong đợi của Mỹ trước cuộc họp của Uỷ ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC). Trong khi, nếu điều ngược lại diễn ra, giá vàng có thể thử lại mốc 1.788 USD và giá bạc là 19 USD”, ông Erik Bregar, giám đốc phòng quản lý rủi ro FX & Kim loại quý tại Silver Gold Bull Inc, nói tại Diễn đàn Thị trường Toàn cầu của Reuters.
Trên các thị trường kim loại quý khác, giá bạc giao ngay tăng 0,6% lên 20,12 USD/ounce, giá bạch kim tăng 0,8% lên 945,02 USD và giá palladium tăng 2,1% lên 1.401,53 USD.
Giá dầu giảm xuống mức thấp nhất trong 2 tuần vào ngày thứ Năm (09/3) do lo ngại ngày càng tăng rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể nâng lãi suất quá mạnh để kiếm soát lạm phát, điều này có thể gây ra suy thoái kinh tế và làm giảm nhu cầu dầu trong tương lai.
Fed sử dụng lãi suất cao hơn để giảm lạm phát. Tuy nhiên, lãi suất cao hơn làm tăng chi phí đi vay của người tiêu dùng, điều này có thể làm trì trệ nền kinh tế.
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Năm, hợp đồng dầu Brent lùi 1.07 USD (tương đương 1.3%) xuống 81.59 USD/thùng, mức đóng cửa thấp nhất kể từ ngày 22/02/2023.
Hợp đồng dầu WTI mất 94 xu (tương đương 1.2%) còn 75.72 USD/thùng, mức đóng cửa thấp nhất kể từ ngày 27/02/2023.
Cả 2 hợp đồng dầu đều giảm phiên thứ 3 liên tiếp với dầu WTI sụt 6% và dầu Brent giảm 5% trong thời gian này.
Số người Mỹ lần đầu nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp hồi tuần trước đã tăng nhiều nhất trong 5 tuần qua, nhưng xu hướng cơ bản vẫn nhất quán với một thị trường lao động thắt chặt.
Edward Moya, Chuyên gia phân tích thị trường cấp cao tại Oanda, nhận định: “Tăng trưởng giảm tốc tiếp tục gây áp lực lên giá dầu thô”.
Quan điểm diều hâu mới đây từ Fed đã khiến nhà đầu tư tìm hiểu xem chế độ lãi suất “cao hơn trong thời gian dài hơn” có thể ảnh hưởng như thế nào đến chứng khoán Mỹ khi một số nhà quan sát thị trường nói rằng sự kết hợp lợi suất trái phiếu cao và lạm phát cao báo hiệu không tốt cho thị trường chứng khoán.
Các hợp đồng dầu thô tương lai và chứng khoán trên Phố Wall đều khởi sắc vào sáng ngày thứ Năm do cho rằng dữ liệu về trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ có thể buộc Fed phải giảm tốc độ nâng lãi suất trong tương lai.
Chứng khoán Phố Wall lao dốc vào ngày thứ Năm với cả 3 chỉ số chính đỏ lửa khi nhà đầu tư lo ngại rằng báo cáo việc làm vào ngày thứ Sáu (10/3) có thể thúc đẩy Fed nâng lãi suất quyết liệt hơn.
Cũng hỗ trợ giá dầu vào đầu phiên ngày thứ Năm, TotalEnergies đã không thể giao hàng từ các nhà máy lọc dầu của Pháp vào ngày thứ Năm do đình công tiếp tục diễn ra, một ngày sau khi dữ liệu cho thấy dự trữ dầu thô tại Mỹ bất ngờ giảm trong tuần trước.
Chứng khoán Mỹ giảm điểm vào ngày thứ Năm (09/3) khi nhóm cổ phiếu ngân hàng và tài chính bị bán tháo, và nhà đầu tư chuẩn bị tiếp nhận báo cáo việc làm quan trọng của Mỹ công bố vào ngày thứ Sáu (10/3).
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Năm, chỉ số S&P 500 lùi 1.85% xuống 3,918.32 điểm, chỉ số Dow Jones mất 543.54 điểm (tương đương 1.66%) còn 32,254.86 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite rớt 2.05% xuống 11,338.35 điểm.
Đà giảm điểm trong ngày thứ Năm đã khiến Dow Jones rớt mốc trung bình động 200 ngày lần đầu tiên kể từ ngày 09/11/2022. Từ đầu tuần và từ đầu năm đến nay, Dow Jones lần lượt giảm 3.4% và 2.7%. Cả S&P 500 và Nasdaq Composite lần lượt tăng 2.05% và 8.33% trong năm 2023, nhưng vẫn đang ghi nhận mức giảm từ 3% trở lên trong tuần này.
Cổ phiếu SVB Financial bốc hơi 60% sau khi thông báo bán cổ phần trị giá 1.75 tỷ USD và kéo theo các cổ phiếu ngân hàng khu vực khác cũng lao dốc. Cổ phiếu Silvergate sụt hơn 42% do thông tin công ty sẽ ngừng hoạt động.
Đà sụt giảm này đã khiến lĩnh vực tài chính thuộc S&P 500 giảm 4.1%, chứng kiến phiên tồi tệ nhất kể từ tháng 6/2020. Cổ phiếu các tổ chức tài chính hàng đầu Bank of America và Wells Fargo cũng bị ảnh hưởng, đều giảm hơn 6%.
Dường như không có dữ liệu nào cho thấy Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nên ngừng nâng lãi suất, nhiều nhà đầu tư đang bán tháo trước khi công bố báo cáo việc làm để giảm rủi ro, và đang tìm kiếm giá trị ở các tài sản ít rủi ro hơn như trái phiếu mang lại lợi suất hấp dẫn.
Nhà đầu tư nhận được nhiều thông tin hơn về tình trạng thị trường lao động trước báo cáo việc làm ngày thứ Sáu. Theo đó, số người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần kết thúc ngày 04/3/2023 tăng mạnh hơn dự báo, báo hiệu rằng thị trường lao động có thể bắt đầu chững lại. Nhìn lại, báo cáo việc làm khu vực tư nhân của ADP và dữ liệu Khảo sát cơ hội việc làm và luân chuyển lao động (JOLTS) vào ngày 08/3 cho thấy một nền kinh tế có khả năng phục hồi, làm gia tăng lo ngại rằng Fed cần nâng lãi suất mạnh hơn để làm chậm nền kinh tế.
Chứng khoán Mỹ lao dốc trong ngày thứ Năm, một ngày sau khi ông Powell nhắc lại thông điệp cảnh báo cảu mình với các nhà lập pháp rằng ngân hàng trung ương có thể nâng lãi suất cao hơn dự báo trước đó. Trong khi Chủ tịch Fed nhấn mạnh rằng không có quyết định nào được đưa ra liên quan đến cuộc họp chính sách tháng 3, nhà đầu tư đang chuẩn bị cho một đợt nâng lãi suất mạnh hơn kỳ vọng sau một loạt dữ liệu kinh tế mạnh mẽ trong những tuần gần đây.