Thứ sáu, Tháng mười một 29, 2024
Mở tài khoản chứng khoán Phú Hưng với Cố vấn đầu tư cao cấp, quản lý tài sản và ủy quyền đầu tư. ID:2206
Trang chủKinh TếSiết nguồn cung năng lượng từ Nga: Mỹ lo lạm phát cao,...

Siết nguồn cung năng lượng từ Nga: Mỹ lo lạm phát cao, châu Âu lo chết cóng

Mo tai khoan chung khoan Phú Hưng Securities, ID:2206

Sau khi xung đột tại Ukraine bùng nổ, Phương Tây đang nỗ lực từ bỏ tất cả những gì có liên quan đến Nga. Dầu mỏ và khí đốt có vẻ là những món hàng khó “cai nghiện” nhất.

Siết nguồn cung năng lượng Nga: Mỹ lo lạm phát cao, châu Âu lo chết cóng - Ảnh 1.

Thi công đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2. (Ảnh: Reuters).

Tại Mỹ, các nghị sĩ Đảng Dân chủ cũng như Cộng hòa đã kêu gọi chính phủ cấm nhập khẩu dầu từ Nga khi cuộc xung đột tại Ukraine vẫn chưa có hồi kết. Mặc dù vậy, Tổng thống Joe Biden vẫn chỉ đang xem xét chứ chưa đưa ra quyết định cuối cùng.

Các lệnh trừng phạt hà khắc mà Phương Tây áp lên Nga vẫn chừa lại đường để Nga bán dầu và khí đốt.

Đức và nhiều nước châu Âu khác cũng chưa muốn dừng dòng chảy năng lượng từ Nga. Hôm 3/3, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck phát biểu trước báo giới: “Tôi không ủng hộ lệnh cấm nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch từ Nga. Thậm chí tôi sẽ phản đối, vì chúng ta làm vậy là đe dọa sự bình yên của xã hội cả nước”.

Tuy nhiên, với Mỹ và châu Âu, dừng nhập năng lượng từ Nga mang những ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Mỹ hiện nay chỉ nhập khoảng 5% nhu cầu dầu từ Nga nên lệnh cấm vận sẽ dẫn tới giá nhiên liệu cao và gia tăng áp lực lạm phát.

Với các quốc gia phụ thuộc nặng nề vào năng lượng của Nga như Đức, Giáo sư Adam Pankratz tại Đại học British Columbia cảnh báo: “Kịch bản đáng sợ nhất là nhiều người sẽ chết vì không thể sưởi ấm căn nhà của mình”.

“Nhiều người Đức sẽ lạnh cóng, có thể sẽ mất mạng”, Giáo sư Pankratz trả lời phỏng vấn tạp chí Fortune.

Kịch bản u ám này đang ngày càng trở nên hiện hữu. Trong khi châu Âu chưa dám cấm vận năng lượng từ Nga thì Nga đã chủ động cắt giảm nguồn cung.

Hôm cuối tuần 6/3, hãng tin RT của nhà nước Nga thông báo đường ống Yamal chuyên chở khí đốt từ Nga sang Đức trên đất liền đã tạm dừng hoạt động vô thời hạn. Đường ống này chiếm khoảng 40% lượng khí đốt từ Nga sang châu Âu, ngoài ra Nga còn sử dụng đường ống Dòng chảy Phương Bắc 1 qua Biển Baltic.

RT nói thêm: “Giá năng lượng tại một số nước châu Âu đã lên cao chưa từng thấy sau khi EU áp lệnh trừng phạt lên Nga”, đồng thời cảnh báo “giá khí đốt ở châu Âu có khả năng sẽ còn tăng vọt”.

Vị thế an toàn của Mỹ

Nga là nước sản xuất dầu số 3 thế giới và là nhà xuất khẩu dầu lớn nhất hành tinh. Mỗi ngày, Nga bán ra nước ngoài 5 triệu thùng dầu, tương đương 12% tổng lượng dầu giao dịch toàn cầu. Mỗi quý, Nga xuất khẩu khoảng 100 triệu tấn dầu thô và chế phẩm từ dầu, như thể hiện trong biểu đồ dưới đây. Trong ba quý đầu năm 2021, Nga thu 50 tỷ USD từ bán dầu.

Siết nguồn cung năng lượng Nga: Mỹ lo lạm phát cao, châu Âu lo chết cóng - Ảnh 3.

Khoảng 60% dầu của Nga được bán sang châu Âu và khoảng 20% sang Trung Quốc. Theo số liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), đất nước cờ hoa nhập 670.000 thùng dầu thô và chế phẩm dầu mỏ từ Nga mỗi ngày, tương đương 5% tổng lượng dầu mà Mỹ nhập khẩu.

Tuy số nhập từ Nga là rất nhỏ nhưng công chúng đang ngày càng lớn tiếng đòi cấm vận dầu của Nga. Các nghị sĩ thuộc cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa trong Ủy ban Năng lượng Thượng viện đã công bố đề xuất chấm dứt nhập khẩu dầu thô và khí tự nhiên hóa lỏng của Nga.

Thượng nghị sĩ Joe Manchin của bang West Virginia nói với các phóng viên: “Chúng ta phải dừng ngay việc mua 600.000 thùng dầu Nga mỗi ngày. Không ai biết về chuyện này cả, không ai để ý hết”.

Siết nguồn cung năng lượng Nga: Mỹ lo lạm phát cao, châu Âu lo chết cóng - Ảnh 4.

Lạm phát tại Mỹ hiện ở mức cao nhất 40 năm.

Nếu dầu của Nga bị cấm vận, Mỹ cũng không thiếu dầu vì bản thân Mỹ có năng lực sản xuất lớn, đồng thời có thể tìm nguồn cung thay thế Nga.

Vấn đề thực sự lúc này là nếu tất cả quốc gia đều dừng nhập khẩu dầu từ Nga thì nguồn cung sẽ suy giảm đáng kể và giá dầu sẽ nhảy vọt. Áp lực lạm phát sẽ mạnh lên, chi phí sưởi ấm và nhiên liệu giao thông ở Phương Tây sẽ tăng sốc.

Do lo ngại giá nhiên liệu lên cao, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki ngày 2/3 đã nói trên đài CNN rằng ông Biden “không muốn làm náo loạn thị trường dầu thế giới, cũng không muốn người Mỹ phải chịu giá năng lượng cao hơn”.

Ngày 7/3, giá xăng trung bình tại Mỹ đã vượt mốc 4 USD/gallon (tương đương 1,06 USD/lít như thể hiện trong biểu đồ bên dưới). Đây là mức giá cao nhất của Mỹ kể từ năm 2008. Riêng tại bang California, giá xăng đã vượt 5 USD/gallon.

Siết nguồn cung năng lượng Nga: Mỹ lo lạm phát cao, châu Âu lo chết cóng - Ảnh 5.

Nỗi đau của châu Âu

Câu chuyện ở châu Âu lại hoàn toàn khác với câu chuyện của Mỹ. Mùa đông đang dần kết thúc và nhu cầu sưởi ấm không còn quá lớn, nhưng các nước Tây Âu vẫn chưa muốn chấm dứt nhập năng lượng từ Nga.

Hai ngân hàng lớn của Nga là Sberbank và Gazprombank không bị cắt đứt khỏi hệ thống liên lạc tài chính SWIFT do hai nhà băng này đóng vai trò chính trong xử lý giao dịch dầu và khí đốt.

Châu Âu hiểu rõ việc cần phải dừng phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch từ Nga nhưng không thể tìm được giải pháp khả thi nào trong ngắn hạn. Việc phát triển các nguồn năng lượng thay thế như điện gió, điện mặt trời, … phải mất hàng chục năm nữa mới hoàn thiện. Chuyển khí hóa lỏng từ Mỹ sang thì quá tốn kém.

“Đối với châu Âu, tình hình gay go hơn rất nhiều”, Giáo sư Pankratz nói, ông cho rằng châu lục này “phụ thuộc vào năng lượng từ Nga nhiều tới nỗi khó có thể làm gì mạnh tay được”.

Đức – đầu tàu kinh tế của Châu Âu – cũng là một trong những nước phụ thuốc nặng nề vào năng lượng nhập khẩu từ Nga, như thể hiện trong thống kê dưới đây. Hungary, Slovakia, Latvia cũng là những nước khó sống nếu thiếu dầu mỏ và khí đốt từ Nga.

Siết nguồn cung năng lượng từ Nga: Mỹ lo lạm phát cao, châu Âu lo chết cóng - Ảnh 6.

Tự cấm vận

Ngày 6/3, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết Mỹ và các đồng minh ở châu Âu đang thảo luận việc cấm vận dầu mỏ của Nga. Nhà Trắng cũng đang thảo luận với các ủy ban quan trọng tại Quốc hội Mỹ trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Nguồn tin của Reuters cho biết châu Âu đang ngày càng cởi mở với ý tưởng dừng mua năng lượng của Nga. Sau khi thông tin được công bố, giá dầu thô Brent sáng 7/3 vượt 130 USD/thùng, có lúc lên tới 139 USD/thùng.

Siết nguồn cung năng lượng Nga: Mỹ lo lạm phát cao, châu Âu lo chết cóng - Ảnh 7.

Tuy lệnh cấm vận vẫn chưa chính thức được ban hành nhưng nhiều doanh nghiệp tư nhân đã từ chối tham gia mua bán dầu và khí đốt của Nga do lo ngại những thay đổi đột ngột của chính sách.

Nga đã hạ giá dầu xuống mức thấp hơn 18-20 USD/thùng so với thị trường nhưng vẫn ế ẩm do các tập đoàn năng lượng, vận tải, ngân hàng, bảo hiểm, … không muốn bị mang tiếng là tài trợ cho cuộc chiến của Nga ở Ukraine.

Khi đại gia dầu khí Shell mua 100.000 tấn dầu Urals của Nga hôm 4/3, dư luận đã chỉ trích rất mạnh mẽ. Ngoại trưởng Ukraine viết trên Twitter: “Tôi chỉ muốn hỏi Shell một câu: Dầu của Nga có mùi máu của nhân dân Ukraine không?”

Shell đã phải nhanh chóng đăng thông cáo giải thích rằng tập đoàn này biết công chúng sẽ phản ứng gay gắt nhưng vẫn phải mua dầu của Nga do chưa thể tìm được nguồn thay thế và không muốn hoạt động ở các nhà máy lọc dầu bị gián đoạn.

Thông cáo của Shell đã cho thấy thế khó của nhiều doanh nghiệp và quốc gia: Không thích mua dầu khí của Nga, nhưng đôi khi không còn lựa chọn nào tốt hơn.

Chương trình ưu đãi đặc biệt: Mở tài khoản chứng khoán Phú Hưng Securities với Cố vấn đầu tư cao cấp, quản lý tài sản và ủy quyền đầu tư NGUYỄN VĂN HÙNG - ID:2206. Nhận ngay 20K tiền mặt. Chi tiết liên hệ hotline: 0905 889 188Mo tai khoan chung khoan Phu Hung Securities
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin mới nhất