Thứ sáu, Tháng mười một 29, 2024
Mở tài khoản chứng khoán Phú Hưng với Cố vấn đầu tư cao cấp, quản lý tài sản và ủy quyền đầu tư. ID:2206
Trang chủKinh TếGian lận tài chính: Bài học từ JVC

Gian lận tài chính: Bài học từ JVC

Mo tai khoan chung khoan Phú Hưng Securities, ID:2206

Phòng bệnh sẽ dễ dàng hơn việc chữa bệnh, cũng giống như tránh những rủi ro dễ dàng hơn là xử lý chúng. “Cần phải hiểu công ty mà bạn đang sở hữu”, đó là bài học sâu sắc của các nhà đầu tư thành công. Bài viết mượn câu chuyện cổ phiếu JVC để chia sẻ về những dấu hiệu bất thường, có thể là khởi nguồn cho những gian lận tài chính được “ủ giấu” từ nội bộ.

Mọi lý thuyết đầu tư chỉ đo được một nửa

Lý thuyết Dow (cha đẻ là Charles H.Dow) là nền tảng để triển khai các công cụ phân tích kỹ thuật cho rằng, thị trường có tính hiệu quả nghĩa là thị giá phản ứng với toàn bộ thông tin hiện có. Lý thuyết này khá tương đồng với lý thuyết thị trường hiệu quả ở dạng vừa (semi – strong form) nói rằng, giá chứng khoán đã chịu tác động đầy đủ của thông tin công bố trong quá khứ cũng như thông tin vừa công bố xong; đối với thị trường hiệu quả ở dạng mạnh, giá chứng khoán sẽ phản ánh luôn cả các thông tin nội gián bên trong.

Tuy nhiên, lý thuyết hiệu quả lại khẳng định là không thể kiếm được lợi nhuận bằng cách căn cứ vào những thông tin đã biết, hay những hình thái biến động của giá cả trong quá khứ. Tùy độ mạnh yếu của thị trường mà nhà giao dịch sẽ lựa chọn các công cụ “nhạy cảm” với hành động của giá, để từ đó phát hiện ra các thông tin chưa được công bố rộng rãi nhằm mua vào sớm trước khi giá cổ phiếu diễn biến tăng hoặc bán ra trước khi có tin xấu, tức công cụ phát triển nhằm hạn chế sự bất cân xứng thông tin và kiếm lợi nhuận từ diễn biến của đà và xu hướng.

Nhiều người ví von rằng, nếu không có TTCK thì có lẽ cũng sẽ không tồn tại hai lý thuyết trên. Các doanh nghiệp kinh doanh tốt tiếp tục tăng trưởng sẽ mang lại sự thịnh vượng cho các cổ đông mà không cần TTCK. Warren Buffett sẽ toại nguyện với mong muốn “làm kẻ đi thang thang trên phố nếu thị trường thực sự hiệu quả”. Trên thực tế, TTCK ở các quốc gia phát triển rất hiệu quả nhưng giữa tính hiệu quả cao trong hầu hết các khoảng thời gian và hoàn toàn hiệu quả khác nhau như ngày và đêm.

Ðiều này tương tự đối với giá cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán. Các lý thuyết “cào bằng” về tính sẵn có của thông tin cũng như “chuyên môn” của tất cả các nhà đầu tư, cũng khác nhau như ngày và đêm vậy.

Có một thực tế là khi thị trường càng phát triển nhiều công cụ, độ “tinh vi” trong các gian lận cũng ngày càng tăng dần và qua mặt các nhà đầu tư trong một khoảng thời gian rất dài. Ðiều này đa phần là những kế hoạch được xây dựng bài bản, có tính chủ đích từ trước nhằm che đậy những điều tiêu cực và đạt được nhiều lợi ích. TTCK Việt Nam vốn đang được phân hạng vào dạng thị trường sơ khai, nhưng nhìn lại câu chuyện tại Công ty cổ phần Thiết bị Y tế Việt Nhật (JVC) cũng sẽ thấy vài bài học cách nhận diện một gian lận tài chính.

Bài học đầu tư nhìn từ gian lận tài chính tại JVC

Tổng tài sản giảm từ 1.600 tỷ đồng còn hơn 700 tỷ đồng đồng, lỗ lũy kế hơn 1.000 tỷ đồng tính tới cuối năm 2018. Nhìn lại một chặng đường gian nan của Công ty thì thấy, giá cổ phiếu đã phản ánh những điều tiêu cực trong hoạt động của Công ty “sau” hàng loạt sự kiện. Thị trường khá hiệu quả, nhưng cái giá phải trả cho cổ đông JVC là quá lớn.

Gian lận tài chính: Bài học từ JVC - Ảnh 1. Các hệ số tỷ suất sinh lời chính của Công ty giai đoạn trước khi sụp đổ.

Không chỉ nhà đầu tư, nếu nhìn diễn biến giá thị trường trong giai đoạn này dễ thấy, các trader cũng bị thiệt hại “không phanh” khi JVC sàn liên tục và không thể bán được. Sau tất cả, trường hợp này được phân loại vào dạng thua lỗ vĩnh viễn và không biết khi nào tình hình Công ty mới cải thiện được khi tới giờ này vẫn còn các vụ kiện cáo của các cổ đông.

Trong năm 2015, JVC đã xuất hiện nhiều dấu hiệu lạ như chậm nộp Báo cáo tài chính, Công ty sử dụng vốn phát hành cho cổ đông sai mục đích và nổi bật là khoản tiền mặt hơn 465 tỷ đồng, phải thu thương mại tăng mạnh từ hơn 400 tỷ lên hơn 615 tỷ đồng không có thuyết minh cụ thể. Một nhà đầu tư cá nhân bình thường cũng có thể nhìn ra sự bất hợp lý giữa các khoản mục này:

+ Công ty sử dụng vốn sai mục đích để đóng thuế và trả nợ ngân hàng, tức là việc phát hành cho cổ đông nhằm mục đích bù đắp những nghĩa vụ trước đó không được công khai.

+ Thông thường các khoản tiền trong doanh nghiệp đều sẽ được sắp xếp cho các mục đích kinh tế trong tương lai, nếu tiền từ hoạt động kinh doanh dồi dào thường sẽ ở dưới dạng tiền gửi ngắn hạn trong Ngân hàng. Với số dư tiền mặt khổng lồ như vậy việc kiểm đếm, bảo quản và rủi ro có thể sẽ rất lớn, vậy tại sao lại có sự việc này?

Bản chất sự việc và cách thức thực hiện bên trong chỉ có Ban lãnh đạo là người hiểu nhất. Trong quá trình che lấp, chắp vá Báo cáo tài chính của mình, kiểm toán có xác nhận về hàng loạt giao dịch chui giữa JVC và các công ty liên quan mà chưa được HÐQT hay đại hội đồng cổ đông thông qua. JVC đã thực hiện các giao dịch bảo lãnh, bán hàng, mua hàng, tạm ứng, thanh toán hộ và đầu tư góp vốn vào các dự án liên kết thiết bị y tế.

Gian lận tài chính: Bài học từ JVC - Ảnh 2. Dòng tiền mặt tại JVC.

Nhược điểm của Bảng cân đối kế toán là một tấm ảnh chụp thời điểm ghi nhận, nên bằng các thủ thuật tài chính, Công ty có thể làm đẹp số liệu dễ dàng. Khoản tiền phát hành cho cổ đông đã được sử dụng hết cho các nghĩa vụ phát sinh trong quá khứ, cần có một khoản tiền khác bù đắp vào, tất nhiên là Công ty sẽ không thể phát hành thêm, nếu vay nợ trực tiếp từ Ngân hàng thì cũng bị “lộ”, nên JVC “đi” thông qua các công ty “không liên quan” để bảo lãnh các công ty này vay vốn Ngân hàng. Tài sản đảm bảo có thể chính là cổ phiếu của JVC được tài trợ bởi một bên thứ ba khác.

Hợp đồng kinh tế lập ra để làm cơ sở giải ngân cũng không phải là việc khó, khi thành lập thêm các bên thứ tư, thứ năm… Các đối tượng này được gọi chung là SPE (đối tượng có mục đích đặc biệt). Khoản tiền này sau khi được sử dụng cho mục đích che giấu lỗ sẽ được trả lại cho ngân hàng ngay khi chốt sổ sách.

Năm 2016 tất cả các khoản lỗ được dồn vào trong chi phí trích lập dự phòng phải thu khó đòi và dự phòng vào việc đầu tư vào hợp đồng liên kết hơn 1.125 tỷ đồng. Nếu đợi mọi việc sáng tỏ thì mất mát của nhà đầu tư là không thể cứu vãn. Vậy có những dấu hiệu nhận biết thủ thuật nào để nhà đầu tư có thể tránh được những tình huống tương tự?

Các dấu hiệu mạnh mẽ nhất có thể đặt dấu chấm hỏi là:

+ Công ty thay đổi niên độ kế toán mà không rõ lý do. Tại JVC, Công ty đã thay đổi theo năm tài chính thông thường chuyển sang niên độ từ 1/4 tới 31/3.

+ Công ty thay đổi chính sách kế toán, ghi nhận doanh thu theo hướng tích cực, dễ dàng hơn, kéo giãn chi phí một cách chậm chạp hơn.

+ Xuất hiện các khoản mục có số dư tăng mạnh mà không có giải trình, đôi khi tiền mặt cũng không còn là tiền “thật” nữa.

+ Giao dịch giữa các bên liên quan ngày càng tăng.

Nếu đơn thuần nhìn vào hệ số sinh lời này, nhà đầu tư sẽ dễ “khao khát” sở hữu cổ phiếu JVC với biên lợi nhuận ròng đạt quanh 20%. Tuy nhiên, đi kèm với những khoản lợi nhuận kế toán này thì ở trong “két sắt” và tài khoản Ngân hàng của Công ty hiếm khi có tiền (loại trừ năm 2014 do đợt phát hành cổ phiếu mới) – xem bảng.

Trên thực tế, nếu đơn thuần nhìn hai đồ thị phía trên vẫn chưa thể ra kết luận cổ phiếu JVC có vấn đề gì lớn trong giai đoạn 2009 -2014, hai biến số chính yếu thể hiện việc hoạt động của Công ty có vấn đề nằm ở chính sách bán hàng và lưu kho:

Chắc chắn sẽ có rất ít công ty mạnh dạn bán cho thiếu cho khách hàng gần 1 năm, với doanh thu một năm khoảng 500 -700 tỷ đồng, nhưng hàng tồn kho hầu như không luân chuyển trong năm 2013. Với chính sách quản lý có vấn đề như vậy cũng hiếm nhà đầu tư giá trị nào can đảm nắm giữ cổ phiếu này cho tới năm 2015 khi khoản lỗ dồn tích lại lên tới hơn 1.300 tỷ đồng.

Khả năng hàng nghìn nghiệp vụ, giấy tờ không có bản chất kinh tế thật đã được tạo ra nhằm các mục đích sau:

+ Ghi nhận doanh thu ảo nhờ bán sang các đối tượng liên quan, hoặc không thực sự có nhu cầu với các giấy tờ khống được lập lên. Bằng chứng là doanh thu, lợi nhuận tốt nhưng dòng tiền không có, đều phải thế chấp hàng hóa để vay nợ ngắn hạn đáp ứng vốn lưu động, sau đó tiếp tục lại vòng lẩn quẩn này để gia tăng doanh thu và lợi nhuận ảo.

+ Tài trợ cho các công ty liên quan nhằm mục tiêu rút ruột. Các công ty liên quan ở đây được hiểu là liên quan về mặt “con người” chứ chưa hẳn là các mối liên quan theo sở hữu hoặc tính pháp lý. Bằng chứng là các hợp đồng hợp tác kinh doanh, tài trợ, bảo lãnh của JVC cho các đối tượng này.

Trong giai đoạn này giá cổ phiếu vẫn tăng từ quanh 6.000 đồng lên 25.000 đồng, những nhà giao dịch đang “cưỡi trên lưng cọp” mà không hề hay biết. Câu hỏi đặt ra là giá cổ phiếu trên sàn có phản ánh chính xác những gì đang diễn ra trong doanh nghiệp giai đoạn này?

Ðể hạn chế gặp phải những trường hợp như vậy nhà đầu tư cần làm tốt hai việc sau:

1. Xét tình hình toàn diện của Công ty trong một khoảng thời gian dài;

2. Luôn theo dõi, đặt câu hỏi và nhạy cảm về những thay đổi trong chính sách kế toán của Công ty, rủi ro thường nằm ở Bảng cân đối và các nghĩa vụ ngoại bảng của Công ty.

Cuối cùng, phòng bệnh sẽ dễ dàng hơn việc chữa bệnh, cũng giống như tránh những rủi ro dễ dàng hơn là xử lý chúng. Theo chúng tôi, một thị trường hiệu quả dạng mạnh thì đó không phải là thị trường mà phản ánh tất cả các thông tin nội gián một cách tức thời, mà là một thị trường với nhiều nhà đầu tư cá nhân có trình độ, chuyên môn cao, biết nhìn nhận và tự bảo vệ mình trước những chiêu trò tiêu cực của doanh nghiệp.

Các nhà đầu tư huyền thoại đúc kết một bài học rất sâu sắc qua nhiều năm đầu tư “Know what you own – Bạn phải hiểu Công ty mà bạn đang sở hữu”. Mất mát là bài học, là lời nhắc nhở về tính trách nhiệm của các bên liên quan, từ đó góp phần xây dựng một môi trường đầu tư “sạch” hơn.

Chương trình ưu đãi đặc biệt: Mở tài khoản chứng khoán Phú Hưng Securities với Cố vấn đầu tư cao cấp, quản lý tài sản và ủy quyền đầu tư NGUYỄN VĂN HÙNG - ID:2206. Nhận ngay 20K tiền mặt. Chi tiết liên hệ hotline: 0905 889 188Mo tai khoan chung khoan Phu Hung Securities
Hung.MBA
Hung.MBAhttps://mbaz.net
Mình là Hung.MBA, tốt nghiệp MBA của RMIT Việt Nam. Đây là Blog cá nhân của mình. Là một doanh nhân người Việt, hiện đang đương nhiệm vai trò: CEO của HSMA | Mentor cho VinaDomain | Co-Founder của Lelp.net. >>> Tự nhận thấy: - Yêu màu hồng, ghét sự giả dối. - Thích màu tím thủy chung, ghét sự cô đơn. - Sống nội tâm, hay khóc thầm và yêu bóng tối. - Thích thể thao, đam mê công nghệ. - Thích linh tinh thì làm marketing.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin mới nhất