Thứ sáu, Tháng mười một 29, 2024
Mở tài khoản chứng khoán Phú Hưng với Cố vấn đầu tư cao cấp, quản lý tài sản và ủy quyền đầu tư. ID:2206
Trang chủKinh TếThông tư 02 có phải là "tấm màn che" nợ xấu?

Thông tư 02 có phải là “tấm màn che” nợ xấu?

Mo tai khoan chung khoan Phú Hưng Securities, ID:2206

Tình hình kinh tế khó khăn cả trong và ngoài nước đã và đang gây áp lực không nhỏ đến khả năng thanh toán nợ của các doanh nghiệp. Hệ quả là, nợ xấu đang có xu hướng gia tăng toàn ngành ngân hàng.

Theo dữ liệu Wigroup, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng đang tăng nhanh, lên trên ngưỡng 3%, trong khi tỷ lệ bao phủ nợ xấu lại có xu hướng giảm xuống dưới 100% thay vì luôn ở trên 100% như trước đây. Điều này cho thấy, các ngân hàng cũng không còn nhiều “của để dành” để trích lập dự phòng cũng như ưu tiên hơn cho lợi nhuận hơn khi chỉ số có dấu hiệu sụt giảm.

 

Tuy nhiên, đây chỉ mới là con số công bố và chúng ta còn chưa xét tới việc Thông tư 02 về việc giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp sẽ hết hiệu lực vào tháng 6/2024. Lúc đó nhiều khả năng tỷ lệ nợ xấu trong toàn hệ thống có thể tăng đột biến bởi các khoản nợ sẽ bắt đầu nhảy nhóm khi thông tư này hết hiệu lực.

Điều này có thể gây ra một cú sốc tâm lý với nhà đầu tư và người dân, tạo rủi ro tiềm ẩn cho hệ thống ngân hàng khi nhà đầu tư rơi vào tâm lý lo lắng và bán tháo cổ phiếu ngân hàng.

“Việc che giấu các yếu kém nội tại có thể tích lũy rủi ro khiến quá trình xử lý khó khăn hơn khi vấn đề ngày một nghiêm trọng hơn và không thể dự báo trước”, Cựu chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Ben Bernanky từng nhận định.  

Cách chúng ta đang xử lý nợ xấu hiện tại giống như việc “làm mát” một động cơ đang quá nóng bằng cách tắt đồng hồ đo nhiệt độ của nó vậy. Điều này giúp cho chúng ta có cảm giác là động cơ không còn nóng nữa, vì không biết nhiệt độ của nó là bao nhiêu, nhưng thực tế thì nó vẫn nóng và ngày càng nóng hơn. Đến một lúc nào đó động cơ không chịu đựng nhiệt độ sẽ gây ra một sự đổ vỡ.

Chính vì thế, thay vì chạy theo các thành tích ảo và cố gắng che đi những rủi ro tiềm ẩn, chúng ta nên nhìn thẳng vào vấn đề và tìm cách xử lý những nguyên nhân cốt lõi gây ra vấn đề hơn là thực thi chính sách “giấu bụi vào thảm”.

NHNN cần cân nhắc kỹ lưỡng trong việc có gia hạn Thông tư 02 hay không? Cũng như, minh bạch các con số về nợ xấu ngân hàng để nhà đầu tư có kỳ vọng hợp lý vào tình hình của hệ thống ngân hàng hiện tại, tránh việc tạo ra những cú sốc tâm lý gây tác động xấu đến hệ thống. Đồng thời, nên tập trung vào xử lý nợ xấu một cách đúng nghĩa chứ không phải là che đi con số thực tế.

Để giải quyết nợ xấu, có hai vấn đề cần quan tâm là: Dòng tiền trả nợ của doanh nghiệp và thanh lý tài sản đảm bảo.

Thứ nhất, để xử lý dòng tiền để doanh nghiệp có thể trả nợ thì các biện pháp kích thích kinh tế, kích cầu là yếu tố quan trọng nhất. Khi doanh nghiệp có đơn hàng, hợp đồng, hoạt động kinh doanh bình thường trở lại thì tất nhiên nguồn tiền trả nợ cũng sẽ trở lại. Tuy nhiên việc kích cầu cần phải có các chính sách mạnh mẽ hơn nữa như giảm thuế VAT, thu nhập cá nhân ở mức đủ lớn nhằm kích thích nhu cầu tiêu dùng nội địa.

Thứ hai là việc thanh lý tài sản đảm bảo. Hiện, hơn 90% tài sản đảm bảo của ngân hàng là bất động sản. Chính vì thế, thị trường bất động sản đóng băng cũng sẽ gây không ít khó khăn trong việc xử lý nợ xấu của các ngân hàng.

Vì vậy, để xử lý nợ xấu một cách gián tiếp, cần có các chính sách để hỗ trợ và giúp khơi thông nguồn vốn ở thị trường này, kèm theo đó là cần thay đổi các quy định về phát mãi tài sản đảm bảo theo hướng tinh gọn và rút ngắn thời gian hơn so với hiện tại. Điều này giúp ngân hàng xử lý nợ xấu nhanh hơn và khơi thông nguồn vốn tồn đọng từ các nợ xấu này.

Kịch bản hiện tại của các ngân hàng thương mại cũng tương tự so với giai đoạn 2009 – 2011, khi tỷ lệ nợ xấu tăng cao và buộc NHNN phải thành lập Công ty Quản lý tài sản (VAMC) để chuyển nợ xấu từ các ngân hàng qua và xử lý dần và cho đến nay lượng nợ xấu này cũng chưa thể xử lý hết.

Nếu như sắp tới chúng ta cũng lại phải lập thêm một VAMC nữa thì câu chuyện sẽ phức tạp hơn rất nhiều và danh sách các ngân hàng yếu kém cần được tái cơ cấu sẽ tăng lên như kịch bản giai đoạn trước. 

Bên cạnh đó, việc nới room cho khối ngoại để tăng tính hấp dẫn trong lĩnh vực ngân hàng cũng rất cần thiết để kêu gọi các nhà đầu tư ngoại tham gia vào tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém hiện tại.

Một khi các định chế tài chính lớn tham gia vào tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém trong nước sẽ mang lại nhiều lợi ích cho hệ thống hơn như tăng cường tính cạnh tranh, minh bạch. Đồng thời, chúng ta có thể nhận chuyển giao các công nghệ và quy trình vận hành, kiểm soát rủi ro tiên tiến trên thế giới và hưởng được lợi thế kinh tế theo quy mô.

Để xây dựng được các hệ thống quản trị rủi ro, hệ thống với công nghệ tiên tiến cần nguồn vốn và quy mô lớn mà hiện tại các ngân hàng nội chưa đạt đủ quy mô để thực thi, nên việc hợp tác với các định chế tài chính quốc tế để nhận chuyển giao công nghệ sẽ là một giải pháp tối ưu về mặt chi phí lẫn thời gian.

Tóm lại, chúng ta nên tăng cường tính minh bạch cho hệ thống ngân hàng, hướng đến một hệ thống hoạt động an toàn, chuyên nghiệp và minh bạch hơn. Điều đó sẽ góp phần xây dựng uy tín, lòng tin của công chúng và các nhà đầu tư đối với hệ thống ngân hàng, từ đó góp phần nâng cao độ tín nhiệm của các ngân hàng Việt Nam trên các bảng xếp hạng tín nhiệm toàn cầu.

Qua đó cũng giúp hệ thống ngân hàng tăng cường tính hiệu quả và an toàn trong hoạt động, góp phần trở thành một trung gian huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam cũng như hỗ trợ cho việc thực thi các chính sách tiền tệ hướng tới các mục tiêu vĩ mô trong dài hạn.

 PGS. TS. Nguyễn Hữu Huân, Giảng viên Đại học Kinh tế TP HCM

Chương trình ưu đãi đặc biệt: Mở tài khoản chứng khoán Phú Hưng Securities với Cố vấn đầu tư cao cấp, quản lý tài sản và ủy quyền đầu tư NGUYỄN VĂN HÙNG - ID:2206. Nhận ngay 20K tiền mặt. Chi tiết liên hệ hotline: 0905 889 188Mo tai khoan chung khoan Phu Hung Securities
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin mới nhất