Thứ sáu, Tháng mười một 29, 2024
Mở tài khoản chứng khoán Phú Hưng với Cố vấn đầu tư cao cấp, quản lý tài sản và ủy quyền đầu tư. ID:2206
Trang chủKinh TếThị trường Vàng - Dầu - Chứng khoán thế giới 22/2/2023

Thị trường Vàng – Dầu – Chứng khoán thế giới 22/2/2023

Mo tai khoan chung khoan Phú Hưng Securities, ID:2206

Giá vàng giảm vào ngày thứ Ba (21/02), do đồng USD mạnh hơn và lợi suất trái phiếu tăng, trong khi nhà đầu tư hướng đến dữ liệu kinh tế Mỹ công bố vào cuối tuần này để tìm kiếm thêm manh mối về lộ trình nâng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Ba, hợp đồng vàng giao ngay lùi 0.3% xuống 1,835.57 USD/oz. Hợp đồng vàng tương lai mất 0.4% còn 1,842.50 USD/oz.

Chỉ số đồng USD tăng lên gần mức cao nhất trong 6 tuần, làm vàng trở nên đắt đỏ hơn đối với người nắm giữ những đồng tiền khác. Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm đạt mức cao nhất trong hơn 3 tháng.

Sự tập trung của thị trường trong tuần này sẽ là biên bản cuộc họp tháng 1 của Uỷ ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) công bố vào ngày thứ Tư (22/02), sau khi số liệu kinh tế mạnh mẽ gần đây của Mỹ làm tăng dự báo Fed sẽ nâng lãi suất mạnh hơn.

Những người tham gia thị trường tiền tệ dự báo lãi suất sẽ đạt đỉnh 5.3% vào tháng 7/2023, và ở gần các mức cao này trong cả năm.

Lãi suất và lợi suất trái phiếu cao hơn khuyến khích nhà đầu tư rời khỏi các tài sản không đem lại lợi suất như vàng.

Ngoài ra, dữ liệu GDP của Mỹ sẽ công bố vào ngày 23/02 và chỉ số gia PCE cốt lõi dự kiến công bố vào ngày 24/02.

Commerzbank đã hạ dự báo giá vàng xuống 1,800 USD/oz trong nửa đầu năm 2023, nhưng kỳ vọng sẽ tăng dần lên 1,950 USD/oz vào nửa cuối năm.

Dữ liệu Hải quan Thuỵ Sĩ cho thấy nước này đã gửi 58.3 tấn vàng trị giá 3.3 tỷ Franc Thuỵ Sĩ (tương đương 3.6 tỷ USD) cho Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 01/2023, mức cao nhất trong bất kỳ tháng nào được ghi nhận kể từ năm 2012.

Giá dầu giảm trong phiên biến động ngày thứ Ba (21/02), khi những lo ngại dai dẳng về tăng trưởng kinh tế toàn cầu khiến nhà đầu tư chốt lời từ đà tăng trong phiên trước đó.

Sự tập trung chú ý của thị trường tài chính chắc chắn là việc công bố biên bản cuộc họp mới nhất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào ngày thứ Tư (22/02), sau khi dữ liệu gần đây đã làm tăng nguy cơ lãi suất vẫn ở mức cao trong thời gian dài hơn.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Ba, hợp đồng dầu Brent mất 1.29 USD (tương đương 1.5%) còn 82.78 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI lùi 29 xu (tương đương 0.38%) xuống 76.05 USD/thùng.

Phil Flynn, Chuyên gia phân tích tại Price Futures Group, nhận định: “Động thái giá dầu hôm nay dường như mang tính kỹ thuật hơn. Chúng ta có vẻ đang dần quên đi những lo ngại cữ, rằng đồng USD sẽ mạnh lẽ và về tình hình lãi suất”.

Đồng USD mạnh hơn làm dầu trở nên đắt đỏ hơn đối với người nắm giữ những đồng tiền khác.

Vào đầu phiên, thị trường tăng điểm, với dầu Brent ghi nhận sắc xanh trong thời gian ngắn, sau khi khảo sát hoạt động kinh doanh tốt hơn dự báo ở châu Âu và Anh cho thấy triển vọng kinh tế chấu Âu ít ảm đạm hơn so với lo ngại trước đây.

Vào ngày thứ Hai (20/02), giá dầu tăng hơn 1% nhờ sự lạc quan về nhu cầu của Trung Quốc mà các chuyên gia phân tích kỳ vọng sẽ phục hồi trong năm nay sau khi các biện pháp kiểm soát COVID-19 được dỡ bỏ.

Bên cạnh, các dấu hiệu nguồn cung khan hiếm đã hỗ trợ giá dầu.

Nga có kế hoạch cắt giảm sản lượng dầu thô 500,000 thùng/ngày, tương đương khoảng 5% sản lượng, vào tháng 3/2023 sau khi phương Tây áp đặt trần giá đối với dầu và các sản phẩm dầu của Nga.

Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết trong ngày thứ Ba rằng việc cắt giảm được công bố trong tháng này sẽ chỉ áp dụng đối với sản lượng tháng 3/2023.

Nga là một thành viên của nhóm OPEC+, bao gồm Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, đã thống nhất vào tháng 10/2022 cắt giảm sản lượng mục tiêu 2 triệu thùng/ngày cho đến cuối năm 2023.

Chứng khoán Mỹ giảm mạnh vào ngày thứ Ba (21/02), khi lãi suất cao hơn tiếp tục gây áp lực lên tâm lý thị trường, và loạt báo cáo lợi nhuận doanh nghiệp mới nhất đã làm gia tăng lo ngại về tình trạng tiêu dùng.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Ba, chỉ số Dow Jones rớt 697.10 điểm (tương đương 2.06%) xuống 33,129.59 điểm. Đây là phiên giảm mạnh nhất của chỉ số này kể từ ngày 15/12/2022, khi Dow Jones giảm 2.3%. Chỉ số S&P 500 mất 2.00% còn 3,997.34 điểm, đánh dấu phiên tồi tệ nhất kể từ ngày 15/12/2022. Tất cả các lĩnh vực đều chìm trong sắc đỏ, với nhóm cổ phiếu tiêu dùng không thiết yếu có mức giảm mạnh nhất là 3.3%. Chỉ số Nasdaq Composite lùi 2.50% xuống 11,492.30 điểm.

Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tiến lên 3.9%, còn lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm tăng lên 4.7%. Cả 2 mức lãi suất đều đạt mức cao chưa từng thấy kể từ tháng 11/2022, khi nhà đầu tư vật lộn với dữ liệu lạm phát nóng hơn dự báo. Nhà đầu tư lo ngại rằng lạm phát dai dẳng sẽ khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục giữ lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn – điều này có thể khiến nền kinh tế rơi vào suy thoái.

Các chuyên gia phân tích cho rằng thay vì là một yếu tố tác động chính đến sự sụt giảm của thị trường, tác động tích luỹ của dữ liệu và thông điệp của Fed khiến nhà đầu tư chú ý.

Home Depot là cổ phiếu có kết quả kém nhất thuộc Dow Jones, sụt 7% sau khi công ty bán lẻ vật dụng nhà cửa công bố doanh thu yếu hơn dự báo trong quý 4/2022. Home Depot cũng đưa ra một triển vọng ảm đạm.

Vào ngày 22/02, Fed dự kiến sẽ công bố biên bản cuộc họp mới nhất. Fed đã nâng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản tại cuộc họp đó.

Chương trình ưu đãi đặc biệt: Mở tài khoản chứng khoán Phú Hưng Securities với Cố vấn đầu tư cao cấp, quản lý tài sản và ủy quyền đầu tư NGUYỄN VĂN HÙNG - ID:2206. Nhận ngay 20K tiền mặt. Chi tiết liên hệ hotline: 0905 889 188Mo tai khoan chung khoan Phu Hung Securities
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin mới nhất