Tháng 2/2025 là một thời điểm quan trọng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu và Việt Nam đang có nhiều diễn biến đáng chú ý.
Tổng quan về tình hình chính sách, vĩ mô quốc tế và trong nước của Việt Nam trong tháng 2/2025.
Nội dung chính
I. Tình hình quốc tế
- Kinh tế toàn cầu:
- Chính sách tiền tệ:
- Các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt để kiểm soát lạm phát.
- Lãi suất dự kiến sẽ tiếp tục tăng, gây áp lực lên tăng trưởng kinh tế.
- Chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump gây tác động lớn trên toàn cầu.
- Xung đột địa chính trị:
- Xung đột Nga – Ukraine tiếp tục diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng đến an ninh năng lượng và lương thực toàn cầu.
- Căng thẳng địa chính trị ở nhiều khu vực trên thế giới gia tăng, tạo ra bất ổn và rủi ro cho kinh tế toàn cầu.
II. Tình hình trong nước
- Kinh tế vĩ mô:
- Tăng trưởng GDP của Việt Nam dự kiến đạt mức 6.5-7% trong năm 2025.
- Lạm phát được kiểm soát ở mức dưới 4%.
- Xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng, nhưng có thể chậm lại do nhu cầu toàn cầu suy yếu.
- Đầu tư nước ngoài (FDI) tiếp tục đổ vào Việt Nam, nhưng có thể giảm so với năm 2024.
- Chính sách tiền tệ:
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, nhằm ổn định vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
- Lãi suất có thể được điều chỉnh tùy thuộc vào tình hình lạm phát và tỷ giá hối đoái.
- Chính sách tài khóa:
- Chính phủ tiếp tục tăng cường đầu tư công để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
- Chi tiêu cho an sinh xã hội và hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh được ưu tiên.
- Chính sách thương mại:
- Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh đàm phán và ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) để mở rộng thị trường xuất khẩu.
- Các biện pháp phòng vệ thương mại được sử dụng để bảo vệ sản xuất trong nước.
- Chính sách đầu tư:
- Việt Nam tiếp tục cải cách thể chế, tạo môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút FDI.
- Các dự án đầu tư lớn vào hạ tầng giao thông, năng lượng, và công nghệ được ưu tiên.
III. Các sự kiện đáng chú ý trong tháng 2/2025
- Các báo cáo kinh tế vĩ mô:
- Công bố số liệu GDP, lạm phát, xuất nhập khẩu tháng 2/2025.
- Công bố báo cáo tình hình thực hiện ngân sách nhà nước tháng 2/2025.
- Các sự kiện chính trị:
- Các hội nghị, cuộc họp của Đảng và Nhà nước về các vấn đề kinh tế, xã hội.
- Các hoạt động đối ngoại của lãnh đạo Đảng và Nhà nước.
IV. Rủi ro và thách thức
- Rủi ro từ bên ngoài:
- Suy thoái kinh tế toàn cầu.
- Lạm phát cao.
- Xung đột địa chính trị.
- Biến động tỷ giá hối đoái.
- Thách thức trong nước:
- Áp lực lạm phát.
- Nợ xấu gia tăng.
- Hiệu quả đầu tư công còn hạn chế.
- Biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh.
V. Triển vọng
- Kinh tế Việt Nam dự kiến tiếp tục tăng trưởng ổn định trong năm 2025, nhưng cần đối mặt với nhiều thách thức.
- Chính phủ và các doanh nghiệp cần chủ động ứng phó với các rủi ro và tận dụng cơ hội để phát triển.
VI. Tổng hợp thị trường chứng khoán phiên cuối tuần 14/2
Trong phiên cuối tuần, VN-Index chuyển lên giằng co trong vùng 1.270 – 1.280 trước khi đóng cửa tại mốc 1.276,08 điểm, tăng gần 6 điểm so với hôm qua.
Độ rộng thị trường nghiêng về phía tích cực với 13/18 ngành tăng điểm, trong đó cổ phiếu du lịch và giải trí dẫn đầu đà tăng, theo sau là nhóm hóa chất, dầu khí, … Về giao dịch của khối ngoại, họ bán ròng trên sàn HOSE và mua ròng trên sàn HNX.
Về giao dịch của khối ngoại, dòng vốn ngoại tiếp đà bán ròng mạnh trong toàn bộ 5 phiên, tuy nhiên đà bán có phần giảm cho tới tuần trước đó. Luỹ kế sau 5 phiên, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng hơn 1.950 tỷ đồng trên toàn thị trường.

Xét riêng từng sàn, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 1.851 tỷ đồng trên HoSE, bán ròng 32 tỷ đồng trên HNX và bán ròng 70 tỷ đồng trên sàn UPCoM.
Thống kê theo các mã chứng khoán, tâm điểm bán ròng tuần này ghi nhận tại cổ phiếu MWG của Thế giới Di động với giá trị 552 tỷ đồng. Cũng tại chiều bán, thị trường ghi nhận hai cổ phiếu là VNM và VCB bị bán ròng lần lượt 423 tỷ và 202 tỷ đồng.
Danh sách bán ròng còn ghi nhận cổ phiếu CTG và GMD với giá trị lần lượt đạt 184 tỷ và 178 tỷ đồng. Các mã bị khối ngoại “xả” mạnh trong tuần qua còn có NLG, VRE, DGC,…

Chiều ngược lại, mã chứng khoán MSN bất ngờ được khối ngoại mua ròng mạnh nhất với 194 tỷ đồng sau tuần bị bán ròng đột biến trước đó. Dòng vốn ngoại cũng chảy vào cổ phiếu VCG và OCB với giá trị lần lượt là 116 tỷ và 88 tỷ, đồng thời mua ròng SHS với 75 tỷ đồng. Lực mua ròng còn ghi nhận VGC, FPT, TCB… luỹ kế sau 5 phiên tuần qua.
Phân tích kỹ thuật VN30-Index
Trong phiên giao dịch ngày 14/02/2025, VN30-Index tăng điểm cùng với thanh khoản vượt mức trung bình 20 phiên cho thấy tâm lý lạc quan của các nhà đầu tư.
Hiện tại, VN30-Index tiếp tục test lại ngưỡng Fibonacci Projection 61.8% (tương đương vùng 1,365-1,345 điểm) trong bối cảnh chỉ báo ADX tiếp tục duy trì ở mức thấp cho thấy diễn biến đi ngang với các phiên tăng giảm đan xen có thể tiếp diễn trong các phiên tới.
Bên cạnh đó, chỉ báo Stochastic Oscillator cho tín hiệu bán trở lại tại vùng quá mua (overbought) cho thấy rủi ro điều chỉnh đang dần hiện hữu.
Nguồn: VietstockUpdater

Thị trường chứng khoán ghi nhận tuần giao dịch 10-14/2 tương đối giằng co. Chỉ số chính giảm mạnh ngay trong phiên đầu tuần trước khi hồi phục trở lại vào 2 phiên cuối. VN-Index tổng cộng tăng 0,88 điểm lên trên ngưỡng 1.276 điểm.
Hiện tại, VN-Index vẫn đang test lại đỉnh cũ tháng 12/2024 (tương đương vùng 1,270-1,285 điểm) đồng thời đường SMA 50 ngày đang dần thu hẹp khoảng cách với đường SMA 100 và 200 ngày. Nếu giao cắt vàng (Golden Cross) xuất hiện trong các phiên tới sẽ giúp cho đà tăng bền vững hơn.

Dưới góc nhìn của MBAVF chúng tôi cho rằng: Thị trường hiện tại đang ở giai đoạn khó đoán định, tức là vùng lưỡng tính. Nhà đầu tư cần cẩn trọng hơn và nên cho phép mình đa nghi hơn trong giai đoạn này.
Có một điểm rất quan trọng: Thanh khoản và Dòng tiền
- Nếu VN-Index break vùng 1300 điểm thì cần phải có sự đồng thuận của nhiều nhóm khác phụ họa với nhóm bank (có vẻ phiên thứ 6 vừa qua đã có dấu hiệu này).
- Số lượng mở mới nđt tháng 1 vừa rồi là thấp nhất.
- Thanh khoản có cải thiện khi đạt 14k6 tỷ, trong đó 2k1 là thỏa thuận, thì giao dịch trên sàn đạt khoảng 12k tỷ, cho thấy có cải thiện nhưng không đáng kể. Đáng chú ý phiên 10/2 và phiên 14/2 thanh khoản tăng nhưng phe gấu đang cho thấy mạnh dần lên.
- Dòng tiền chờ sẵn trong tk của nđt tại các ck giảm rõ dệt.
- Dòng tiền margin tăng lên (tăng ở đây chủ yếu do doanh nghiệp cầm cố và phần còn lại là nđt sử dụng margin).
Dưới góc nhìn kỹ thuật ở khung tuần: Chúng ta đã có 4 tuần tăng liên tiếp.
2 Tuần trước Tết thì lực tăng mạnh, sau đó đến tuần ra Tết thì mức độ tăng có phần thấp hơn và tuần tiếp theo đang cho một cây nến gần như dạng Doji lưỡng lự.
Nó hàm ý rằng: Lực cầu mua lên vùng giá cao đang không có hứng thú, tức là người mua không muốn hay không dám trả giá cao để mua nữa. Một số chỉ báo kỹ thuật bắt đầu cho tín hiệu giảm từ vùng quá mua trong ngắn hạn.
Ở khung đồ thị ngày: VN-Index vẫn chưa chinh phục được mốc 1300 điểm kéo dài từ tháng 3/2024 tới nay cho thấy tâm lý vùng điểm 1300 đang là kháng cự lớn.
Một số chỉ báo đang cho thấy thị trường đang đi vào vùng quá mua.
VN-Index đang đi theo mẫu hình VCP của huyền thoại Mark Minervini – Phù thủy Chứng khoán (Mẫu hình VCP là viết tắt của các chữ cái đầu tiên của cụm từ Volatility Contraction Pattern, hay còn gọi là mẫu hình thu hẹp biên độ biến động. Mẫu hình chứng khoán này sự mô tả một dạng vận động của giá cổ phiếu hoặc chỉ số hoặc một loại chứng khoán nào khác kết hợp với biến động tương ứng của khối lượng giao dịch. Nhà đầu tư có thể xác định được điểm mua phù hợp nếu phát hiện ra sự xuất hiện của mẫu hình này trên đồ thị.)
Rất có thể: VN-Index cần hoàn thiện mẫu hình VCP này thêm một – hai nhịp tạo đáy nữa rồi sẽ có pha breakout vượt 1300 điểm trong 2025.
Điều này thì sẽ hiểu rằng: Rất có thể tuần từ ngày mai sẽ là tuần xác nhận xu hướng.
Tựu chung lại kế hoạch cho tuần tiếp theo từ 17-21/2 là: Chốt lời – Bảo vệ vốn – Chờ đợi cơ hội.
a) Chốt lời ở những mã cổ phiếu đã tăng mạnh, ở những cổ phiếu đang gặp vùng kháng cự. Ở những tài khoản đang căng margin.
b) Theo dõi chính sách thuế quan của ông Trump công bố và tỷ giá vận động để có quyết sách tiếp theo.
c) Quan sát diễn biến thị trường về cung cầu, dòng tiền, tâm lý nhà đầu tư để có kế hoạch tiếp theo (giải ngân mới, giải ngân thêm, giữ nguyên tỷ trọng, tiếp tục hạ tỉ trọng,…)
d) Khi thị trường điều chỉnh thì các nhóm cổ phiếu được tập trung bắt cho chu kỳ 2025 đã được chia sẻ.
Chứng khoán phái sinh tuần 17-21/02/2025: khả năng có biến động lớn
Diễn biến thị trường
Các hợp đồng tương lai đồng loạt tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 14/02/2025. Cụ thể, VN30F2502 (F2502) tăng 0.32%, đạt 1,341.8 điểm; VN30F2503 (F2503) tăng 0.38%, đạt 1,344.5 điểm; hợp đồng VN30F2506 (F2506) tăng 0.32%, đạt 1,348.3 điểm; hợp đồng VN30F2509 (F2509) tăng 0.33%, đạt 1,347 điểm. Chỉ số cơ sở VN30-Index kết phiên ở mức 1,340.52 điểm.
Trong tuần giao dịch 10-14/02, hợp đồng VN30F2502 bất ngờ giảm mạnh ngay từ phiên đầu tuần rồi chuyển sang trạng thái giằng co và kéo dài đến hết giai đoạn giữa tuần. Ngay sau đó, F2502 dần phục hồi nhờ lực cầu liên tục được gia tăng. Bước vào phiên cuối cùng của tuần sự cân bằng của cả hai phe mua và phe bán tiếp tục được diễn ra, giúp cho hợp đồng tương lai này giữ nguyên sắc xanh và đóng cửa ở mức 1,341.8 điểm.
Đồ thị intraday của VN30F2502 trong giai đoạn 10-14/02
Kết phiên, basis hợp đồng VN30F2502 đảo chiều so với phiên trước đó và đạt giá trị 1.28 điểm. Điều này cho thấy tâm lý nhà đầu tư đã lạc quan trở lại.
Biến động VN30F2502 và VN30-Index
Lưu ý: Basis được tính theo công thức sau: Basis = Giá hợp đồng tương lai – VN30-Index
Khối lượng và giá trị giao dịch của thị trường phái sinh lần lượt giảm 9.47% và 8.63% so với phiên ngày 13/02/2025. Tính chung cả tuần, khối lượng và giá trị giao dịch tuần lần lượt giảm 2.7% và 2.43% so với tuần trước.
Khối ngoại tiếp tục bán ròng trong phiên cuối tuần với khối lượng giao dịch đạt 106 hợp đồng. Tính chung cả tuần, khối ngoại bán ròng tổng cộng 498 hợp đồng.
Biến động khối lượng giao dịch tuần của thị trường phái sinh. Đvt: Hợp đồng