Thứ Năm, Tháng 3 20, 2025
Kỷ nguyên vươn mình
Trang chủKỹ NăngChứng KhoánNăm mới “Phím hàng” theo cách mới chuyên nghiệp hơn

Năm mới “Phím hàng” theo cách mới chuyên nghiệp hơn

Mo tai khoan chung khoan Phú Hưng Securities, ID:2206

Room tư vấn, thảo luận chứng khoán vẫn là một công cụ hữu hiệu để môi giới tiếp cận, tương tác với các nhà đầu tư.

Song song đó, các kênh thông tin khác như Facebook, Tiktok, Youtube… được phát triển nội dung chuyên nghiệp, đa dạng hơn nhằm lan tỏa “hình ảnh tư vấn tốt” để gia tăng khách hàng. Đây cũng là những kênh để các đội/nhóm lan tỏa thông tin có định hướng tới cộng đồng nhà đầu tư.

Cả phân tích và môi giới đều phục vụ “realtime”

Khi thị trường chứng khoán còn sơ khai, các hoạt động hỗ trợ nhà đầu tư chưa có nhiều, nhà đầu tư gặp khó khăn trong việc tham khảo thông tin cho quyết định đầu tư. Nhiều người chen chúc xếp hàng nộp tiền vào tài khoản song không biết mình sẽ mua gì, vì sao mua, kỳ vọng tới từ đâu…

Thị trường phát triển hơn, các công ty chứng khoán bắt đầu xây dựng được đội ngũ phân tích. Ở các công ty chứng khoán lớn (thường có hoạt động IB mạnh) cũng tách khối phân tích khách hàng cá nhân và khách hàng tổ chức nhằm phục vụ chuyên biệt hơn cho hai nhóm đối tượng khách hàng có đặc điểm rất khác nhau này. Lúc này, sự phối hợp giữa bộ phận phân tích và mảng môi giới bắt đầu hình thành, nhưng vẫn có khoảng cách giữa hai bộ phận này, khi mà các báo cáo phân tích chưa quá đa dạng, thiếu hơi thở thị trường…, trong khi môi giới lại đang phục vụ đối tượng mà đa phần ưa thích đầu tư ngắn hạn. Trong giai đoạn này, hình thành nên những môi giới kỳ cựu, có phương pháp tư vấn đầu tư, nắm sâu các vấn đề thị trường và dĩ nhiên, có cả những “tay chơi” thiên hướng phục vụ cho các nhu cầu tạo lập.

Từ đại dịch Covid-19 và xuất hiện làn sóng nhà đầu tư F0 đến nay, công ty chứng khoán đã đổi mới cách ra báo cáo phân tích. Thay vì chỉ có những báo cáo cơ hội đầu tư với tầm nhìn 6 tháng, 1 năm thì đã xuất hiện nhiều hơn các báo cáo chỉ phục vụ cho các nhu cầu trading của nhà đầu tư. Nhiều công ty ra báo cáo chiến lược theo tháng để khai thác tốt hơn đối tượng khách hàng đông đảo này. Với khách hàng tổ chức, trong làn sóng khối ngoại bán ròng miệt mài, đang giảm dần tỷ trọng trên thị trường, bởi vậy, ảnh hưởng đến việc cung cấp dịch vụ của công ty chứng khoán cho khối khách hàng này.

Giám đốc phân tích một công ty chứng khoán ngoại cho biết, công ty này cấu trúc lại các nội dung báo cáo, phục vụ trực tiếp cho đối tượng khách hàng cá nhân ưa giao dịch ngắn hạn (T3, T5, T7…). Khối lượng công việc rất nhiều, cả nhóm hoạt động hết công suất, vì rõ ràng, nhu cầu hàng ngày của nhà đầu tư chính là “công việc hàng ngày” mà đội phân tích cũng như môi giới phải đáp ứng.

Vị này cho biết, phân tích theo hướng này, tiên quyết vẫn là “dòng tiền”. Cổ phiếu có dòng tiền vào tốt thường lên. Dĩ nhiên, tùy gu mỗi công ty chứng khoán sẽ phải lọc thêm các tiêu chí nền tảng phân tích kỹ thuật để tránh đưa các cổ phiếu “rác” cho khách hàng.

Nhiều chương trình tư vấn đầu tư với đội ngũ phân tích, môi giới hùng hậu được công ty chứng khoán thiết kế, tần suất xuất hiện theo các khung giờ “vàng” khát thông tin của nhà đầu tư như trước 9 giờ sáng, 12 giờ trưa và sau 15 giờ chiều.

Tương tự, với môi giới thời nay, kỹ năng thực hiện video, livestream rất tốt, họ sản xuất nội dung hàng ngày, bám sát nhịp đập thị trường. Song song đó, kết hợp với các room thảo luận trên Zalo, Telegram… để cung cấp thông tin và tư vấn realtime. Đời sống công việc của môi giới và nhà đầu tư vì vậy cũng bận rộn, sôi động hẳn.

Nhu cầu vẫn thế, cách thức và chất lượng thì khác đi

Thạo tin, có đội ngũ tư vấn cả về kỹ thuật và cơ bản là cách thức nhiều team môi giới mạnh trên thị trường đang hướng đến. Sau nhiều cú sụt giảm sâu, nhà đầu tư cũng dần nhận thức về việc tham gia đầu tư không phải là canh bạc đen đỏ, làm giàu nhanh, cứ nhắm mắt mua theo hô hào, thay vào đó bám trụ lâu trên thị trường, cần có kiến thức, có đội ngũ tư vấn giỏi đồng hành. Do sự chuyển đổi trong nhận thức này, nên các team tư vấn có chất lượng trong những lúc thị trường “khó nhằn” như giai đoạn vừa qua – đang rộng mở “đất diễn”.

“Mùa báo cáo tài chính quý II/2024 lại đến, team sẽ update trong room để quý nhà đầu tư theo dõi”, thông báo từ một team tư vấn đầu tư định hướng đi theo con đường quản lý tài sản gửi tới khách hàng của mình. Đây là đội ngũ gồm nhiều nhân sự trẻ có đam mê nghiên cứu, đầu tư tài chính và được trang bị kiến thức bài bản, với hơn 50% nhân sự có chứng chỉ CFA và có kinh nghiệm đầu tư trên thị trường. Gu của team là đầu tư vào các cổ phiếu có yếu tố nền tảng cơ bản của doanh nghiệp tốt, triển vọng tăng trưởng.

Danh mục đầu tư team này đã tư vấn mua và nắm giữ gồm bank (STB, TCB, CTG và ACB), tiện ích và an toàn (BWE, QTP, QNS, VEA, VNM) và một số mã mang tính chu kỳ cao (THG, TCI, SGN, MSN). Tỷ trọng phân bổ là 40% vào bank, 40% tiện ích và 20% vào nhóm cổ phiếu chu kỳ. Hầu hết các mã này đều đang tăng so với đầu năm.

Nhiều môi giới lâu năm chia sẻ, thói quen của các nhà đầu tư tồn tại bao năm trên thị trường là nhìn vào giá cổ phiếu tăng hay giảm sau đó tìm lý do giải thích, thay vì đi sâu và nắm bắt vấn đề cốt lõi của doanh nghiệp. Giá giảm mạnh thì sợ hãi bán tháo, tăng mạnh thì lại FOMO mua vào. Một minh chứng là trong mùa công bố kết quả kinh doanh quý II/2024, cổ phiếu BWE ghi nhận mức giảm hơn 2% trong trung tuần tháng 7, nhà đầu cho rằng, đến từ kết quả kinh doanh quý II kém khả quan. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của các nhà tư vấn đầu tư, BWE vẫn đang ghi nhận lãi từ hoạt động kinh doanh cốt lõi tốt, số liệu kém tích cực chủ yếu do lỗ tỷ giá khi doanh nghiệp này có dư nợ vay USD lớn và lỗ từ công ty liên kết đã mua chi phối đang cơ cấu lại. Trong khi đó, nhìn vào triển vọng ngành, có thể kỳ vọng từ giá bán nước tăng 3 – 5% và bức tranh tươi sáng sau khi tái cơ cấu xong các công ty liên kết.

Chưa hết, ngoài tư vấn đầu tư, mở rộng khách hàng theo cách thông thường, nhiều team môi giới đang có sự “tiến hoá” lên cấp độ cao hơn – tư vấn cho doanh nghiệp một số hoạt động liên quan đến quan hệ nhà đầu tư. Tận dụng thế mạnh được hàng ngàn người theo dõi từ các room thảo luận hiện hữu, các team môi giới này có lợi thế trong việc lan truyền thông tin theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp/các đội tạo lập. Dĩ nhiên, thông tin là “chân thật”, hay được “mô đi phê” thì còn tuỳ thuộc vào từng trường hợp để phân tích, đánh giá.

Hiện có nhiều đội, nhóm môi giới rất thiện chiến và có năng lực mở rộng khách hàng, thông qua các việc “đi vào” các doanh nghiệp, các tổ chức, để cung cấp các buổi giới thiệu về kênh đầu tư chứng khoán, các lớp tài sản, đến các cơ hội trên thị trường hiện nay…, qua đó kết nối gần hơn với các khách hàng mục tiêu.

Giám đốc kinh doanh công ty chứng khoán Top 5 thị phần cho biết, mỗi buổi sáng, các team đều được lắng nghe thông tin, góc nhìn từ bộ phận phân tích, từ đó kết hợp với gu riêng của team để bắt đầu một ngày giao dịch mới bằng điểm tin đầu ngày gửi tới room cộng đồng. Nhuần nhuyễn kỹ thuật, cơ bản, cộng với săn tin giúp team có thế mạnh nhất định cho việc tư vấn cũng như tổ chức các sự kiện để thu hút khách hàng mới. Công việc của môi giới, nhìn vậy mà không hề nhẹ, bởi phải học, học, học và bổ sung kiến thức liên tục, “bạn không thể có khách hàng lớn nếu không có kiến thức, nói chuyện với khách hàng được ba câu không biết nói gì thêm thì sao mà sale khách”.

Năm mới mong “hàng mới”

Ngày 17/1/2025, Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn đưa hơn 3,1 tỷ cổ phiếu BSR chào sàn HOSE. Thị trường kỳ vọng, thương vụ “bom tấn” này “mở hàng” cho một năm sôi động hơn của hoạt động niêm yết mới.

Tín hiệu mới sau một năm trầm lắng

Sau khi được HOSE chấp thuận cho đăng ký niêm yết đối với cổ phiếu BSR vào ngày 12/12/2024, lãnh đạo Lọc hóa dầu Bình Sơn đã rốt ráo triển khai kế hoạch chuyển sàn như đã hứa tại đại hội cổ đông thường niên 2024.

Theo ông Bùi Ngọc Dương, Chủ tịch Hội đồng quản trị BSR, việc chuyển sàn không chỉ nâng cao tính minh bạch của BSR, mà còn giúp Công ty gia tăng cơ hội tiếp cận với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Chuyển sang HOSE, các nhà đầu tư quốc tế sẽ có nhiều cơ hội để tham gia vào cổ phiếu BSR, góp phần gia tăng tính thanh khoản và sự hấp dẫn của cổ phiếu trên thị trường. Động lực từ chuyển sàn HOSE lớn đến mức dù thị trường dầu thô biến động, biên lợi nhuận của các nhà máy lọc dầu bị thu hẹp nhưng cổ phiếu vẫn tăng tích cực, thanh khoản từ khi có thông tin được chấp thuận chuyển sàn luôn ở tốp đầu thị trường.

Nhìn rộng hơn, việc niêm yết thành công của BSR trên sàn HOSE không chỉ có ý nghĩa đặc biệt với BSR, mà còn có những tác động tích cực không nhỏ đối với thị trường chứng khoán Việt Nam. Khi BSR chính thức gia nhập HOSE, sẽ cung cấp cho nhà đầu tư một lựa chọn hấp dẫn trong ngành công nghiệp năng lượng, đồng thời có thể là ứng cử viên sáng giá cho rổ VN30. Với vốn điều lệ 31.000 tỷ đồng, tỷ lệ sở hữu của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tại doanh nghiệp là 92,13%, BSR hiện làm chủ công nghệ, vận hành Nhà máy Lọc dầu Dung Quất an toàn, ổn định và hiệu quả. Công ty hiện đáp ứng khoảng 30 – 35% nhu cầu xăng dầu nội địa.

Thương vụ niêm yết của BSR là tín hiệu vui sau một thời gian dài hoạt động niêm yết mới đi vào trầm lắng. Năm qua, sàn HOSE chỉ đón nhận thêm vài doanh nghiệp mới như Tổng công ty Bưu chính Viettel (mã VTP), Ngân hàng TMCP Nam Á (mã NAB), Công ty cổ phần Thuỷ điện Hủa Na (mã HNA), Công ty cổ phần Mộc Châu Milk (mã MCM), Công ty cổ phần Chứng khoán Thành Công (mã TCI), Công ty cổ phần Chứng khoán DNSE (mã DSE)… và gần đây nhất là Công ty cổ phần Sản xuất và Đầu tư Hoàng Gia (mã RYG).

Năm qua, sàn HNX và UPCoM cũng đón thêm một vài tân binh, nhưng quy mô khá khiêm tốn, chưa đủ bù đắp số lượng doanh nghiệp rời sàn. Theo thông tin từ Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), tính đến cuối tháng 10/2024, số lượng doanh nghiệp niêm yết tại HNX chỉ còn 312 doanh nghiệp, giảm từ mức 355 doanh nghiệp vào năm 2020.

Cũng theo HNX, trung bình mỗi năm, sàn này chỉ đón 3 – 4 doanh nghiệp niêm yết mới, trong khi số lượng doanh nghiệp hủy niêm yết tăng do việc giám sát và áp dụng các chế tài xử lý đối với doanh nghiệp vi phạm. Trong 10 tháng đầu năm 2024, có khoảng 15 doanh nghiệp hủy niêm yết và 22 doanh nghiệp hủy đăng ký giao dịch.

Trên sàn HOSE, năm qua cũng chứng kiến hàng loạt cổ phiếu bị hủy niêm yết bắt buộc như HNG, HBC, DAG, TNA, APC, HU3…

Nhìn nhận “số lượng doanh nghiệp niêm yết mới đếm được trên đầu ngón tay, không giống như giai đoạn trước”, PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân, Đại học Kinh tế TP.HCM cho rằng, nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu đến từ bối cảnh thị trường chứng khoán không thật sự thuận lợi, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng kỷ lục khiến sức hấp dẫn của thị trường với doanh nghiệp giảm sút.

Đặc biệt, ông Huân nhấn mạnh, các tiêu chí để doanh nghiệp đưa cổ phiếu lên niêm yết hiện nay khắt khe hơn giai đoạn trước, vì vậy, nhiều doanh nghiệp muốn niêm yết nhưng không đủ điều kiện. Thêm vào đó, việc thực hiện các thủ tục niêm yết cổ phiếu rất phức tạp khiến không ít doanh nghiệp “ngại” lên sàn.

Các tiêu chí hiện tại đòi hỏi doanh nghiệp muốn lên sàn phải có chất lượng tốt, như phải có lãi một năm liền trước năm đăng ký niêm yết với HNX và hai năm với HOSE. Ngoài ra, doanh nghiệp cần đáp ứng yêu cầu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đạt tối thiểu 5%, không có nợ quá hạn trên 1 năm, không có lỗ lũy kế tính đến thời điểm đăng ký niêm yết và nhiều yêu cầu khác.

Kỳ vọng thị trường sôi động hơn

Thời gian qua, cơ quan quản lý nỗ lực sửa đổi các quy định theo hướng tháo gỡ vướng mắc, hỗ trợ doanh nghiệp thuận lợi hơn trong quá trình làm hồ sơ, thủ tục lên sàn.

Năm 2024, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đã phối hợp cùng các sở giao dịch đưa việc đăng ký giao dịch, niêm yết theo trình tự rút ngắn thời gian để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia thị trường chứng khoán, từ đó có thể thu hút nguồn vốn cho hoạt động sản xuất – kinh doanh.

“2024 – 2025 là giai đoạn để cùng chia sẻ, rút gọn quy trình niêm yết”, bà Phạm Thị Thuỳ Linh, Phó Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước từng chia sẻ tại một cuộc toạ đàm do Báo Đầu tư tổ chức.

Đến nay, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán. Trong đó, Bộ Tài chính đề xuất rút ngắn quy trình niêm yết chứng khoán, tổ chức đăng ký niêm yết phải đưa chứng khoán vào giao dịch trong vòng 30 ngày kể từ ngày sở giao dịch chứng khoán chấp thuận đăng ký niêm yết, rút ngắn 60 ngày so với quy định cũ.

Nhận định về hoạt động niêm yết mới của doanh nghiệp trong năm 2025, PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân cho rằng, hoạt động này có sôi động hay không phụ thuộc rất lớn vào việc nâng hạng thị trường. Nếu kế hoạch nâng hạng diễn ra theo đúng dự báo của nhiều thành viên thị trường là vào tháng 9/2025, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ đón dòng vốn lớn từ bên ngoài chảy vào, thúc đẩy hoạt động IPO cũng như niêm yết cổ phiếu sôi động hơn.

“Hiện một số doanh nghiệp đã chuẩn bị sẵn sàng hồ sơ, chỉ cần thị trường bùng nổ sẽ là thời điểm thích hợp để niêm yết. Cơ quan quản lý nhà nước cần đẩy mạnh công tác truyền thông, hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình thực hiện hồ sơ, thủ tục”, ông Huân kiến nghị.

Đáng chú ý, mới đây, Bộ Tài chính đã xây dựng và triển khai lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2017/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần và Nghị định số 140/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 126/2017/NĐ-CP. Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất giữ nguyên quy định về điều kiện doanh nghiệp cổ phần hóa phải có phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt tại Điều 4, Nghị định số 126/2017/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung tại điểm a, khoản 2, Điều 1, Nghị định số 140/2020/NĐ-CP), nhưng bổ sung một số trường hợp loại trừ. Quy định mới này được cho là sẽ tháo gỡ một trong những điểm nghẽn lớn nhất cho công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước liên quan đến quy hoạch cơ sở nhà đất do doanh nghiệp nhà nước đang sở hữu, nắm quyền quản lý, khai thác. Thị trường đang chờ đợi thông tin về kế hoạch cổ phần hóa của doanh nghiệp lớn.

Theo Quyết định số 1479/QĐ-TTg năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước giai đoạn 2022 – 2025, có 19 doanh nghiệp sẽ được cổ phần hóa, bao gồm một số doanh nghiệp lớn như Tổng công ty Đầu tư Phát triển nhà và đô thị, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Tổng công ty Khánh Việt, Tổng công ty Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai…

Bên cạnh việc khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đưa cổ phiếu lên niêm yết, Nhà nước cần nghiên cứu, khuyến khích các doanh nghiệp FDI niêm yết, niêm yết chéo hoặc niêm yết một phần. Với sự tham gia của các doanh nghiệp FDI, hàng hoá trên thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ được cải thiện cả về chất và lượng, tăng tính hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư trong nước và quốc tế.

Chương trình ưu đãi đặc biệt: Mở tài khoản chứng khoán Phú Hưng Securities với Cố vấn đầu tư cao cấp, quản lý tài sản và ủy quyền đầu tư NGUYỄN VĂN HÙNG - ID:2206. Nhận ngay 20K tiền mặt. Chi tiết liên hệ hotline: 0905 889 188Mo tai khoan chung khoan Phu Hung Securities
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin mới nhất