Thứ bảy, Tháng Một 18, 2025
Mở tài khoản chứng khoán Phú Hưng với Cố vấn đầu tư cao cấp, quản lý tài sản và ủy quyền đầu tư. ID:2206
Trang chủKinh TếFed giảm lãi suất 50 điểm cơ bản, phát tín hiệu giảm...

Fed giảm lãi suất 50 điểm cơ bản, phát tín hiệu giảm thêm 200 điểm cho tới năm 2026

Mo tai khoan chung khoan Phú Hưng Securities, ID:2206

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã thực hiện đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên kể từ những ngày đầu của đại dịch COVID-19. Họ quyết định khởi đầu quyết liệt với mức giảm 50 điểm cơ bản trong nỗ lực ngăn chặn sự suy giảm trên thị trường lao động.

Khi cả bức tranh việc làm và lạm phát đều đang hạ nhiệt, Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) – cơ quan ra quyết định chính sách của Fed – đã quyết định giảm lãi suất 0.5 điểm phần trăm, tương đương 50 điểm cơ bản.

Nếu không tính tới đợt cắt giảm lãi suất khẩn cấp trong đại dịch COVID-19, lần cuối cùng Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) cắt giảm 50 điểm cơ bản là vào năm 2008 – giữa cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Quyết định này hạ lãi suất quỹ liên bang xuống mức 4.75%-5%. Lãi suất này không chỉ ảnh hưởng đến chi phí vay ngắn hạn của ngân hàng, mà còn tác động lan toả tới nhiều sản phẩm tiêu dùng như lãi suất vay thế chấp, vay mua xe và thẻ tín dụng.

Đây cũng là quyết định cho thấy sự thay đổi trong quan điểm của Fed vì tại cuộc họp báo tháng 7, Chủ tịch Powell còn cho rằng việc cắt giảm 50 điểm cơ bản “không phải là điều chúng tôi đang nghĩ đến ngay lúc này”.

Phát tín hiệu giảm 200 điểm cơ bản cho tới năm 2026

Đáng chú ý, thông qua biểu đồ dot-plot – biểu đồ thể hiện dự báo về lãi suất của các thành viên, Fed phát tín hiệu sẽ giảm thêm 50 điểm cơ bản cho tới cuối năm 2024, cũng gần với kỳ vọng của thị trường. Nhìn xa hơn, các quan chức kỳ vọng sẽ cắt giảm thêm 100 điểm cơ bản vào năm 2025 và 50 điểm cơ bản vào năm 2026.

Cả thảy, biểu đồ dot-plot cho thấy lãi suất chuẩn có thể giảm thêm 200 điểm cơ bản cho tới cuối năm 2026.

“Ủy ban đã có thêm niềm tin rằng lạm phát đang tiến tới mức 2% một cách bền vững, và đánh giá rằng các rủi ro để đạt được mục tiêu việc làm và lạm phát đã cân bằng”, Fed cho biết trong tuyên bố sau cuộc họp.

Quyết định nới lỏng được đưa ra “sau khi đánh giá tiến triển về lạm phát và cán cân rủi ro”. Cuộc bỏ phiếu của FOMC có kết quả 11-1, với chỉ Thống đốc Michelle Bowman ưu tiên cắt giảm 25 điểm cơ bản.

Nâng dự báo tỷ lệ thất nghiệp lên 4.4%

Đánh giá về tình trạng nền kinh tế, Fed nhận định rằng “tăng trưởng việc làm đã chậm lại và tỷ lệ thất nghiệp đã tăng lên nhưng vẫn ở mức thấp”. Các quan chức Fed đã nâng dự báo tỷ lệ thất nghiệp năm nay lên 4.4%, từ mức dự báo 4% trong lần cập nhật gần nhất vào tháng 6.

Đồng thời, họ hạ dự báo lạm phát xuống 2.3%, từ mức 2.6% trước đó. Về lạm phát cơ bản, ủy ban đã hạ dự báo xuống 2.6%, giảm 0.2 điểm phần trăm so với tháng 6. Ủy ban kỳ vọng lãi suất trung lập dài hạn sẽ ở mức khoảng 2.9%.

Quyết định giảm lãi suất mạnh tay được đưa ra dù hầu hết các chỉ số kinh tế đều khá tích cực.

GDP Mỹ vẫn tăng trưởng ổn. Theo dự báo của Fed Atlanta, mức tăng trưởng của quý 3 có thể lên đến 3% khi người tiêu dùng vẫn chi tiêu mạnh mẽ. Hơn nữa, Fed đã chọn cắt giảm mặc dù hầu hết các thước đo lạm phát vẫn cao hơn nhiều so với mục tiêu 2%. Trong tháng gần nhất, thước đo lạm phát ưa thích của Fed đang ở mức 2.5%, thấp hơn nhiều so với đỉnh điểm nhưng vẫn cao hơn mong muốn của các nhà hoạch định chính sách.

Tuy nhiên, Chủ tịch Fed Jerome Powell và các nhà hoạch định chính sách khác gần đây đã bày tỏ lo ngại về thị trường lao động. Mặc dù tình trạng sa thải chưa có dấu hiệu tăng lên, nhưng việc tuyển dụng đã chậm lại đáng kể.

Quyết định của Fed có thể gây ra hiệu ứng domino trên toàn cầu. Với vai trò trung tâm của Fed trong hệ thống tài chính thế giới, động thái này có thể thúc đẩy các ngân hàng trung ương khác như Ngân hàng Trung ương Anh (BOE), Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Canada (BOC) – những tổ chức đã bắt đầu cắt giảm lãi suất gần đây – tiếp tục theo hướng này.

Trong khi cắt giảm lãi suất, Fed vẫn duy trì chương trình “thắt chặt định lượng”, giảm dần quy mô nắm giữ trái phiếu. Bảng cân đối kế toán của Fed hiện đã giảm xuống còn 7,200  tỷ USD, giảm khoảng 1,700 tỷ USD so với đỉnh điểm.

Chủ tịch Fed lý giải gì về đợt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản

Trong cuộc họp báo sau quyết định cắt giảm lãi suất, Powell nhấn mạnh rằng Fed đang “tập trung hoàn toàn” vào cả hai mục tiêu này.

Ông nói: “Chúng tôi hiện thấy rủi ro trong việc đạt được mục tiêu việc làm và lạm phát gần như cân bằng và chúng tôi chú ý đến rủi ro ở cả hai mặt của nhiệm vụ kép”. Đây là một sự thay đổi đáng kể so với những tháng trước đây, khi việc kiểm soát lạm phát là ưu tiên hàng đầu.

Nguyên nhân cho đợt giảm 50 điểm cơ bản

Powell đánh giá rằng chiến dịch thắt chặt tiền tệ của Fed đã “mang lại kết quả” trong việc kiểm soát lạm phát. Tuy nhiên, ông cũng lưu ý rằng đã có “sự sụt giảm đáng chú ý” trong tăng trưởng số lượng việc làm, cho thấy thị trường lao động đang “tiếp tục hạ nhiệt”. Đây có lẽ là một phần nguyên nhân khiến Fed phải hành động quyết liệt trong lần nới lỏng chính sách đầu tiên trong 4 năm qua.

Một điểm đáng chú ý trong cuộc họp báo là vai trò của Sách Beige – một báo cáo về điều kiện kinh tế khu vực – trong quyết định của Fed. Theo Anna Wong của Bloomberg Economics, Powell có vẻ rất coi trọng thông tin từ Sách Beige, và các yếu tố trong báo cáo này có thể đã ảnh hưởng đến quyết định cắt giảm lãi suất mạnh mẽ của Fed.

Dù vậy, Powell vẫn tỏ ra lạc quan về triển vọng kinh tế. Ông cho biết hoạt động kinh tế tiếp tục mở rộng với “tốc độ vững chắc” và dự kiến tăng trưởng sẽ tiếp tục trong nửa cuối năm với tốc độ tương tự như nửa đầu năm.

Vị lãnh đạo Fed cũng bày tỏ niềm tin rằng sức mạnh của thị trường lao động có thể được duy trì khi Fed điều chỉnh lãi suất chính sách.

“Khởi đầu tốt đẹp và mạnh mẽ”

Quyết định cắt giảm lãi suất của Fed được xem như một nỗ lực để đạt được “hạ cánh mềm” (soft landing) cho nền kinh tế – một tình huống lý tưởng trong đó lạm phát được kiểm soát mà không gây ra suy thoái kinh tế nghiêm trọng. Powell gọi đây là “bước đi tái cân bằng thích hợp” của chính sách tiền tệ, nhằm giữ vững thị trường lao động trong khi vẫn kiểm soát được lạm phát.

Powell mô tả quyết định cắt giảm 50 điểm cơ bản là “khởi đầu tốt đẹp và mạnh mẽ” cho quá trình tái cân bằng chính sách tiền tệ. Ông giải thích: “Chúng tôi biết rằng đã đến lúc tái cân bằng chính sách của chúng tôi thành một cái gì đó phù hợp hơn. Đây là sự khởi đầu của quá trình đó”.

Tuy nhiên, Powell cũng nhấn mạnh rằng Fed không vội vàng và sẽ tiếp tục đưa ra quyết định “từng cuộc họp một” dựa trên dữ liệu và rủi ro. Ông cũng cảnh báo rằng không nên xem việc cắt giảm 50 điểm cơ bản là “nhịp độ giảm lãi suất mới” của Fed.

Trong biểu đồ dot-plot – biểu đồ thể hiện dự báo về lãi suất của các thành viên, Fed phát tín hiệu sẽ giảm thêm 50 điểm cơ bản cho tới cuối năm 2024, cũng gần với kỳ vọng của thị trường. Nhìn xa hơn, các quan chức kỳ vọng sẽ cắt giảm thêm 100 điểm cơ bản vào năm 2025 và 50 điểm cơ bản vào năm 2026.

Cả thảy, biểu đồ dot-plot cho thấy lãi suất chuẩn có thể giảm thêm 200 điểm cơ bản cho tới cuối năm 2026.

Tuy nhiên, Powell cũng nhấn mạnh rằng Fed không theo bất kỳ lộ trình định sẵn nào. “Các quyết định chính sách sẽ được đưa ra từng cuộc họp một”, ông nói, đồng thời lưu ý rằng các dự báo trong biểu đồ dot-plot không phải kế hoạch hành động của Fed.

Phản ứng của thị trường đối với những nhận xét của Powell là tích cực. Chứng khoán Mỹ tràn ngập sắc xanh, trong khi lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 2 năm giảm.

Bác bỏ quan điểm Fed điều chỉnh chính sách quá muộn  

Điều đáng chú ý là Powell đã bác bỏ ý kiến cho rằng Fed điều chỉnh chính sách quá muộn. Ông nói: “Chúng tôi không nghĩ mình đang ‘tụt lại phía sau’. Bằng cách giảm 50 điểm cơ bản hôm nay, bạn có thể xem đây là dấu hiệu cho thấy cam kết của chúng tôi không rơi vào tình trạng đó”.

Powell cũng chia sẻ về sự thay đổi lớn trong quan điểm của các thành viên FOMC về triển vọng chính sách. Ông tiết lộ rằng có sự ủng hộ rộng rãi cho động thái cắt giảm lãi suất hôm nay, dù vẫn có ý kiến khác biệt trong ủy ban.

Thị trường lao động – điểm nóng cần theo sát

Về triển vọng tương lai, Powell nói rằng Fed dự đoán sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách.

Vị lãnh đạo Fed thể hiện sự thận trọng đối với thị trường lao động, nói rằng Fed đang theo dõi sát sao thị trường này. Ông cũng cho biết Fed sẵn sàng “phản ứng bằng cách cắt giảm nhanh hơn” nếu thị trường lao động chậm lại bất ngờ.

Trong một tiết lộ đáng chú ý, Powell chia sẻ rằng nếu Fed biết trước về báo cáo việc làm yếu kém của tháng 7, họ “rất có thể đã” cắt giảm lãi suất vào tháng đó. Theo Bloomberg, nhận xét này cho phép diễn giải rằng việc cắt giảm 50 điểm cơ bản hôm nay có thể được xem như một sự “bù đắp” cho 25 điểm mà họ đã không thực hiện trước đó.

Nhà đầu tư đang lo ngại điều gì?

Trong phiên giao dịch đầy biến động này, các chỉ số chứng khoán Mỹ đã trải qua những đợt tăng giảm mạnh mẽ. Ngay sau khi Fed công bố quyết định hạ lãi suất xuống mức 4,75% – 5,00%, chỉ số Dow Jones tăng vọt 303 điểm, tương đương 0,7%, trong khi S&P 500 và Nasdaq Composite cũng tăng lần lượt 0,7% và 0,9%. Tuy nhiên, sự hưng phấn nhanh chóng lắng xuống, và thị trường không thể duy trì đà tăng khi kết thúc phiên.

Việc Fed quyết định giảm lãi suất lần đầu tiên sau 4 năm cho thấy nỗ lực của ngân hàng trung ương trong việc hỗ trợ nền kinh tế trong bối cảnh lạm phát đã hạ nhiệt đáng kể so với 2 năm trước. Fed cho biết trong tuyên bố sau cuộc họp rằng “Ủy ban đã có thêm niềm tin rằng lạm phát đang tiến gần đến mục tiêu 2%, và các rủi ro để đạt được mục tiêu việc làm và lạm phát đã cân bằng.”

Trước khi có quyết định lãi suất, nhà đầu tư đã gia tăng kỳ vọng rằng Fed sẽ giảm lãi suất 0,5%, thay vì mức giảm 0,25% như thường lệ. Mặc dù kỳ vọng này đã trở thành hiện thực, nhưng thị trường chứng khoán Mỹ không thể giữ được sắc xanh. Một phần nguyên nhân có thể là do S&P 500 đã tăng gần 18% kể từ đầu năm và hơn 1% chỉ trong vòng một tháng qua, khiến nhà đầu tư quyết định chốt lời.

Chủ tịch Fed Jerome Powell đã cố gắng trấn an nhà đầu tư tại cuộc họp báo sau cuộc họp, khẳng định rằng quyết định cắt giảm mạnh tay của Fed không phải vì lo ngại về một cuộc suy thoái kinh tế đang đến gần. Ông Powell cho biết: “Tôi không thấy bất cứ điều gì trong nền kinh tế hiện nay cho thấy khả năng suy thoái đang gia tăng”. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Mỹ vẫn không thể tránh khỏi đà giảm.

Chương trình ưu đãi đặc biệt: Mở tài khoản chứng khoán Phú Hưng Securities với Cố vấn đầu tư cao cấp, quản lý tài sản và ủy quyền đầu tư NGUYỄN VĂN HÙNG - ID:2206. Nhận ngay 20K tiền mặt. Chi tiết liên hệ hotline: 0905 889 188Mo tai khoan chung khoan Phu Hung Securities
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin mới nhất