Hiểu được mô hình hay các loại hình ngân hàng đang hoạt động ở Việt Nam bạn sẽ hiểu được bản chất của tài chính tại Việt Nam và có cái nhìn rộng ra nền tài chính thế giới.
Các loại ngân hàng ở nước ta hiện nay gồm có loại ngân hàng nào? Hay cách phân loại ngân hàng ở Việt Nam như thế nào? Gồm những loại ngân hàng nào?…
Đó là một trong những thắc mắc của nhiều bạn trẻ, nhiều khách hàng đang muốn tìm hiểu về ngân hàng. Muốn biết Việt Nam có những loại ngân hàng nào? Đặc điểm của mỗi loại ngân hàng này ra sao…
Để bạn đọc hiểu rõ hơn về các loại ngân hàng này, blog MBAz.Net mời bạn cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Nội dung chính
Sự phát triển của các loại ngân hàng ở nước ta
Xã hội ngày càng phát triển, các lĩnh vực khác như công nghệ, ngân hàng, đặc biệt là tài chính lại phát triển hơn. Sau bao năm làm việc cũng dành dụm được một khoản dư nhất định.
Xong đầu tư vào bất động sản thì sợ rủi ro, nhiều người quyết định chọn gửi vào ngân hàng để an toàn hơn, dù lãi suất tương đối thấp. Một số người kinh doanh thì lại muốn tìm ngân hàng lãi suất thấp để vay vốn làm ăn…
Qua đó có thể thấy nhu cầu về mặt tài chính khá cao. Điều này giúp cho ngành ngân hàng phát triển mạnh mẽ hơn. Các ngân hàng nhận được nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước để phát triển quy mô hơn. Thậm chí có không ít các ngân hàng, các ví điện tử đã được thành lập và hoạt động.
Cũng chính vì vậy, việc quan tâm bảo vệ sự an toàn cho nguồn tài chính cá nhân và tài chính chính doanh nghiệp là điều tất yếu.
Để làm được điều đó bạn cần phải hiểu rõ về cách hoạt động của các ngân hàng này như thế nào ? Trong các loại ngân hàng ở Việt Nam, ngân hàng nào uy tín nhất.
Hệ thống các ngân hàng ở Việt Nam hiện nay
Sau khi trải qua 4 thời kỳ phát triển được tính từ năm 1951 cho đến nay. Hệ thống ngân hàng nước ta đã bước đi từng bước để ngày một phát triển hoàn thiện hơn. Nhằm mang lại nhiều giá trị lợi ích cho người dân, tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo…
Vậy nếu xét trên phương diện người sử dụng dịch vụ ngân hàng. Để đảm bảo được quyền lợi, lợi ích của chính bản thân, mỗi một người chúng ta đều nên tự tích lũy. Tìm hiểu thêm các kiến thức về hệ thống ngân hàng ở Việt Nam. Cần phải biết được rằng các thành phần nào sẽ nằm trong hệ thống ngân hàng.
Ở Việt Nam hiện nay, hệ thống ngân hàng đang được chia thành 2 loại. Đó chính là Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Thương Mại với những đặc điểm riêng biệt. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về 2 nhóm ngân hàng này ngay sau đây.
A – Các ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Ngân hàng nhà nước chính là ngân hàng trung ương của Chính phủ Việt Nam. Theo đó, ngân hàng Nhà nước sẽ đảm nhận trách nhiệm phát hành, quản lý tiền tệ.
Tham gia vào những nhiệm vụ tham mưu cho Chính phủ, Nhà nước Việt Nam. Với những chính sách có liên quan đến tiền tệ như lãi suất ngân hàng, vấn đề phát hành tiền hệ. Tỷ giá tiền tệ, dự thảo kinh doanh của ngân hàng. Quản lý nguồn dự trữ ngoại tệ và những tôt chức tín dụng nằm trong hệ thống ngân hàng.
Trong hơn 50 ngân hàng đang có ở Việt Nam hiện nay. Thì có 9 ngân hàng nằm trong quyền sở hữu của Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.
Các ngân hàng này lại được chia ra thành các loại sau:
1. Ngân hàng thương mại Quốc doanh
Đây là loại ngân hàng thương mại được mở ra dựa trên 100% vốn từ ngân sách của nhà nước. Nhằm nâng cao tính hội nhập kinh tế, thu hút vốn đầu tư. Các ngân hàng thương mại Quốc doanh đang bắt đầu phát hành trái phiếu hay cổ phần hóa ngân hàng.
Hệ thống ngân hàng Quốc doanh bao gồm 4 ngân hàng là:
+ Ngân hàng Agribank
+ Ngân hàng GP Bank
+ Ngân hàng Oceanbank
+ Ngân hàng CB
2. Ngân hàng chính sách
Chính là các tổ chức tín dụng của Chính phủ Việt Nam, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận và được Chính phủ đảm bảo khả năng thanh toán. Có tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng. Đặc biệt, ngân hàng cũng sẽ không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế cùng những khoản cần nộp ngân sách nhà nước khác.
Ngân hàng chính sách gồm có 2 ngân hàng là:
+ Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam – VBSP
+ Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
3. Ngân hàng Thương mại cổ phần với vốn nhà nước
Là ngân hàng được thành lập dưới sự góp vốn của 2 hay nhiều cá nhân, doanh nghiệp theo hình thức cổ phần. Trong đó thì nguồn vố chủ sở hữu của nhà nước chiếm hơn 50% cổ phần của ngân hàng.
Theo đó, ngân hàng Thương mại cổ phần ở Việt Nam hiện tại có 3 ngân hàng sau đây:
+ Ngân hàng BIDV
+ Ngân hàng Vietcombank
+ Ngân hàng VietinBank
d. Danh sách ngân hàng thương mại nhà nước mới nhất
Ngân hàng ngoại thương Việt Nam(VietcomBank)
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển VN (BIDV)
NH Chính sách xã hội (VBSP)
NH Công thương VN (Vietinbank)
NH Nông nghiệp&PT Nông thôn VN-AGribank
NH Phát triển Nhà ĐBSCL (MHB)
NH Phát triển Việt Nam (VDB)
B – Các ngân hàng Thương mại Việt Nam
Tại Việt Nam, hoạt động song song cùng với ngân hàng Nhà nước chính là hệ thống các ngân hàng Thương mại. Với những người không có sự tiếp xúc nhiều với những hệ thống ngân hàng thì khó có thể phân biệt được 2 nhóm ngân hàng này.
Ngân hàng Thương mại là tổ chức kinh tế chuyên thực hiện những hoạt động trong ngân hàng. Tại đây thường cung cấp những dịch vụ về tiền tệ, tài chính,bão lãnh, huy động nguồn vốn, cho vay và chiết khấu,… Hiểu theo cách khác thì ngân hàng thương mại chính là tổ chức tín dụng.
Có thể thực hiện tất cả những hoạt động của ngân hàng, hoạt động kinh doanh có liên quan nhằm hướng đến lợi nhuận. Vì vậy, nghiệp vụ chính của những ngân hàng này chính là nhận tiền gửi từ phía khách hàng và cho vay vốn.
Hiện nay, hệ thống ngân hàng Thương mại tại Việt Nam được phân chia theo nhiều cách, cụ thể:
Phân loại các ngân hàng thương mại theo hình thức sở hữu
Dựa trên yếu tố hình thức sở hữu thì ngân hàng Thương mại sẽ được chia làm 5 loại, bao gồm:
Ngân hàng thương mại Quốc doanh
Là loại hình ngân hàng được mở với 100% vốn đầu tư là ngân sách của nhà nước. Với xu thế hội nhập kinh tế như hiện nay thì để thu hút được các nguồn vốn. Ngân hàng Thương mại Quốc doanh đang ban hành nhiều hình thức nhằm tăng vốn như cổ phần hóa hay phát hành trái phiếu.
Ngân hàng Thương mại cổ phần
Là loại hình ngân hàng được thành lập do sự góp vốn của 2 hay nhiều hơn các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Mà trong đó thì các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp này chỉ được phép sở hữu một lượng cổ phần giới hạn theo quy định của phía Ngân hàng Nhà nước.
Danh sách các ngân hàng TMCP mới nhất ở Việt Nam
Ngân hàng TMCP Bản Việt
Ngân hàng TMCP Đại A
Ngân hàng TMCP Phát triển MeKong
Ngân hàng TMCP Quốc Dân
Ngân hàng TMCP Việt Á
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín
Ngân hàng TMCP Xây dựng VN
NH BẢO VIỆT (Bao Viet Bank)
NH Tiên Phong (Tiên Phong Bank)
NH TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT
NHTMCP Á Châu (ACB)
NHTMCP An Bình (ABBank)
NHTMCP Bắc Á (Bac A bank)
NHTMCP Đại Dương (Oceanbank)
NHTMCP Dầu khí Toàn cầu (GPBank)
NHTMCP Đông Á (Dong A bank)
NHTMCP Đông Nam Á (Seabank)
NHTMCP Hàng Hải (Maritime Bank)
NHTMCP Kiên Long (Kien Long bank)
NHTMCP Kỹ thương VN (Techcombank)
NHTMCP Nam Á (Nam A Bank)
NHTMCP phát triển Tp HCM (HD Bank)
NHTMCP Phương Đông (OCB)
NHTMCP Phương Nam (Southern Bank)
NHTMCP Quân Đội (MB)
NHTMCP Quốc Tế (VIB)
NHTMCP Sài Gòn (SCB)
NHTMCP Sài gòn – Hà Nội (SHB)
NHTMCP Sài gòn Thương Tín (Sacombank)
NHTMCP SG Công Thương (SaigonBank)
NHTMCP Việt Hóa (Viet hoa JS bank)
NHTMCP VN Thịnh Vượng (VP Bank)
NHTMCP Xăng dầu Petrolimex (PGBank)
NHTMCP Xuất Nhập Khẩu (Eximbank)
PV com bank_NH Đại Chúng (P.Tay+TCDK)
Ngân hàng liên doanh
Là ngân hàng thương mại được thành lập với nguồn vốn đầu tư giữa các ngân hàng với nhau. Trong đó, một bên là ngân hàng Thương mại Việt Nam và bên còn lại là ngân hàng Thương Mại của nước ngoài có trụ sở đặt ở Việt Nam.
Danh sách các ngân hàng liên doanh
IN DOVINA BANK
NH liên doanh Việt Nga
NH liên doanh Viet Thai
VID PUBLIC BANK
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Đây là ngân hàng Thương mại được thành lập bằng vốn của nước ngoài theo pháp luật của nước ngoài. Được cho phép đặt chi nhánh tại Việt Nam cũng như hoạt động theo pháp luật Việt Nam.
Danh sách các ngân hàng nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam
ABN-AMRO BANK
ANZ BANK
BANGKOK BANK
BANK OF CHINA
Bank of Communications
BANKO OF TOKYO-MITSUBISHI UFJ,LTD CN HCM
BANKO OF TOKYO-MITSUBISHI UFJ,LTD CN HN
BNP- PARIBAS
CITI BANK HCM
CITI BANK HN
Credit Agricole CIB
DEUTSCHE BANK
FIRST COMMERCIAL BANK HCM
HONGKONG AND SHANGHAI BANK (HSBC)
HUANAN COMMERECIAL BANK LTD chi nhanh SG
Industrial Bank of korea
JP MORGAN CHASE BANK
KOREA EXCHANGE BANK
MAY BANK
MEGA INTERNATIONAL COMMERCIAL Co.LTD
Mizuho Corporate Bank Ltd., Hanoi Branch
MIZUHO CORPORATE BANK, LTD chi nhanh HCM
NATEXIS BANQUES – POPULAIRES SUCCURSALE
NGAN HANG FIRST COMMERCIAL BANK HANOI
Ngan hang WOORI – Chi nhanh Tp HCM
NH MALAYAN BANKING BERHAD
NH CATHAY
NH China Construction Bank Corporation
NH Commonwealth Bank of Australia
NH Cong nghiep Han Quoc
NH DBS Bank Ltd CN HCM
NH DTPT Campuchia Ha Noi
NH DTPT Campuchia – HCM
NH FAR EAST NATIONAL BANK
NH Industrial & Commercial Bank of China
NH Kookmin thanh pho Ho Chi Minh
NH Taipei FubonC.B
NH TM Taipei Fubon
NH TNHH CTBC ( NHTM Chinatrust)
NH TNHH MTV Shinhan VN
NHTM Taipei Fubon
NHTNHH MTV Hong Leong VN
OVERSEA – CHINESE BANKING COPORATION Ltd
STANDARD CHARTERED BANK
SUMITOMO MITSUI BANKING CORPORATION
The Shanghai Com&Savings Bank
UNITED OVERSEAS BANK (UOB)
WOORI BANK HA NOI
Ngân hàng thương mại có 100% vốn nước ngoài
Là loại hình ngân hàng Thương mại được thành lập ở Việt Nam bằng nguồn vốn điều lệ 100% từ nước ngoài, có chủ ở hữu là nước ngoài. Ngân hàng này sẽ hoạt động dưới hình thức là công ty TNHH MTV, 2 hay nhiều thành viên trở lên, là pháp nhân của Việt Nam với trụ sở chính ở Việt Nam.
Các loại ngân hàng ở Việt Nam hiện nay
Phân loại các ngân hàng dựa theo tính chất
– Với cách phân loại tiếp theo, người ta sẽ phân chia ngân hàng tùy theo tính chất, chiến lược kinh doanh. Với hình thức này sẽ có 3 loại hình ngân hàng là: Ngân hàng bán lẻ, ngân hàng bán buôn và ngân hàng hỗn hợp.
Ngân hàng bán buôn
Là ngân hàng có nhiệm vụ chính là làm những giao dịch, cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp lớn, công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính.
Ngân hàng bán lẻ
Là ngân hàng chuyên thực hiện những giao dịch, cung cấp các dịch vụ cho đối tượng khách hàng là những cá nhân.
Ngân hàng hỗn hợp
Nghĩa rằng đây là ngân hàng có thể thực hiện cả nhiệm vụ của cả ngân hàng bán buôn và bán lẻ. Ngân hàng này thường làm những giao dịch, cung cấp dịch vụ cho khách hàng là những doanh nghiệp hay các cá nhân.
Ngoài ra, nếu dựa vào tính chất hoạt động thì người ta cũng có thể phân chia ngân hàng thành 2 loại là ngân hàng chuyên doanh cùng với ngân hàng kinh doanh tổng hợp.
Ngân hàng chuyên doanh
Là ngân hàng này chỉ hoạt động chuyên về một lĩnh vực nào đó theo đúng tên gọi là ngân hàng chuyên danh. Chẳng hạn như ngân hàng chuyên về xuất nhập khẩu, nông nghiệp hay đầu tư…
Ngân hàng kinh doanh tổng hợp
Là loại ngân hàng hoạt động ở tất cả những lĩnh vực kinh tế, tham gia hầu hết mọi nghiệp vụ mà một ngân hàng có thể làm theo quy định của pháp luật.
Tổng kết các ngân hàng ở Việt Nam
Dù là các loại ngân hàng nào thì cả ngân hàng Nhà nước và ngân hàng Thương mại đều đang có một mục tiêu. Đó chính là hướng tới thúc đẩy ổn định tài chính cho các cá nhân, các tổ chức và doanh nghiệp. Thúc đây sự phát triển kinh tế của xã hội. Mỗi ngân hàng đều có những đặc thù, ưu điểm, nhược điểm khác nhau.
Trên đây là những thông tin tổng hợp về các loại ngân hàng ở Việt Nam mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn đọc.
Hy vọng các thông tin có trong bài viết sẽ giúp bạn có thể kiến thức về kinh tế, đặc biệt là ngân hàng. Qua đó hiểu rõ hơn về các loại hình ngân hàng này như thế nào.
Các Mô Hình Ngân Hàng Trung Ương Và Lựa Chọn Phù Hợp Với Việt Nam
Nếu hệ thống ngân hàng được ví là huyết mạch thì Ngân hàng Trung ương chính là trái tim của nền kinh tế. Một nền kinh tế chỉ có thể phát triển lành mạnh khi có một Ngân hàng Trung ương thực hiện tốt chức năng điều tiết hệ thống tiền tệ. Ngược lại, những trục trặc trong hoạt động của Ngân hàng Trung ương cũng có thể gây ra những cú “đột quỵ” đối với cả nền kinh tế. Vì vậy, ở bất kỳ quốc gia nào, Ngân hàng Trung ương cũng đều đóng vai trò đặc biệt trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội.
Ở Việt Nam, trước khi hai Pháp lệnh ngân hàng ra đời (5/1990), hệ thống Ngân hàng hoạt động theo mô hình một cấp, tức là Ngân hàng Nhà nước vừa thực hiện chức năng quản lý nhà nước vừa thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng. Sau khi hai Pháp lệnh ngân hàng ra đời, hệ thống Ngân hàng chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình hai cấp; theo đó, lần đầu tiên đối tượng, nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động của mỗi cấp được luật pháp phân biệt rạch ròi:
– Ngân hàng Nhà nước thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và ngân hàng; thực thi nhiệm vụ của một và là ngân hàng của các ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước là cơ quan tổ chức việc điều hành chính sách tiền tệ, lấy nhiệm vụ giữ ổn định giá trị đồng tiền làm mục tiêu chủ yếu và chi phối căn bản các chính sách điều hành cụ thể đối với hệ thống các ngân hàng cấp 2.Ngân hàng Trung ương – là ngân hàng duy nhất được phát hành tiền
– Các hoạt động kinh doanh thuộc lĩnh vực lưu thông tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và dịch vụ ngân hàng trong toàn nền kinh tế quốc dân do các định chế tài chính, ngân hàng và phi ngân hàng thực hiện.
Tháng 12/1997, Luật Ngân hàng Trung ương của Việt Nam ra đời và có hiệu lực thi hành từ 1/1/1998. Theo đó Ngân hàng Nhà nước là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng; là ngân hàng phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và ngân hàng làm dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ. Kể từ đó đến nay, ngành Ngân hàng nói chung và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nói riêng đã có những bước tiến khá dài trên con đường phát triển. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế thế giới cũng như trong nước có nhiều biến động khó lường, những hạn chế của ngành Ngân hàng nói chung và Ngân hàng Nhà nước nói riêng là điều khó tránh khỏi và cần có sự cải cách như Đảng và Nhà nước đã chỉ ra ở trên.
Trước tình hình đó, một vấn đề lớn được đặt ra: Thế nào là một Ngân hàng Trung ương hiện đại? Câu hỏi tưởng chừng như rất đơn giản này cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng. Không chỉ ở Việt Nam, ngay cả ở các nước trên thế giới cũng chưa có một định nghĩa chính thống nào về Ngân hàng Trung ương hiện đại.
Đến nay, trên thế giới đã biết đến 3 mô hình Ngân hàng Trung ương: (1) Ngân hàng Trung ương độc lập với Chính phủ; (2) Ngân hàng Trung ương là một cơ quan thuộc Chính phủ; và (3) Ngân hàng Trung ương thuộc Bộ Tài chính.
Liên quan đến việc lựa chọn mô hình Ngân hàng Trung ương, nhiều chuyên gia kinh tế nhất trí rằng không có mô hình Ngân hàng Trung ương nào là lý tưởng cho mọi quốc gia. Sự lựa chọn này không hoàn toàn nằm trong ý muốn chủ quan mà còn phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử, điều kiện kinh tế- xã hội và thể chế chính trị của từng nước.
Điều đó có nghĩa rằng mỗi một quốc gia có thể vận dụng một mô hình Ngân hàng Trung ương khác nhau phù hợp với điều kiện thực tiễn của mình. Ở nước ta, Ngân hàng Nhà nước là cơ quan của Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước là thành viên Chính phủ. Thời gian qua, khi bàn đến vấn đề cải cách Ngân hàng Nhà nước, một số ý kiến cho rằng chúng ta nên lựa chọn mô hình Ngân hàng Trung ương độc lập với lý do cơ bản được đưa ra là Ngân hàng Trung ương càng độc lập thì mục tiêu duy trì tỷ lệ lạm phát thấp càng dễ thực hiện.
Về mặt lý thuyết, điều này là đúng, tuy nhiên, tác giả cho rằng trong thời điểm hiện nay và có thể trong nhiều năm tới, mô hình Ngân hàng Nhà nước là một cơ quan của Chính phủ như hiện nay vẫn phù hợp với thể chế chính trị, đặc thù kinh tế – xã hội và hệ thống luật pháp của nước ta. Tuy nhiên, để tăng cường hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Nhà nước với tư cách là một Ngân hàng Trung ương trong nền kinh tế thị trường, việc nâng cao tính độc lập của Ngân hàng Nhà nước là hết sức cần thiết. Nâng cao tính độc lập không có nghĩa là phải tách Ngân hàng Nhà nước ra khỏi bộ máy Chính phủ mà cần phải trao thêm quyền cho Thống đốc – người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước – trong việc chủ động lựa chọn và điều hành các công cụ chính sách tiền tệ. Như vậy, trong bối cảnh nước ta hiện nay, vấn đề đặt ra không phải là thay đổi mô hình mà là lựa chọn cấp độ độc lập tự chủ nào cho phù hợp với Ngân hàng Nhà nước?
Theo một nghiên cứu được Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), về cơ bản, các Ngân hàng Trung ương trên thế giới được phân thành 4 cấp độ độc lập tự chủ gồm:
Độc lập tự chủ trong thiết lập mục tiêu hoạt động;
Độc lập tự chủ trong thiết lập chỉ tiêu hoạt động;
Độc lập tự chủ trong lựa chọn công cụ điều hành;
Độc lập tự chủ hạn chế.
Để góp phần làm sáng tỏ phần nào vấn đề đặt ra, chúng ta hãy cùng phân tích từng cấp độ độc lập tự chủ nói trên và đối chiếu với điều kiện thực tế ở Việt Nam để có thể rút ra kết luận hợp lý, cụ thể là:
– Thứ nhất, độc lập tự chủ trong thiết lập mục tiêu hoạt động: Với mô hình này, Ngân hàng Trung ương có trách nhiệm quyết định chính sách tiền tệ, chế độ tỷ giá (nếu không theo chế độ thả nổi tỷ giá) và có quyền quyết định mục tiêu hoạt động chủ yếu trong số các mục tiêu đã được pháp luật quy định. Đây là cấp độ độc lập tự chủ cao nhất mà một Ngân hàng Trung ương có thể đạt được mà ví dụ điển hình là Hệ thống Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Tuy nhiên, đây cũng chính là cấp độ độc lập tự chủ khó vận dụng nhất, vì nó đòi hỏi Ngân hàng Trung ương phải có uy tín cao và năng lực thực thi rất tốt thì mới có thể biến mục tiêu hành hiện thực, nhất là trong giai đoạn thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt. Bên cạnh đó, cấp độ độc lập tự chủ này cũng đòi hỏi Ngân hàng Trung ương có khả năng dự báo chuẩn xác trên cơ sở các thống kê kinh tế- tài chính, vì chỉ có như vậy thì Ngân hàng Trung ương mới có thể thực hiện được mục tiêu đề ra.
Ngoài các lý do về trình độ phát kinh tế, tính đặc thù về thể chế chính trị và hệ thống pháp luật, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống tài chính nói riêng đang trong quá trình chuyển đổi mạnh mẽ, việc dự báo dựa trên các biến số kinh tế – tài chính là rất khó khăn. Bên cạnh đó, năng lực thống kê và dự báo của chúng ta hiện vẫn còn rất hạn chế. Vì vậy, mức độ tự chủ này là không phù hợp với Ngân hàng Nhà nước ít nhất là trong thời gian trung hạn.
– Thứ hai, độc lập tự chủ trong thiết lập chỉ tiêu hoạt động: Ở cấp độ này này, Ngân hàng Trung ương cũng được trao trách nhiệm quyết định chính sách tiền tệ và chế độ tỷ giá nhưng khác với cấp độ độc lập tự chủ trong thiết lập mục tiêu hoạt động ở chỗ một mục tiêu hoạt động chủ yếu của Ngân hàng Trung ương được quy định cụ thể trong Luật, ví dụ như mục tiêu hoạt động hàng đầu của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) là “duy trì sự ổn định giá cả”. Với cấp độ độc lập tự chủ này, việc thay đổi mục tiêu duy nhất đòi hỏi phải sửa đổi Luật Ngân hàng Trung ương. Hơn nữa, tương tự như lý do vừa nêu ở trên, cấp độ độc lập tự chủ này cũng tỏ ra không phù hợp với Ngân hàng Nhà nước trong giai đoạn trước mắt. Tuy nhiên, trong tương lai, cấp độ độc lập này có thể được cân nhắc, xem xét khi điều kiện cho phép (các biến số kinh tế – tài chính đã trở nên ổn định hơn; năng lực thống kê, dự báo được cải thiện;…);
– Thứ ba, độc lập tự chủ trong lựa chọn công cụ điều hành: Với mô hình này, Chính phủ hoặc Quốc hội quyết định chỉ tiêu chính sách tiền tệ sau khi thảo luận, thỏa thuận với Ngân hàng Trung ương. Khi quyết định được thông qua, Ngân hàng Trung ương có trách nhiệm hoàn thành chỉ tiêu trên cơ sở được trao đủ thẩm quyền cần thiết để có thể toàn quyền lựa chọn những công cụ điều hành chính sách tiền tệ phù hợp nhất. Tiêu biểu cho cấp độ độc lập tự chủ này là Ngân hàng Dự trữ New Zealand (The Reserve Bank of New Zealand) và Ngân hàng Canada (The Bank of Canada). Nói cách khác, Ngân hàng Trung ương được trao đủ thẩm quyền để lựa chọn các công cụ điều hành một cách linh hoạt và phù hợp nhất nhằm đạt được các chỉ tiêu đã được thoả thuận giữa Chính phủ/Quốc hội với Ngân hàng Trung ương.
– Thứ tư, độc lập tự chủ hạn chế: Là cấp độ độc lập tự chủ thấp nhất, theo đó Chính phủ là nơi quyết định chính sách (cả về mục tiêu lẫn chỉ tiêu hoạt động) cũng như can thiệp vào quá trình triển khai thực thi chính sách tiền tệ. Đây là một trong những nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Trung ương, nhất là trong việc thực hiện mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền. Đây chính là trường hợp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay và trên thực tế thì mức độ độc lập tự chủ này đã bộc lộ nhiều mặt hạn chế, bất cập.
Một số công trình nghiên cứu khác nhau cũng đã đi đến kết luận rằng những nước mà Ngân hàng Trung ương có mức độ độc lập tự chủ cao thường có tỷ lệ phạm phát thấp (Eijffinger & De Haan, 1996). Nói chung, các nghiên cứu về Ngân hàng Trung ương thường nghiêng về ý kiến cho rằng nên giao việc xây dựng, quyết định và thực thi chính sách tiền tệ cho một Ngân hàng Trung ương chuyên sâu, độc lập và kiên định với mục tiêu hàng đầu là duy trì sự ổn định giá cả. Điều đó sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của các tác động về mặt chính sách cũng như uy tín của các nhà hoạch định chính sách. Tất nhiên, tính độc lập của Ngân hàng Trung ương cần được xây dựng trên cơ sở các quy định pháp lý liên quan. Việc thiếu tôn trọng pháp luật ở một số nước là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng Ngân hàng Trung ương độc lập về mặt hình thức không có khả năng kiểm soát lạm phát và thực thi các chức năng một cách có hiệu quả.
Như vậy, theo quan điểm của tác giả, cấp độ “Độc lập tự chủ trong lựa chọn công cụ điều hành” tỏ ra phù hợp nhất với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay cũng như trong nhiều năm tới, đặc biệt là trong bối cảnh việc điều hành chính sách tiền tệ ở nước ta đã từng bước được đổi mới theo nguyên tắc thị trường, dần loại bỏ các công cụ trực tiếp và sử dụng các cụng cụ gián tiếp. Hơn nữa, mức độ độc lập tự chủ này cho phép dung hoà giữa mục tiêu của chính sách tiền tệ với các mục tiêu của chính sách kinh tế trong một giai đoạn nhất định.
Với những lập luận nói trên, tác giả cho rằng trong thời gian trước mắt, chúng ta không nên đặt vấn đề lựa mô hình Ngân hàng Trung ương độc lập với Chính phủ. Thay vào đó, để đảm bảo thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu đề ra, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần được trao quyền độc lập, tự chủ hơn trong việc đưa ra các quyết định chính sách; đồng thời được quyền kiểm soát tất cả các công cụ có ảnh hưởng tới các mục tiêu của chính sách tiền tệ, nhất là về vấn đề chống lạm phát, hạn chế việc tài trợ trực tiếp cho thâm hụt ngân sách của Chính phủ. Bên cạnh đó, cũng cần trao cho Ngân hàng Nhà nước quyền chủ động quyết định về tài chính, tức là tự chủ về ngân sách. Có như vậy thì Ngân hàng Nhà nước mới có đủ nguồn lực để thu hút đội ngũ cán bộ, công chức có đủ năng lực, trình độ để đảm bảo thực thi chức năng, nhiệm vụ một cách có hiệu quả nhất.
Tác giả: Doãn Hữu Tuệ
(Viện Chiến lược Ngân hàng)