Thứ sáu, Tháng mười một 29, 2024
Mở tài khoản chứng khoán Phú Hưng với Cố vấn đầu tư cao cấp, quản lý tài sản và ủy quyền đầu tư. ID:2206
Trang chủKỹ NăngChứng KhoánBài học “bẫy cổ tức”

Bài học “bẫy cổ tức”

Mo tai khoan chung khoan Phú Hưng Securities, ID:2206

Nhiều người hứng thú với việc mua cổ phiếu của các doanh nghiệp trả cổ tức. Điều đó nghe thật hấp dẫn làm sao, mua một doanh nghiệp và họ sẽ trả tiền cho bạn đều đặn, cứ như thể bạn có máy in tiền vậy.

Nhiều người thậm chí còn cho rằng cổ tức là lý do duy nhất để sở hữu một công ty đại chúng, vì đó là những đồng tiền thật sự bạn có thể nhìn thấy được từ công ty. Bất cứ phần lợi nhuận nào khác từ cổ phiếu sẽ đến từ việc bạn bán cổ phiếu mình đang sở hữu cho một người nào khác.

cổ tức

Lý do tốt

Lý do tốt chính là công ty có nhiều tiền mặt hơn khả năng sử dụng chúng để sinh lời cho cổ đông. Một vị CEO tốt biết rằng phần tiền thặng dư này thuộc về những người chủ, các cổ đông, bao gồm bạn.

Lý do chính đáng duy nhất để ông ta giữ lại phần tiền không phải của mình là liệu ông ta có thể dùng nó để phát triển doanh nghiệp tăng trưởng ở tỉ lệ đủ cao để có thể biện hộ cho việc giữ tiền hay không. Chúng ta gọi tỉ lệ này là ROE (Return on Equity – Thu nhập trên vốn cổ phần), và như bạn đã biết, đây là một chỉ số cực quan trọng.

Một vị CEO tốt sẽ đánh giá năng suất làm việc của đội ngũ của mình, một phần bằng khả năng đầu tư vốn cổ phần của họ. Thực tế, người ta còn cho rằng giám sát sự phân bổ vốn cổ phần là công việc quan trọng nhất của một CEO.

Một lựa chọn hợp pháp để phân bổ nguồn vốn chính là hoàn trả lại cho chủ nhân của nó, các cổ đông, khi vị CEO không thể nghĩ ra cách nào tốt hơn để dùng nó.

Lý do không tốt

Lý do thứ hai chính là một lý do không tốt: vài công ty có lệ dành ra một tỉ lệ thu nhập để trả cổ tức nhằm tạo một ảo ảnh doanh nghiệp vững mạnh. Động thái này bắt nguồn từ đặc điểm của Ngài Thị Trường, vốn thích ảo ảnh về sự bền vững hơn là sự thật.

Nếu thu nhập của doanh nghiệp bị lung lay, lượng tiền dùng để trả cổ tức cũng bị dao động, thế là ông ta đâm ra căng thẳng. Ông không muốn nhận cổ tức lúc thì cao lúc thì thấp. Ông ta muốn cổ tức phải ổn định, đẻ ra tiền đều như trái phiếu.

Nếu điều ông muốn được thỏa mãn, ông ta sẵn sàng trả giá cao để mua cổ phiếu đó. Một số nhà điều hành (CEO), hành động theo bản năng, đã đáp ứng mong muốn của ngài thị trường bằng cách trả cổ tức đều đặn từ quý này sang quý khác.

Việc trả cổ tức đều đặn này đã hấp dẫn các nhà đầu tư, đặt biệt là những nhà đầu tư cao tuổi đã nghỉ hưu vì họ nghĩ (một cách sai lầm) rằng trả cổ tức đều đặn cho thấy sự ổn định của doanh nghiệp và vì vậy mà việc đầu tư sẽ rất ít rủi ro.

General Motor (GM) “gặp hạn” nhìn từ Cash Flow

Một ví dụ điển hình như Công ty General Motor (GM). Nhiều năm liền, GM trả cổ tức đều đặn. Họ trả cổ tức 0,25 đô la mỗi cổ phiếu trong năm 2008. Quả là một hành động nhiệm mầu, vì vào thời điểm đó, họ đã sạch nhẵn tiền mặt và đang tiến hành thủ tục tuyên bố phá sản. Không lợi nhuận, không dòng tiền mặt, tiền họ có là những đồng tiền đi vay.

Để duy trì ảo ảnh doanh nghiệp vững mạnh, họ lại dùng tiền này để trả cổ tức, ảo ảnh lại được duy trì. Và, những nhà đầu tư khờ khạo bị huyễn hoặc bởi cổ tức sẽ tiếp tục giữ lại cổ phiếu.

Không phải công ty trả cổ tức cao sẽ tốt - bài học "bẫy cổ tức" của General Motor

Một người bạn lớn tuổi của tôi (84 tuổi) ở Jackson Hole đã gặp tình trạng này. Trước khi chồng bà chết, ông dặn đi dặn lại bà phải giữ cổ phiếu GM vì công ty sẽ trả cổ tức cho bà. Ông đã không nhìn được tương lai mười năm sau khi ông mất, và bà thì không biết gì hơn là nghe theo lời ông. Bà đã giữ cổ phiếu từ lúc nó còn ở giá 80 đô la cho đến khi mất giá hoàn toàn còn 0 đô la vào thời điểm tôi viết cuốn sách này.

Sự sụp đổ của một cổ phiếu từng có giá 80 đô la mất nhiều năm, nhưng được che đi bởi cổ tức 13 đô la trong suốt thời gian đó. Đặt lên bàn tính, đây là một vụ đánh đổi chẳng tốt tí nào. Tại sao bà vẫn giữ chặt cổ phiếu này? Bởi vì GM luôn là cỗ máy trả cổ tức đều đặn, đến nỗi bà chẳng thể nào tin được họ đang gặp rắc rối. Năm 2002 tôi đi cùng bà đến tiệc sinh nhật của một người bạn và chúng tôi đã bàn về những khoản đầu tư của bà. Tôi đã bảo rằng GM đang gặp trục trặc và bà nên bán đi. Nhưng bà đã không tin vào điều đó. Bà bảo: “Nhưng nó vẫn trả cổ tức đều đặn cơ mà, như vậy ắt là nó vẫn hoạt động tốt đấy chứ.” Bà đã tin vào ảo ảnh, và đã mất hầu hết số tiền đầu tư vào GM.

Người tốt thường hay bị che mắt bởi những trò lừa đảo.

Tôi nhắc lại, cổ tức chỉ tốt nếu công ty không còn cách nào tốt hơn để sử dụng tiền của bạn. Nếu bạn đã nghỉ hưu và cần dòng tiền từ cổ tức để sống, đầu tư vào một doanh nghiệp tốt trả cổ tức đều đặn là một ý tưởng hay, miễn là cổ tức đó đến từ dòng tiền tự do thực sự.

Hãy nhìn vào dòng Tổng cổ tức chi trả (Total Cash Dividends Paid). Hãy nhìn trong ba năm gần đây, GM chỉ trả 567 triệu đô la, 563 triệu đô la và 1.134 triệu đô la? Giờ hãy nhìn vào hai dòng bên dưới, bạn sẽ thấy họ lấy tiền từ đâu. Năm 2003 và 2004, GM mượn tổng cộng là 58 tỉ đô la và 17 tỉ đô la. Trong ba năm kế tiếp, họ trả nợ 12 tỉ đô la trong số đó và dùng 1 ít để trả cổ tức.

Đó có phải là một hành động thông minh? Không đâu. Họ đẩy chủ nhân của mình, trong đó có bạn, vào cảnh nợ nần và sau đó trả cổ tức bằng số tiền đi vay. Phần bạn và các cổ đông khác, mọi người thầm cảm ơn họ vì đã giữ cho công ty ổn định, trong khi đó, công ty đang trên đà đánh mất hoàn toàn giá trị.

Cổ tức, đặc biệt là nó càng lớn, càng đều, càng cần được bạn xem xét dưới góc nhìn chủ doanh nghiệp, hơn là góc nhìn của một người đi cắt coupon, săn khuyến mãi. Nếu bạn dự tính sở hữu một doanh nghiệp trả cổ tức đều đặn, bạn nên hiểu rõ doanh nghiệp và, đặc biệt cần hiểu rõ tiền trả cổ tức được lấy từ đâu.

Nguồn: sách Payback Time – Ngày Đòi Nợ – Phil Town

Phil Town’s Rule #1 Investing/

Chương trình ưu đãi đặc biệt: Mở tài khoản chứng khoán Phú Hưng Securities với Cố vấn đầu tư cao cấp, quản lý tài sản và ủy quyền đầu tư NGUYỄN VĂN HÙNG - ID:2206. Nhận ngay 20K tiền mặt. Chi tiết liên hệ hotline: 0905 889 188Mo tai khoan chung khoan Phu Hung Securities
Hung.MBA
Hung.MBAhttps://mbaz.net
Mình là Hung.MBA, tốt nghiệp MBA của RMIT Việt Nam. Đây là Blog cá nhân của mình. Là một doanh nhân người Việt, hiện đang đương nhiệm vai trò: CEO của HSMA | Mentor cho VinaDomain | Co-Founder của Lelp.net. >>> Tự nhận thấy: - Yêu màu hồng, ghét sự giả dối. - Thích màu tím thủy chung, ghét sự cô đơn. - Sống nội tâm, hay khóc thầm và yêu bóng tối. - Thích thể thao, đam mê công nghệ. - Thích linh tinh thì làm marketing.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin mới nhất