Thứ năm, Tháng mười một 28, 2024
Mở tài khoản chứng khoán Phú Hưng với Cố vấn đầu tư cao cấp, quản lý tài sản và ủy quyền đầu tư. ID:2206
Trang chủKinh TếTăng lãi suất trước áp lực tỷ giá hay chọn tăng trưởng...

Tăng lãi suất trước áp lực tỷ giá hay chọn tăng trưởng kinh tế?

Mo tai khoan chung khoan Phú Hưng Securities, ID:2206

Báo cáo phân tích mới đây của HSBC Việt Nam cho biết trong bối cảnh áp lực lên VND gần đây đang gia tăng, đã có những băn khoăn liệu điều này có thúc giục Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tăng lãi suất.

“Mặc dù cũng có rủi ro nhưng chúng tôi không cho rằng khả năng này sẽ xảy ra”, HSBC dự báo.

Theo nhận định của tổ chức này, việc tăng lãi suất trong khi tăng trưởng tín dụng còn yếu có thể không tốt cho khi tăng trưởng kinh tế  mới “chớm nở” và đây cũng không phải liều thuốc tiên để hỗ trợ cho đồng nội tệ. Vì vậy, HSBC không kỳ vọng NHNN sẽ có động thái như vậy.

Các chuyên gia phân tích nhận định Việt Nam tiếp tục chặng đường phục hồi không mấy bằng phẳng trong tháng 4, phần nào phản ánh mức độ bất ổn cao của môi trường toàn cầu. Điểm nhấn đáng khích lệ là xuất khẩu  tăng 10,6% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu nhờ nhóm hàng điện tử (tăng 20% so với cùng kỳ).

Tuy nhiên, một số nhà xuất khẩu đã ghi nhận những mối lo ngại bắt nguồn từ gián đoạn ở Biển Đỏ trong thương mại với châu Âu. Xuất khẩu dệt may và da giày vốn có điểm đến chính là châu Âu đã ngưng phục hồi, giảm gần 3% so với cùng kỳ năm trước.

Mặc dù vậy, HSBC nhận định năng lực sản xuất của Việt Nam mở rộng thông qua các dòng FDI  dồi dào sẽ tạo thêm điều kiện thuận lợi cho sự phục hồi mang tính chu kỳ mạnh mẽ hơn khi chu kỳ thương mại nói chung lấy lại phong độ.

Trong 4 tháng đầu năm, FDI mới vào lĩnh vực sản xuất tăng 50% so với cùng kỳ năm trước, còn vốn FDI giải ngân cũng vọt lên mức cao kỷ lục trong nhiều năm, đạt hơn 6 tỷ USD. Apple, vốn đã đầu tư gần 16 tỷ USD, vừa công bố ý định đẩy mạnh đầu tư ở Việt Nam sau chuyến viếng thăm của CEO Tim Cook.

Theo ghi nhận của HSBC, nhu cầu hàng hóa vẫn đang phục hồi, nhu cầu đối với dịch vụ du lịch đã gia tăng. Một phần là nhờ chính sách nới lỏng thị thực năm ngoái, Việt Nam đã đón tổng cộng hơn 6 triệu lượt khách quốc tế  từ đầu năm tới nay, cho thấy mục tiêu 17-18 triệu khách tới cuối năm hoàn toàn nằm trong tầm tay. 

Bên cạnh đó, lạm phát  được cho rằng đã trở thành một vấn đề sát sườn. Lạm phát toàn phần tăng 0,1% so với tháng trước, đẩy lạm phát của năm so với cùng kỳ lên 4,4%, tương đương với dự báo của một số tổ chức quốc tế.

Đây là lần đầu tiên trong hơn một năm rưỡi lạm phát tăng đến gần mức trần 4,5% của NHNN. Cũng giống như những lần trước, yếu tố thúc đẩy chính vẫn là giá dầu cao hơn và lạm phát thực phẩm tăng.

Yếu tố giá dầu thể hiện mức độ dễ bị ảnh hưởng của Việt Nam đối với những biến động trên thị trường hàng hóa thế giới, trong khi đó, yếu tố liên quan đến lạm phát thực phẩm cho thấy ngay cả với một nước xuất khẩu lương thực như Việt Nam cũng không tránh khỏi ảnh hưởng từ chi phí thực phẩm cao.

“Chúng tôi kỳ vọng lạm phát sẽ vượt trần 4,5% trong quý II/2024 nhưng cũng chỉ trong thời gian rất ngắn, trước khi có thể giảm xuống dưới 4% so với cùng kỳ năm trước trong quý III/2024”, HSBC dự báo.

Áp lực tỷ giá dự kiến vẫn cao trong quý II

Duy trì quan điểm tích cực về thị trường và nền kinh tế. Hiện nay, động lực tăng trưởng kinh tế rất mạnh, với sự phục hồi của hoạt động tiêu dùng và xuất khẩu  đều tiến triển như kỳ vọng. Các công ty hiện đã chuẩn bị tốt hơn nhiều so với năm 2022 và 2023 sau những nỗ lực tái cơ cấu và giảm nợ.

Việc tăng lãi suất (nếu cần thiết để hỗ trợ ổn định tỷ giá hối đoái) từ 50 điểm cơ bản lên 100 điểm cơ bản sẽ không tác động đáng kể đến quá trình phục hồi kinh tế nhưng cần thiết để thúc đẩy môi trường kinh tế vĩ mô ổn định hơn.

VND mất giá so 2% với USD trong tháng 4 hay mất 4,4% từ đầu năm, song vẫn trội so với các nước trong khu vực như JPY (-11,9%), KRW (-7,1%), THB (-8,6%), IDR (-5,6%). Trong dài hạn, một số loại tiền tệ bị mất giá cao hơn trong hai năm qua, tuy nhiên, VND chỉ mất giá dưới 3% mỗi năm và tỷ giá hối đoái năm 2024 dự kiến cũng sẽ có diễn biến tương tự.

Giống như các nền kinh tế khác, sự mất giá của VND chủ yếu là do chỉ số USD (DXY) tăng. Đặc biệt, DXY tăng 1,7% trong tháng 4 và 4,8% từ đầu năm lên 106,2 do Fed gần đây cho thấy tín hiệu không cắt giảm lãi suất cho đến tháng 9.

Dữ liệu lạm phát  gần đây cho thấy rủi ro địa chính trị cũng ngày càng phức tạp hơn. Ngoài ra, giá vàng miếng trong nước Việt Nam tăng 7,2% kể từ đầu tháng 3 hay 12,1% kể từ đầu năm, thậm chí cao hơn mức tăng của giá vàng thế giới. Có khả năng Việt Nam có thể nhập khẩu  vàng để thu hẹp khoảng cách giữa giá trong nước và giá thế giới, đồng nghĩa với việc nhu cầu USD tăng cao.

Yếu tố không kém phần quan trọng là nhu cầu theo chu kỳ từ các công ty nước ngoài và các nhà nhập khẩu xăng dầu, bao gồm việc hoàn trả cổ tức của các công ty FDI cho nước họ, dòng vốn FII chảy ra từ cuối năm 2023 cũng như nhu cầu nhập khẩu xăng dầu cao hơn do Nhà máy lọc dầu Bình Sơn bảo trì 50 ngày trong quý I.

Ở diễn biến khác, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có động thái nhằm hạn chế áp lực tỷ giá. Kể từ ngày 11/3, NHNN đã rút ròng tổng cộng 171.000 tỷ đồng (7 tỷ USD) khỏi hệ thống ngân hàng thông qua tín phiếu kho bạc và repo. Với dự trữ ngoại hối mạnh hiện tại với hơn 3 tháng nhập khẩu, NHNN cũng công bố giá USD giao ngay cho các ngân hàng thương mại ở mức 25.450 đồng (tăng 4,9% so với đầu năm) nhằm hạn chế đà tăng tỷ giá.

Áp lực tỷ giá dự kiến vẫn còn trong ngắn hạn quý II, nhưng tỷ giá dự kiến sẽ kết thúc năm 2024 ở mức 3%-3,7%. Điều này do dự kiến Fed cắt giảm lãi suất vào tháng 9, thu hẹp lãi suất giữa lãi suất tiền gửi của Việt Nam và lãi suất Fed cũng như lãi suất cơ bản của Fed, thặng dư thương mại mạnh.

Lãi suất ở Việt Nam sẽ phục hồi trở lại từ vùng thấp kỷ lục, nhưng vẫn ở mức hấp dẫn cho tăng trưởng kinh tế. Sau khi giảm 300 điểm cơ bản vào năm 2023, lãi suất tiền gửi từ các ngân hàng trong nước của Việt Nam đã giảm thêm 50 điểm cơ bản trong quý I. Tuy nhiên, do tác dụng phụ từ việc NHNN rút ròng, lãi suất qua đêm đã tăng từ mức dưới 1% lên trên 4% vào đầu tháng 4 năm 2024, tiến gần đến lãi suất tiền gửi dài hạn.

Mặc dù T-bill (tín phiếu) hết hạn vào cuối tháng 4, hầu hết các ngân hàng trong nước gần đây vẫn điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi một chữ số, sớm hơn dự kiến trước đó. Theo quan sát từ các ngân hàng trong nước, sự đồng thuận kỳ vọng lãi suất sẽ tăng 50 điểm cơ bản so với năm 2023, ngụ ý lãi suất tiền gửi cuối năm 2024 là 5,5%, vẫn thấp hơn nhiều so với mức bình thường là 6%-6,5%. Do đó, việc điều chỉnh tăng lãi suất lành mạnh có thể vừa giảm bớt áp lực tiền tệ, vừa hỗ trợ tín dụng trong nước và tăng trưởng kinh tế.

Tương quan lãi suất VND và lãi suất Fed. (Nguồn: LVF).

Chương trình ưu đãi đặc biệt: Mở tài khoản chứng khoán Phú Hưng Securities với Cố vấn đầu tư cao cấp, quản lý tài sản và ủy quyền đầu tư NGUYỄN VĂN HÙNG - ID:2206. Nhận ngay 20K tiền mặt. Chi tiết liên hệ hotline: 0905 889 188Mo tai khoan chung khoan Phu Hung Securities
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin mới nhất