Thứ sáu, Tháng mười hai 6, 2024
Mở tài khoản chứng khoán Phú Hưng với Cố vấn đầu tư cao cấp, quản lý tài sản và ủy quyền đầu tư. ID:2206
Trang chủKinh TếPMI trên 50 điểm nhưng Việt Nam vẫn đứng gần cuối trong...

PMI trên 50 điểm nhưng Việt Nam vẫn đứng gần cuối trong nhóm ASEAN-6

Mo tai khoan chung khoan Phú Hưng Securities, ID:2206

Mặc dù ngành sản xuất của Việt Nam có sự phục hồi song còn thiếu bền vững, đứng gần cuối so với nhóm nước ASEAN-6 và Myanmar. Hiện đơn hàng đã quay trở lại nhưng còn nhiều rủi ro, các thị trường xuất khẩu của Việt Nam đều đã có sự hồi phục song sức cầu còn yếu.

Theo báo cáo từ S&P Global, mặc dù giữ được chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng – Purchasing Managers’ Index™ (PMI ) trên 50 điểm song Việt Nam vẫn là quốc gia có điểm số PMI  gần thấp nhất trong nhóm nước ASEAN-6 gồm Singapore, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái LanViệt Nam.

So với Myanmar, PMI của Việt Nam cũng thấp hơn nhiều khi quốc gia này liên tục tăng trưởng rất mạnh từ cuối năm 2023 và đạt tới 52,1 điểm trong tháng 5.

Cụ thể, Việt Nam ghi nhận PMI đạt 50,3 điểm trong tháng 5, tương đương với Thái Lan (50,3 điểm) song thấp hơn Phillipines 51,9 điểm, Myanmar 52,1 điểm, Indonesia 52,1 điểm, Singapore 54,2 điểm. Quốc gia duy nhất trong ASEAN-6 là có điểm số PMI thấp hơn Việt Nam là Malaysia 50,2 điểm nhưng khoảng cách 0,1 điểm cũng không đáng kể.

PMI ngành sản xuất một số nước trong ASEAN. (Nguồn: S&P Global).

Đánh giá về ngành sản xuất Việt Nam, TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách Tài chính – Tiền tệ quốc gia cho rằng tuy PMI của Việt Nam ở mức thấp hơn trung bình ASEAN song việc có 4/5 tháng PMI trên 50 điểm đã là yếu tố tích cực với Việt Nam. Bởi lẽ, năm ngoái, PMI nhiều tháng giảm sâu dưới 50 điểm cho thấy tín hiệu rất tiêu cực của ngành sản xuất.

Năm nay, PMI vươn lên trên 50 điểm ngay từ đầu năm và chỉ bị ngắt quãng ở tháng 3. Mặc dù vậy, PMI chỉ khoảng 50,3 -50,4 điểm cho thấy sự hồi phục còn rất yếu. Đơn hàng đã quay trở lại nhưng còn nhiều rủi ro, các thị trường xuất khẩu  của Việt Nam đều đã có sự hồi phục song sức cầu còn yếu.

Các nước đều phải dựa vào thị trường nội địa để “chống đỡ” ngành sản xuất khi xuất khẩu yếu đi thì Việt Nam với một nền kinh tế rất mở sẽ dễ bị tổn thương hơn.

“Ở trong nước, tiêu dùng của chúng ta phục hồi tăng khoảng 8,7% trên danh nghĩa trong 5 tháng đầu năm nhưng so với năm 2019 thì mức độ tăng trưởng vẫn thấp hơn cho thấy sức cầu có hồi phục nhưng còn yếu khi người tiêu dùng thận trọng hơn trong bối cảnh kinh tế khó khăn”, ông Lực nói.

Dù vậy, chuyên gia đánh giá rằng sản xuất công nghiệp sẽ sớm phục hồi do xuất khẩu đang tích cực dần lên. Dù vậy, cần thêm thời gian để tăng trưởng xuất khẩu bền vững hơn khi các thị trường nước ngoài hồi phục.

Áp lực giá cả đang tăng lên

Về chỉ số PMI chung của toàn ASEAN, PMI toàn phần tháng 5 đạt 51,7 là mức cao nhất kể từ tháng 4/2023 Sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới đều tăng mạnh nhất trong 13 tháng tuy nhiên, áp lực giá cả tăng lên. 

S&P Global đánh giá, các điều kiện hoạt động cải thiện mạnh mẽ trong ngành sản xuất của ASEAN. Cả sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới đều được ghi nhận tăng mạnh hơn. Yêu cầu sản xuất tăng đã khiến hoạt động mua hàng tăng mạnh hơn, và từ đó hàng tồn kho trước sản xuất cũng tăng mạnh hơn.

Tuy nhiên, xu hướng nhu cầu hàng hóa tăng cũng đã gây ra áp lực lạm phát mạnh hơn, và đây là mức áp lực cao của thời kỳ ba tháng. PMI tháng 5 tăng so với mức 51 của tháng 4, cho thấy sức khỏe của ngành sản xuất ASEAN cải thiện mạnh hơn và liên tục. Số lượng đơn đặt hàng mới được ghi nhận tăng nhanh hơn trong tháng 5.

Tốc độ đơn hàng cũng tăng nhanh nhất trong 13 tháng, chủ yếu xuất phát từ nhu cầu nội địa. Các nhà sản xuất khu vực ASEAN tiếp tục tăng sản lượng của họ. Trên thực tế, sản lượng đã tăng mạnh, và đây là mức tăng đáng kể nhất kể từ tháng 4/2023.

PMI toàn phần ngành sản xuất của ASEAN. (Nguồn: S&P Global).

Hoạt động mua hàng hóa đầu vào tăng mạnh trong tháng 5 đã khiến hàng tồn kho trước sản xuất tăng mạnh hơn sau khi nhìn chung không thay đổi trong tháng 4.

Hàng tồn kho thành phẩm tiếp tục giảm, tốc độ giảm đã nhanh hơn và trở thành mức mạnh nhất trong một năm tính đến thời điểm này, cho thấy một số nhà sản xuất quyết định bán trực tiếp hàng tồn kho để đáp ứng yêu cầu sản xuất. Về khía cạnh giá cả, gánh nặng chi phí và giá cả đầu ra đã tăng với mức mạnh nhất kể từ tháng 2.

Việc làm đã giảm tháng thứ hai liên tiếp trong tháng 5. Mức giảm đã nhẹ bớt kể từ tháng 4 và nhìn chung chỉ là nhỏ. Trong khi đó, lượng công việc tồn đọng tăng tháng thứ ba liên tiếp, và mức tăng lần này là đáng kể nhất trong thời gian một năm.

Dữ liệu cho thấy áp lực sản xuất tăng, và các nhà sản xuất ASEAN đang chật vật giải quyết lượng công việc đang tăng lên, đặc biệt khi việc làm vẫn trong tình trạng suy giảm. Nhìn về tương lai, các công ty sản xuất ASEAN vẫn lạc quan về các triển vọng tổng thể tăng sản lượng trong một năm tới. Niềm tin kinh doanh đã mạnh hơn sau khi giảm trong tháng 4.

Bình luận về dữ liệu chỉ số PMI ngành sản xuất ASEAN, Maryam Baluch, Chuyên gia kinh tế tại S&P Global Market Intelligence, nói: “Ngành sản xuất ASEAN tăng trưởng mạnh vào thời điểm giữa quý II”.

Tình trạng nhu cầu đã cải thiện thể hiện qua mức tăng mạnh và nhanh hơn của số lượng đơn đặt hàng mới, và từ đó hỗ trợ tình trạng tăng mạnh hơn của sản lượng, hoạt động mua hàng và hàng tồn kho trước sản xuất. Tuy nhiên, các công ty đã ghi nhận việc làm giảm nhẹ tháng thứ hai liên tiếp. Áp lực lạm phát cũng tăng trong tháng 5 nhưng vẫn thấp hơn so với dữ liệu lịch sử và do đó không gây ra mối lo ngại trực tiếp, ông Maryam Baluch nhận định.

Chương trình ưu đãi đặc biệt: Mở tài khoản chứng khoán Phú Hưng Securities với Cố vấn đầu tư cao cấp, quản lý tài sản và ủy quyền đầu tư NGUYỄN VĂN HÙNG - ID:2206. Nhận ngay 20K tiền mặt. Chi tiết liên hệ hotline: 0905 889 188Mo tai khoan chung khoan Phu Hung Securities
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin mới nhất