Thứ sáu, Tháng mười một 29, 2024
Mở tài khoản chứng khoán Phú Hưng với Cố vấn đầu tư cao cấp, quản lý tài sản và ủy quyền đầu tư. ID:2206
Trang chủKinh TếNhìn lại các diễn biến trong bài phát biểu quan trọng của...

Nhìn lại các diễn biến trong bài phát biểu quan trọng của ông Tập Cận Bình: Từ kinh tế, công nghệ đến đối ngoại, quân sự

Mo tai khoan chung khoan Phú Hưng Securities, ID:2206

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mới có bài phát biểu dài 2 giờ đồng hồ trong phiên khai mạc Đại hội Đảng lần thứ 20 sáng 16/10, vạch ra đường lối điều hành đất nước với hơn tỷ dân trong nhiều lĩnh vực từ công nghệ, COVID đến Đài Loan, Hong Kong. Dưới đây là những ý chính, theo tổng hợp từ Bloomberg.

Màn hình chiếu cảnh ông Tập Cận Bình phát biểu tại Đại hội Đảng lần thứ 20, Bắc Kinh, Trung Quốc. (Ảnh: Getty Images).

A- Chính sách đối ngoại:

Chủ tịch Tập Cận Bình: “Tầm ảnh hưởng quốc tế, sức hút và sức mạnh định hình thế giới của Trung Quốc đã tăng lên đáng kể”.

“Khi phải đối mặt với những thay đổi đột biến trong môi trường quốc tế, chúng ta đã giữ vững quyết tâm chiến lược và thể hiện được tinh thần đấu tranh. Trải qua những thử thách đó, chúng ta đã bảo tồn phẩm giá và lợi ích cốt lõi của Trung Quốc, đồng thời đạt được vị thế có lợi cho tiến trình phát triển và đảm bảo an ninh”.

Bối cảnh: Trong lần Đại hội Đảng lần gần đây nhất diễn ra năm 2017, ông Tập tuyên bố Trung Quốc sẽ “đứng vững và vươn cao ở phía Đông”, trái ngược với chiến lược “ẩn dật chờ thời” của nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình trước đây.

Đường lối mới của ông Tập cùng với các chính sách mạnh bạo trong vấn đề Hong Kong và Đài Loan, mập mờ thông tin về nguồn gốc COVID-19 và quan hệ thân thiết với Nga đã đẩy Trung Quốc vào thế đối đầu với phương Tây.

B- Mô hình phát triển

Chủ tịch Tập Cận Bình: “Con đường hiện đại hóa của Trung Quốc mang đến cho nhân loại một lựa chọn mới trong quá trình hóa đại hóa”.

Bối cảnh: Trung Quốc từ lâu đã nhấn mạnh rằng con đường phát triển của mình là độc nhất và không đi theo những cách tiếp cận truyền thống dựa vào chủ nghĩa tư bản của phương Tây.

Ông Tập nói rõ thêm rằng mô hình của Trung Quốc mang tính hòa bình và dựa theo sự lãnh đạo của Đảng, đạt được tăng trưởng chất lượng cao và “thịnh vượng chung” cho toàn dân.

Các quan chức trước đây tuyên bố rằng Bắc Kinh không muốn nhân rộng mô hình phát triển ra nước ngoài, nhưng Trung Quốc thời gian qua ngày càng thể hiện tham vọng cải tổ hệ thống quản trị toàn cầu bằng cách đưa ra những giải pháp thay thế.

C- Tiết kiệm

Chủ tịch Tập Cận Bình: “Chúng ta sẽ khuyến khích hệ tư tưởng về lao động, kinh doanh, cống hiến, sáng tạo và tiết kiệm trong toàn xã hội, đồng thời vun vén cho những xu hướng mới và thông lệ mới trong thời đại của chúng ta”.

Bối cảnh: Trong những năm gần đây, ông Tập đã cảnh báo tình trạng lãng phí lương thực và những video quay cảnh ăn uống quá đà đã bị cấm trên mạng Internet Trung Quốc. Giờ đây, có vẻ như ông Tập đang tiếp tục khuyến khích lối sống tiết kiệm. Trong bài phát biểu ở Đại hội Đảng 5 năm trước, từ “tiết kiệm” không hề xuất hiện.

D- Thịnh vượng chung

Chủ tịch Tập Cận Bình: “Chúng ta sẽ kiên định theo đuổi mục tiêu thịnh vượng chung. Chúng ta sẽ cải thiện hệ thống phân phối thu nhập. Chúng ta sẽ đảm bảo rằng làm việc càng nhiều thì thu nhập càng cao, khuyến khích mọi người làm giàu bằng cách làm việc chăm chỉ. Chúng ta sẽ thúc đẩy sự bình đẳng về cơ hội, gia tăng thu nhập của nhóm thu nhập thấp và mở rộng tầng lớp trung lưu. Chúng ta sẽ tiếp tục kiểm soát chặt hoạt động phân phối thu nhập và phương tiện tích lũy của cải”.

Bối cảnh:  Ông Tập nhấn mạnh khẩu hiệu thịnh vượng chung trong đợt siết chặt quản lý các tập đoàn công nghệ, giáo dục và bất động sản lớn vào năm ngoái. Chiến dịch mạnh tay của ông Tập đã khiến nhiều nhà đầu tư hốt hoảng và chịu lỗ nặng. Sang năm 2022, sự chú ý của công chúng Trung Quốc chuyển sang tác động tiêu cực của chính sách Zero COVID tới nền kinh tế.

Trong bài phát biểu khai mạc hôm 16/10, ông Tập cho thấy khẩu hiệu thịnh vượng chung và chiến dịch phân phối lại thu nhập vẫn nằm trong danh sách ưu tiên của giới lãnh đạo cấp cao.

GDP bình quân đầu người của Trung Quốc tăng trưởng vượt bậc trong hai thập kỷ qua.

E- Zero COVID

Chủ tịch Tập Cận Bình: “Để ứng phó với sự bùng phát bất ngờ của COVID-19, chúng ta đã đặt nhân dân và tính mạng con người lên trên hết, kiên trì theo đuổi chính sách Zero COVID linh hoạt. Chúng ta đã bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của người dân một cách tốt nhất có thể và đạt được những thành tựu cực kỳ đáng khích lệ cả trong ứng phó dịch bệnh lẫn phát triển kinh tế – xã hội”.

Bối cảnh: Chính sách phong tỏa hà khắc của Trung Quốc từng giúp số ca nhiễm và tử vong được kiểm soát ở mức thấp trong những tháng đầu đại dịch. Tuy nhiên, khi thế giới dần mở cửa sau dịch, việc Trung Quốc tiếp tục phong tỏa mỗi khi có ca nhiễm mới khiến người dân bất bình.

Theo Bloomberg, việc ông Tập khen ngợi thành tựu của Zero COVID cho thấy Trung Quốc có khả năng sẽ tiếp tục duy trì chính sách này.

F- Nền kinh tế

Chủ tịch Tập Cận Bình: “Sự phát triển chất lượng cao là ưu tiên hàng đầu trong quá trình xây dựng một đất nước chủ nghĩa xã hội hiện đại trên mọi khía cạnh. Phát triển là ưu tiên cao nhất trong đường lối của Đảng. Chúng ta không thể xây dựng một đất nước chủ nghĩa xã hội hiện đại và vững mạnh toàn diện nếu không có nền tảng công nghệ và của cải vững chắc”.

Bối cảnh:  Một số nhà phân tích dự đoán rằng bài phát biểu của ông Tập sẽ thể hiện sự chuyển hướng nhẹ từ tăng trưởng kinh tế sang an ninh quốc gia, nhưng ông Tập đã lặp lại khẩu hiệu từ những kỳ đại hội trước rằng phát triển kinh tế vẫn là “ưu tiên số 1” của đảng.

Một số nhà quan sát tình hình Trung Quốc kỳ vọng ông Tập sẽ đặt vấn đề an ninh và phát triển ngang hàng nhau, tức là Bắc Kinh có thể sẵn sàng chấp nhận tăng trưởng giảm tốc để đạt được các mục tiêu chính sách khác.

Việc ông Tập duy trì câu chữ như cũ cho thấy nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn trung thành với các mục tiêu kinh tế.

Theo ước tính trung vị của 40 nhà kinh tế do Reuters khảo sát, GDP của Trung Quốc tăng trưởng 3,4% trong quý III/2022.

G- Đài Loan 

Chủ tịch Tập Cận Bình: “Chúng ta sẽ tiếp tục nỗ lực cao nhất và chân thành nhất để thống nhất một cách hòa bình, nhưng chúng ta sẽ không bao giờ cam kết không sử dụng vũ lực, và chúng ta có thể thực hiện bất kỳ biện pháp nào cần thiết. Bánh xe lịch sử đang đi về phía thống nhất Trung Quốc và sự phục hưng của đất nước Trung Quốc. Quá trình thống nhất hoàn toàn đất nước chúng ta phải được thực hiện và chắc chắn sẽ được thực hiện”.

Bối cảnh: Ông Tập tái khẳng định quan điểm của Đảng về vấn đề Đài Loan, một trong những điểm gây căng thẳng với Mỹ. Bắc Kinh coi Đài Loan là một phần lãnh thổ của Trung Quốc và đã gia tăng hoạt động quân sự gần eo biển Đài Loan trong một năm qua.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhiều lần khẳng định Mỹ sẽ hỗ trợ Đài Loan nếu hòn đảo này bị tấn công, khác biệt hẳn với quan điểm “mập mờ chiến lược” xưa nay của Mỹ. Tuy nhiên, các quan chức Nhà Trắng lại liên tục khẳng định chủ trương của Mỹ trong vấn đề Đài Loan không hề thay đổi.

H- Hong Kong

Chủ tịch Tập Cận Bình: “Trong bối cảnh sự phát triển của Hong Kong gặp nhiều biến cố, chính quyền trung ương đã sử dụng quyền lực đối với đặc khu hành chính này theo quy định của Hiến pháp Trung Quốc và Luật Cơ bản của Hong Kong. Hong Kong đang được điều hành bởi những người yêu nước. Trật tự đã được lập lại ở Hong Kong, đánh dấu một bước ngoặt tích cực trong khu vực.

Bối cảnh: Bắc Kinh áp dụng luật an ninh quốc gia đối với Hong Kong vào tháng 6/2020 nhằm ngăn cấm các hành vi khủng bố, ly khai, lật đổ và thông đồng với thế lực nước ngoài. Các cuộc biểu tình trên khắp thành phố vào năm 2019 đã bị đạo luật an ninh mới dập tắt. Nhiều tờ báo bị đóng cửa một số người có tư tưởng đối lập đã bị bắt giam.

Mỹ, Anh và các quốc gia phương Tây khác đã chỉ trích Trung Quốc làm hạn chế quyền tự do ở Hong Kong.

I- Siết quản lý ngành công nghệ

Chủ tịch Tập Cận Bình: “Chúng ta sẽ tiếp tục tập trung vào những nhu cầu chiến lược của quốc gia, tập hợp sức mạnh để thực hiện những nghiên cứu khoa học và kỹ thuật bản xứ, quyết tâm giành chiến thắng trong các cuộc đua công nghệ cốt lõi”.

Bối cảnh: Việc Trung Quốc giáng đòn đau vào ngành công nghệ – một thời là niềm tự hào của đất nước tỷ dân – đã làm hơn 1.000 tỷ USD vốn hóa bay hơi và khiến các tập đoàn lớn như Alibaba, Tencent, Didi phải điêu đứng.

Bài phát biểu của ông Tập mang đến tâm lý lạc quan, khuyến khích ngành công nghệ tập trung cải tiến khi Mỹ cắt đứt nguồn cung bán dẫn công nghệ cao tới Trung Quốc.

Cổ phiếu công nghệ lao dốc vì chính sách mạnh tay của Trung Quốc, khiến nhà đầu tư thiệt hại nặng nề.

K- Quân đội

Chủ tịch Tập Cận Bình: “Chúng ta sẽ tăng cường huấn luyện quân đội trong điều kiện chiến đấu trên khắp mặt trận để kiểm tra năng lực của lực lượng vũ trang. Chúng ta sẽ cải tiến những định hướng quân sự mang tính chiến lược và phát triển các chiến lược, chiến thuật phù hợp với chiến tranh nhân dân, thiết lập một hệ thống răn đe chiến lược mạnh mẽ”.

Bối cảnh: Quân đội Trung Quốc trước đây tập trung chủ yếu vào tác chiến bộ binh. Ông Tập đã cam kết hiện đại hóa toàn quân trước năm 2027. Để đạt mục tiêu đó, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) đã trải qua nhiều thay đổi khổng lồ về tổ chức và nâng cấp trang thiết bị. Lực lượng lục quân được cắt gọt bớt trong khi các quân chủng khác như hải quân và tên lửa ngày càng lớn mạnh.

Hải quân Trung Quốc diễn tập bắn đạn thật trên biển Hoàng Hải năm 2012. (Ảnh: AP).

L- Mục tiêu phát triển xanh

Chủ tịch Tập Cận Bình: “Chúng ta sẽ hành động tích cực và thận trọng để thực hiện mục tiêu đạt đỉnh phát thải carbon và trung tính carbon. Dựa trên nguồn lực về năng lượng của Trung Quốc, chúng ta sẽ thúc đẩy những sáng kiến để sớm đạt đỉnh phát thải từng bước theo một kế hoạch kỹ lưỡng, phù hợp với nguyên tắc phải có nguồn mới trước khi từ bỏ nhiên liệu cũ”.

Bối cảnh: Ông Tập tỏ ra coi trọng môi trường trong di sản chính sách của mình hơn bất cứ nhà lãnh đạo Trung Quốc nào trước đây. Tình trạng ô nhiễm không khí từng làm khổ cư dân thành thị đã bị cắt giảm. Ông Tập còn đề ra những mục tiêu tham vọng cho Trung Quốc nhằm đạt phát thải ròng bằng 0 trong vòng 4 thập kỷ (trước năm 2060).

Tuy nhiên, những đợt thiếu điện liên tiếp ở nhiều địa phương và sự bất ổn của thị trường năng lượng toàn cầu vì xung đột Nga – Ukraine đã buộc ông Tập phải hướng sự tập trung quay lại an ninh năng lượng, bỏ rơi các mục tiêu khí hậu.

Ông Tập gửi thông điệp ngầm tới Mỹ trong phiên khai mạc Đại hội Đảng

Theo các nhà phân tích, tuy ông Tập không trực tiếp nhắc đến Mỹ hay Ukraine trong phiên khai mạc Đại hội Đảng, báo cáo của ông có chứa các tín hiệu quan trọng.

Các tín hiệu ngầm

Khi Chủ tịch Tập Cận Bình bước lên phát biểu tại Đại hội Đảng lần thứ 20 của Trung Quốc vào sáng 16/10, ông không đề cập đến bất kỳ chính sách đối ngoại cụ thể hay thách thức lớn nào mà nước phải này đối mặt trong 5 năm qua.

Ông không nhắc đến mối quan hệ xuống dốc giữa Trung Quốc và Mỹ, lập trường của Bắc Kinh đối với chiến sự Nga-Ukraine và chính sách chống dịch hà khắc Zero COVID. Nhưng dù không nói ra trực tiếp, ông Tập vẫn gửi đi thông điệp rõ ràng: Trung Quốc sẽ không nhường bước dẫu căng thẳng với phương Tây gia tăng.

Trong bài báo cáo khai mạc Đại hội Đảng, ông Tập sử dụng lối nói tổng quát, dành nhiều lời khen ngợi cho những thành tựu mà Trung Quốc đạt được dưới sự lãnh đạo của Đảng kể từ năm 2017, tờ South China Morning Post (SCMP) cho biết.

Ông nói thêm rằng trước những thay đổi nhanh chóng của tình hình quốc tế, đặc biệt là khi đối mặt với “sự hăm dọa, ngăn chặn, cô lập và áp lực cực đoan từ bên ngoài”, lợi ích quốc gia của Trung Quốc vẫn là điều tối quan trọng và tình hình chính trị trong nước là ưu tiên của Đảng.

Ông tiếp tục nhấn mạnh rằng Trung Quốc theo đuổi chính sách đối ngoại độc lập, coi trọng hòa bình và kiên quyết phản đối mọi hình thức của chủ nghĩa bá quyền, chính trị đàn áp và tâm lý chiến tranh lạnh.

Ông cũng nói rằng Trung Quốc đã tích cực tham gia vào công cuộc cải cách và xây dựng hệ thống quản trị toàn cầu, đồng thời duy trì vững chắc hệ thống quốc tế với cốt lõi là Liên Hợp Quốc và Hiến chương Liên Hợp Quốc.

Ông Tập không hề nhắc đến Ukraine. Nhưng ông Pang Zhongying, Giáo sư chính trị quốc tế tại Đại học Hải dương Trung Quốc đánh giá rằng việc ông Tập bảo vệ Hiến chương Liên Hợp Quốc thể hiện lập trường của Bắc Kinh đối với cuộc chiến tại Ukraine.

Ông Pang nói: “Tôi cho rằng việc ông Tập đề cập đến Hiến chương Liên Hợp Quốc có ý nghĩa rất quan trọng, bởi cuộc tấn công của Nga vào Ukraine đã vi phạm Hiến chương về chủ quyền. Và bằng cách nhắc lại điều này, Trung Quốc đã vạch ra một số ranh giới với Nga, thể hiện rằng quan điểm của họ về Ukraine khác với Nga”.

Cạnh tranh với Mỹ và phương Tây

Ông Tập cũng không trực tiếp nhắc đến một vấn đề to lớn khác là mối quan hệ của Bắc Kinh với Washington.

Căng thẳng giữa hai nước tiếp tục leo thang trong tuần vừa rồi sau khi chính quyền Tổng thống Biden áp đặt các hạn chế xuất khẩu nhằm ngăn cản doanh nghiệp chip Mỹ bán công nghệ và dịch vụ cho Trung Quốc. Đây là đòn giáng mạnh tới ngành công nghệ – một trong những ưu tiên hàng đầu của Bắc Kinh.

Dùng cách nói tổng quan, ông Tập khẳng định Trung Quốc phản đối chủ nghĩa đơn phương, chủ nghĩa bảo hộ và các hành vi bắt nạt. Ông nói thêm rằng Trung Quốc “kiên quyết duy trì công bằng và công lý trong môi trường quốc tế”.

Tuy không nhắc đến Mỹ trong báo cáo, ông Tập có nói rằng giáo dục, công nghệ và nhân tài là cơ sở cho sự phát triển của một Trung Quốc vững mạnh. Ông một lần nữa nhấn mạnh nhu cầu tự lực về công nghệ: “Công nghệ là lực lượng sản xuất chính, tài năng là nguồn lực chính và đổi mới là động lực chính”.

Theo tờ SCMP, sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ cũng được phản ánh trong phát biểu của ông Tập về quan hệ của Trung Quốc với những quốc gia đang phát triển khác. Trong bài báo cáo, ông Tập nói rằng Trung Quốc tán thành các quan niệm về tính trung thực, chân thành, ngay thẳng và lợi ích để tăng cường đoàn kết – hợp tác với các nước đang phát triển, đồng thời bảo vệ lợi ích chung của nhau.

Giáo sư Pang cho biết Mỹ cạnh tranh với Trung Quốc trong mối quan hệ với các nước đang phát triển. Đơn cử, chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ đang đối đầu với Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường của Trung Quốc.

Trung Quốc đang gặp rắc rối với các khoản cho vay dành cho các nước đang phát triển. Nhưng Giáo sư Pang cho rằng việc ông Tập nhấn mạnh vào lợi ích chung cho thấy Bắc Kinh đang tìm kiếm giải pháp. Ông bình luận: “Đây là cách ông Tập nói rằng Trung Quốc đang cố gắng tìm ra cách giải quyết cho các khoản vay và duy trì quan hệ tốt đẹp với các nước đang phát triển”.

Ông Xie Maosong, nhà nghiên cứu cấp cao tại của Viện Chiến lược Quốc gia tại Đại học Thanh Hoa, cho biết báo cáo của ông Tập về nền kinh tế cũng chỉ ra rằng Trung Quốc sẽ tạo ra cách riêng để đối đầu với những thách thức do phương Tây đặt ra.

Ông chỉ ra: “Một trong những điều cần lưu ý trong báo cáo là Trung Quốc ‘đang thúc đẩy xây dựng một nền kinh tế thế giới mở’. Khi phương Tây cố tách rời, Trung Quốc sẽ làm điều ngược lại, xây dựng thêm các quan hệ đối tác, các liên kết thương mại và đầu tư với những nước khác”.

Chương trình ưu đãi đặc biệt: Mở tài khoản chứng khoán Phú Hưng Securities với Cố vấn đầu tư cao cấp, quản lý tài sản và ủy quyền đầu tư NGUYỄN VĂN HÙNG - ID:2206. Nhận ngay 20K tiền mặt. Chi tiết liên hệ hotline: 0905 889 188Mo tai khoan chung khoan Phu Hung Securities
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin mới nhất