Đây là câu hỏi đang được nhiều doanh nghiệp xuất khẩu quan tâm. Khi Donald Trump trở lại với chính sách “Make America Great Again”, chủ nghĩa bảo hộ thương mại đang trỗi dậy mạnh mẽ.
Thuế đối ứng hay “reciprocal tax” là một chính sách đơn giản nhưng có tác động lớn. Bản chất của nó là: “Bạn đánh thuế hàng của tôi bao nhiêu, tôi sẽ đánh thuế hàng của bạn bấy nhiêu”. Việt Nam hiện áp thuế với hàng nhập khẩu từ Mỹ cao hơn mức Mỹ áp với hàng Việt Nam. Nếu thuế đối ứng được áp dụng, hàng Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ sẽ bị tăng thuế trung bình khoảng 2,9%.
Hiểu rõ thuế quan mới của Mỹ:
- Thuế đối ứng – nguyên tắc “anh đánh thuế tôi bao nhiêu, tôi đánh thuế anh bấy nhiêu”. Việt Nam có thể bị áp thêm trung bình 2,9% thuế với hàng xuất khẩu sang Mỹ. Đây là mức thuế nhẹ hơn so với thuế bao trùm 10% mà Trump đã đề cập.
- Thuế trọng yếu – bảo vệ các ngành quan trọng với an ninh quốc gia Mỹ. Máy tính, điện thoại từ Việt Nam (Samsung, LG) có thể bị ảnh hưởng. Ô tô là ngành được Mỹ bảo hộ mạnh mẽ nhất.
- Thuế thứ cấp – áp đặt lên các nước giao thương với đối thủ của Mỹ. Hiện tại, điều này không quá ảnh hưởng đến Việt Nam.
Những ngành nào của Việt Nam sẽ chịu tác động nặng nề nhất?
- Rủi ro cao:
Gỗ và giấy: Mức thuế có thể tăng từ gần 0% hiện tại lên đến 22%, do chênh lệch thuế giữa hai nước rất lớn. Việt Nam đánh thuế cao với gỗ Mỹ, nhưng gỗ Việt Nam vào Mỹ gần như không chịu thuế.
Dày dép, mũ nón: Việt Nam áp thuế cao với giày dép Mỹ, trong khi giày dép Việt Nam vào Mỹ chịu thuế thấp. Mức chênh lệch này sẽ bị cân bằng lại, khiến hàng Việt mất lợi thế cạnh tranh.
Một số sản phẩm nông nghiệp: Đặc biệt là hạt điều, cà phê, hạt tiêu hiện hưởng thuế thấp khi vào Mỹ, nhưng Việt Nam lại áp thuế cao với nông sản Mỹ. - Rủi ro trung bình:
Thủy sản: Mức chênh lệch thuế giữa hai bên ở mức vừa phải (khoảng 5-10%). Thị trường Mỹ quan trọng, nhưng không phải là thị trường duy nhất của thủy sản Việt Nam. Các sản phẩm thủy sản đã có nhiều thị trường xuất khẩu thay thế.
Một số mặt hàng nông nghiệp khác: Mức chênh lệch thuế ở mức trung bình. Các sản phẩm như rau củ quả, gạo và nông sản chế biến có khả năng chuyển hướng sang châu Á và châu Âu. - Rủi ro thấp:
Dệt may: Mức thuế hai bên áp dụng khá gần nhau, chênh lệch chỉ khoảng 2-3%. Việt Nam đã có thị trường xuất khẩu đa dạng cho ngành này. Nhiều doanh nghiệp đã chuẩn bị chiến lược phòng ngừa từ sau chiến tranh thương mại Mỹ-Trung.
Sắt thép: Mức thuế tương đồng giữa hai bên, không có chênh lệch lớn. Thị trường xuất khẩu chính của sắt thép Việt Nam không phải là Mỹ. Ngành này đã quen với biến động về thuế và rào cản thương mại.
Công nghệ và máy móc: Phần lớn là hoạt động lắp ráp với giá trị gia tăng không cao. Mức thuế giữa hai bên khá cân bằng. Các công ty đa quốc gia có chiến lược đa dạng hóa nguồn cung và thị trường tiêu thụ.
3 Chiến lược Việt Nam đang triển khai để giảm áp lực:
- Tăng nhập khẩu từ Mỹ: Việt Nam đã ký hợp đồng mua 50,15 tỷ USD từ Mỹ, bao gồm khí LNG và máy bay để cân bằng thương mại.
- Chủ động giảm thuế nhập khẩu từ Mỹ: “Tiên hạ thủ vi cường” – hành động trước để giảm thiểu tác động. Việt Nam đã giảm thuế với ô tô, gỗ, khí hóa lỏng LNG, và sản phẩm nông nghiệp từ Mỹ.
- Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu: Không còn phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Mỹ. Việt Nam đang mở rộng sang châu Âu, Úc, Trung Đông và các khu vực khác, đồng thời ký kết thêm các đối tác chiến lược toàn diện.
Ví dụ thực tế: Một doanh nghiệp xuất khẩu gỗ Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ thuế tăng từ 0% lên 22%. Họ đã chủ động đa dạng hóa thị trường sang Nhật Bản và EU, đồng thời chuyển một phần sản xuất sang các mặt hàng có giá trị gia tăng cao hơn để bù đắp chi phí thuế nếu xảy ra.
Chủ nghĩa bảo hộ đang quay trở lại và đây không phải là xu hướng ngắn hạn. Từ 1830 đến nay, mức thuế nhập khẩu trung bình của Mỹ đã giảm từ 30% xuống dưới 4%, nhưng giờ đang có xu hướng tăng trở lại. Đây là thời điểm để doanh nghiệp Việt Nam chuẩn bị cho một giai đoạn thương mại toàn cầu mới.