Thứ sáu, Tháng mười một 29, 2024
Mở tài khoản chứng khoán Phú Hưng với Cố vấn đầu tư cao cấp, quản lý tài sản và ủy quyền đầu tư. ID:2206
Trang chủKinh TếTừ A - Z về vụ cháy tài khoản gây chấn động...

Từ A – Z về vụ cháy tài khoản gây chấn động phố Wall

Mo tai khoan chung khoan Phú Hưng Securities, ID:2206

Thứ Sáu tuần trước (26/3), phố Wall chứng kiến làn sóng giảm điểm chấn động. Cổ phiếu của hai ông lớn giải trí Mỹ là ViacomCBS và Discovery giảm 27% mỗi cổ, mạnh nhất từ trước đến nay. Tổng cộng 35 tỷ USD giá trị vốn hóa bị thổi bay vì một loạt cổ phiếu mang tính chất “hàn thử biểu” cho thị trường lao dốc.

Hai ông lớn công nghệ Trung Quốc đang niêm yết tại Mỹ là Baidu và Tencent Music Entertaiment cũng bị cuốn vào vòng xoáy này. Ngoài ra các cổ phiếu nhỏ hơn cũng rung lắc mạnh. Cổ phiếu của GSX Techedu, 1 công ty giáo dục trực tuyến đến từ Trung Quốc, giảm tới 42%.

Tin đồn bắt đầu nổi lên trong khi các nhà đầu tư cố gắng tìm hiểu điều gì đang diễn ra. Có phải 1 quỹ lớn đang gặp rắc rối và bị siết nợ? Có phải đây là khởi đầu cho 1 đợt điều chỉnh mới? Dưới đây là một số điều cần biết về những gì đã diễn ra.

Câu hỏi được nhắc đến nhiều nhất là tại sao một loạt ngân hàng lớn lại cho 1 quỹ vay quá nhiều tiền như vậy dù ông chủ của quỹ đó có lý lịch không mấy trong sạch.

Điều gì kích hoạt làn sóng giảm điểm?

Các ngân hàng đầu tư lớn bao gồm Goldman Sachs và Morgan Stanley được cho là đã bán ra một lượng lớn cổ phiếu. Các giao dịch này được gọi là block trade và xảy ra khá thường xuyên trên thị trường. Tuy nhiên, thông thường thì giao dịch sẽ được đàm phán bí mật và được thực hiện khi thị trường đã đóng cửa.

Điều bất thường trong các block trade hôm 26/3 là quy mô của chúng (một số vượt quá mốc 1 tỷ USD theo tính toán của Bloomberg) và những gì đã diễn ra trong giờ giao dịch.

Tại sao các nhà đầu tư lại bồn chồn?

Những giao dịch lớn luôn khiến nhà đầu tư lo lắng, đặc biệt là khi họ không biết rõ bên bán là ai. Đơn giản là mọi người lo sợ rằng có ai ở đâu đó biết rằng có điều gì đó tồi tệ đang diễn ra, trong khi họ không hề có chút thông tin nào.

Đó là nguyên nhân khiến cổ phiếu của những công ty cùng ngành với Baidu như Alibaba cũng lao dốc. Cổ phiếu Alibaba đã hồi phục sau khi phố Wall nhận ra nguyên nhân.

Vậy thì ai đứng sau những giao dịch đó?

Đó là Archegos Capital Management, quỹ đầu tư của Bill Hwang.

Cái kết của vụ margin call lớn nhất lịch sử Phố Wall: Khối tài sản trăm tỷ đô bị xóa sạch chỉ trong vài ngày - Ảnh 2.
Cái kết của vụ margin call lớn nhất lịch sử Phố Wall: Khối tài sản trăm tỷ đô bị xóa sạch chỉ trong vài ngày.

Hwang là học trò của huyền thoại đầu cơ Julian Robertson, là người thành lập Tiger Asia Management – tiền thân của Archegos. Nắm trong tay vài tỷ USD và tập trung vào thị trường châu Á, quỹ này đã từng thu về lợi suất vượt trội. Tuy nhiên đến năm 2012, Hwang bị buộc tội giao dịch nội gián, nộp phạt và buộc phải đóng quỹ.

Điều đó không thể ngăn cản Hwang tiếp tục đầu tư. Ông lập ra Archegos – 1 family office chuyên quản lý tài sản cho các gia đình giàu có và không có nhà đầu tư bên ngoài, cho phép Hwang thoải mái thực hiện những cú đặt cược rủi ro hơn và không bị cơ quan quản lý soi xét quá kỹ càng.

Trong trường hợp này, Archegos đã sử dụng các hợp đồng phái sinh với các ngân hàng môi giới để tăng đòn bẩy. Các hợp đồng hoán đổi (swap) là loại giao dịch mà trong đó các ngân hàng phố Wall sẽ đứng giữa làm trung gian môi giới kết nối người mua với người bán, cho phép khách hàng thu lời (hoặc lỗ) trên 1 danh mục cổ phiếu, đổi lại ngân hàng sẽ thu phí. Vì giao dịch được ghi lại trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng, danh tính của khách sẽ được giữ bí mật và không cần trình lên cơ quan quản lý.

Điều gì đã xảy ra với Hwang?

Hwang đã bị các ngân hàng gây sức ép buộc phải bán tống bán tháo số cổ phiếu trị giá hơn 30 tỷ USD sau khi thị trường diễn biến ngược lại với những gì mà Archegos đã đặt cược và khiến quỹ này lỗ quá nặng. Các ngân hàng môi giới yêu cầu Hwang phải tăng ký quỹ và sau đó ngay lập tức thực hiện quyền lợi của họ để thu hồi lại tiền.

Thông thường, các ngân hàng đầu tư cho các quỹ đầu cơ và văn phòng quản lý tài sản vay tiền mặt và chứng khoán, đồng thời cũng thay mặt họ đem tiền đi đầu tư. Ngay sau khi một số ngân hàng bắt đầu tháo chạy, 1 làn sóng bán tháo được kích hoạt để cắt lỗ đối với một loạt cổ phiếu.

Những cổ phiếu nào đã bị ảnh hưởng?

Có 9 cổ phiếu: ViacomCBS, Discovery, Shopify, Tencent Music, Baidu, GSX Techedu, iQiyi, Vipshop Holdings và Farfetch.

Trong số này, vài cổ phiếu vốn đã phải chịu áp lực rất lớn từ trước khi sự kiện bán tháo diễn ra. Cổ phiếu của công ty giáo dục trực tuyến GSX Techedu trở thành mục tiêu tấn công của giới bán khống, những người cho rằng nhiều người dùng của GSX chỉ là robot. Tháng 10 năm ngoái, cổ phiếu GSX lao dốc sau khi bị Credit Suisse hạ mức xếp hạng.

Trong khi đó ViacomCBS và Discovery cũng bị Wells Fargo hạ mức xếp hạng vì phố Wall tỏ ra thận trọng hơn về khả năng mở rộng của các công ty này trên thị trường streaming.

Điều gì xảy ra tiếp theo?

Câu hỏi được nhắc đến nhiều nhất là tại sao một loạt ngân hàng lớn lại cho 1 quỹ vay quá nhiều tiền như vậy dù ông chủ của quỹ đó có lý lịch không mấy trong sạch. Trước đây, Hwang đã điều hành quỹ Tiger Asia, nhưng ông trả lại tiền mặt cho nhà đầu tư vào năm 2012 sau khi thừa nhận có hành vi gian lận liên quan đến cổ phiếu ngân hàng Trung Quốc. Hwang từng bị một số ngân hàng đưa vào danh sách đen và bị cấm giao dịch ở Hồng Kông vào năm 2014.

Hôm qua, ngân hàng Nomura cảnh báo có thể sẽ phải gánh 1 khoản lỗ lớn từ 1 khách hàng Mỹ mà nhiều người cho rằng đó chính là Archegos. Credit Suisse cũng cho biết có thể lỗ lớn vì 1 quỹ đầu cơ Mỹ bị cháy tài khoản.

Nhiều người đặt câu hỏi liệu có phải đây mới chỉ là khởi đầu của những sóng gió sẽ ập đến với các quỹ cơ hay không. Rất nhiều quỹ có danh mục cổ phiếu tương tự như Archegos và với kinh tế Mỹ đang hồi phục, đang có hiện tượng dòng vốn ồ ạt rời khỏi các cổ phiếu Trung Quốc để quay về Mỹ. Dẫu vậy, một số chuyên gia phân tích lại cho rằng đây chính là cơ hội để mua vào những cổ phiếu như Baidu, Tencent Music và Vipshop ở mức giá siêu rẻ.

Quỹ đầu tư Archegos đã sử dụng đòn bẩy quá lớn, mua vào hơn 10% lượng cổ phiếu tại nhiều công ty và ngã quỵ khi các cổ phiếu lao dốc. >>> Xem kĩ hơn phương thức đầu tư gây nên vụ cháy tài khoản của Archegos nhưng lại được giới siêu giàu cực kỳ ưa thích ở bên dưới.

Sự chấn động phố Wall do quỹ đầu tư Archegos đã khiến một loạt ông lớn gồm Morgan Stanley, Goldman Sachs và Deutsche Bank đã nhanh chóng bán tháo cổ phiếu của những công ty nói trên nhằm thoát ra khỏi các vị thế tại quỹ đầu tư Archegos Capital.

Câu hỏi: Morgan Stanley đã làm cách nào để bán tháo 5 tỷ USD cổ phiếu vào đêm trước khi Archegos sụp đổ?

Morgan Stanley đã làm cách nào để bán tháo 5 tỷ USD cổ phiếu vào đêm trước khi Archegos sụp đổ?
Nếu Morgan không hành động nhanh chóng, họ có thể phải đối mặt với khoản lỗ lên tới 10 tỷ USD.

Cuối tháng 3, vào đêm trước khi câu chuyện Archegos Capital gây chấn động phố Wall, những ngân hàng môi giới lớn nhất của quỹ này đã lặng lẽ “thoát hàng”, bán những cổ phiếu đầy rủi ro cho các quỹ đầu cơ.

Theo một nguồn tin chia sẻ với CNBC, Morgan Stanley đã bán khoảng 5 tỷ USD cổ phiếu cho 1 nhóm các quỹ đầu cơ vào tối muộn ngày 25/3. Các cổ phiếu này là những khoản đặt cược tồi tệ của Archegos vào vài công ty truyền thông Mỹ và một số tập đoàn công nghệ Trung Quốc.

Chưa được tiết lộ trước đây, chi tiết này cho thấy những bước đi đặc biệt mà một số ngân hàng đã thực hiện để tự bảo vệ mình khi khách hàng lớn gặp rắc rối. Nhờ đó mà Morgan Stanley – ngân hàng đầu tư lớn nhất thế giới – cùng với các cổ đông đã tránh được một bàn thua trông thấy.

Ngược lại, vì hành động chậm chạp hơn, hôm qua Credit Suisse cho biết vụ Archegos khiến họ lỗ 4,7 tỷ USD, dẫn đến buộc phải giảm cổ tức và ngừng mua cổ phiếu quỹ.

Morgan Stanley đã bán các cổ phiếu này với giá rẻ, nói với các quỹ đầu cơ rằng chúng là một phần của đợt margin call nhằm ngăn chặn 1 khách hàng giấu tên sụp đổ. Tuy nhiên, Morgan đã không chia sẻ thông tin quan trọng là các cổ phiếu đó (gồm khoảng 8 cổ phiếu trong đó có Baidu và Tencent Music) cũng đang bị nhiều ngân hàng khác bán tháo trong đợt margin call có quy mô lên tới 30 tỷ USD.

Một số cảm thấy giống như đã bị Morgan phản bội. Đến khi báo chí đưa tin các quỹ mới biết rằng Bill Hwang (nhà sáng lập Archegos) và các ngân hàng đầu tư đã họp lại vào tối thứ 5 trong nỗ lực ngăn chặn làn sóng bán tháo trong hoảng loạn. Điều đó có nghĩa là ít nhất một số nhân viên của Morgan đã biết quy mô đợt bán tháo lớn đến đâu và nhiều khả năng không thể cứu vãn được Archegos.

Morgan Stanley là bên nắm giữ nhiều nhất top 10 cổ phiếu được Archegos giao dịch ở thời điểm cuối năm 2020. Tổng số cổ phiếu này có giá trị vào khoảng 18 tỷ USD. Đứng thứ hai là Credit Suisse với khoảng 10 tỷ USD. Như vậy nếu Morgan không hành động nhanh chóng, họ có thể phải đối mặt với khoản lỗ lên tới 10 tỷ USD.

Báo chí đã đưa nhiều thông tin về việc Goldman bán ra 10,5 tỷ USD cổ phiếu liên quan đến Archegos vào ngày 26/3, nhưng động thái của Goldman trong tối 25/3 đến nay mới được tiết lộ bởi vì người mua là các quỹ đầu cơ. Thông thường các quỹ đầu cơ sẽ không nghiên cứu quá kỹ lưỡng về từng cổ phiếu mà thay vào đó họ sẽ mua theo lô lớn từ các ngân hàng đầu tư hàng đầu khi mức giá đủ thấp.

Sau khi Morgan Stanley và Goldman bán xong những lô đầu tiên, “cửa xả lũ” bắt đầu mở. Sau đó Morgan và Credit Suisse thực hiện quyền lợi của mình, tịch thu tài sản ký quỹ của Archegos và bán tháo trong ngày 26/3.

Phiên giao dịch 26/3 còn có 1 “cú twist” khác: một số quỹ đầu cơ đã mua của Morgan tối thứ 5 lại tiếp tục mua thêm, ở mức giá giảm thêm 5% đến 20%. Một số cổ phiếu như Baidu và Tencent đã hồi phục nhẹ, cho phép các quỹ đầu cơ thoát vị thế và có được chút lợi nhuận.

Đây là phương thức đầu tư gây nên vụ cháy tài khoản của Archegos nhưng lại được giới siêu giàu cực kỳ ưa thích

Việc Archegos nhận được một trong những đợt margin call lớn chưa từng có đã làm dấy lên những suy đoán về việc liệu các nhà đầu tư khác sử dụng đòn bẩy lớn có thể khiến thị trường hỗn loạn hay không.

Bill Hwang – nhà quản lý quỹ Archegos Capital Management có vụ margin call gây rúng động gần đây, đã sử dụng đòn bẩy từ khắp các ngân hàng trên toàn cầu để xây dựng nên văn phòng gia đình của mình thành một “cá voi” với những vị thế có giá trị lên tới 50 tỷ USD.

Sau đó, sự sụp đổ đã xảy ra, khi hơn 20 tỷ USD khoản nắm giữ có liên quan đến Archegos Capital Management bị bán tháo. Sự việc này cũng khiến các ngân hàng lớn như Nomura Holdings Inc. và Credit Suisse Group AG cảnh báo về những khoản lỗ tiềm năng.

Hơn nữa, việc Archegos nhận được một trong những đợt margin call lớn chưa từng có đã làm dấy lên những suy đoán về việc liệu các nhà đầu tư khác sử dụng đòn bẩy lớn có thể khiến thị trường hỗn loạn hay không.

Trong những tháng gần đây, Archegos không phải là trường hợp đầu tiên khiến các ngân hàng chịu áp lực vì cung cấp đòn bẩy cho những khách hàng lớn nhất. Năm ngoái, Chủ tịch Lu Zhengyao của Luckin Coffee Inc. đã không thể thanh toán khoản ký quỹ 518 triệu USD. Những sự việc như vậy diễn ra trong bối cảnh đợt bán tháo do ảnh hưởng của đại dịch khiến 1 số công ty môi giới yêu cầu khách hàng phải có nhiều tài sản thế chấp hơn với 1 số khoản vay hiện tại.

Theo phân tích của Bloomberg Billionaires Index, hơn 10% trong tổng số 500 người giàu nhất thế giới đã mua thế chấp số cổ phiếu có trị giá 163 tỷ USD. Con số này chỉ bằng 1/5 lượng cổ phiếu đã niêm yết mà họ nắm giữ, tăng tức mức 38 tỷ USD trong 4 năm trước và gấp đôi so với mức đáy của thị trường chứng khoán hồi tháng 3.

Đây là phương thức đầu tư gây nên vụ cháy tài khoản của Archegos nhưng lại được giới siêu giàu cực kỳ ưa thích - Ảnh 1.
Đây là phương thức đầu tư gây nên vụ cháy tài khoản của Archegos nhưng lại được giới siêu giàu cực kỳ ưa thích.

Kenny Ng – chiến lược gia thị trường chứng khoán tại Everbright Sun Hung Kai Co., cho biết: “Kể từ khi Covid-19 bùng phát, ngân hàng trung ương ở các quốc gia đã bơm thanh khoản. Do đó, các ngân hàng và nhà môi giới có khả năng cho khách hàng giàu có vay nhiều hơn để duy trì hoạt động kinh doanh.”

Đối với giới siêu giàu, việc cam kết cổ phiếu là điều bình thường. Và với mức phí hàng chục triệu USD, các ngân hàng rất khó để từ chối một hoạt động giao dịch vốn có nhiều biện pháp bảo vệ và chỉ chiếm 1 phần nhỏ của giá trị cổ phiếu cầm cố. Larry Ellison của Oracle, Elon Musk của Tesla và Masayoshi Son của SoftBank là một trong những người sử dụng thường xuyên cách thức này.

Larry Chen – nhà sáng lập của GSX Techedu, đã mất hơn 3 tỷ USD hôm thứ Sáu tuần trước, khi cổ phiếu GSX rớt giá mạnh. Chen đã sử dụng cách thức cầm cố cổ phiếu, dù đại diện phía ông cho biết các khoản vay đã được hoàn trả toàn bộ trong quý III và chưa cầm cố thêm bất kỳ khoản nào kể từ đó. Chứng chỉ lưu ký (ADR) 5,1 triệu USD được cầm cố cho khoản vay 50 triệu USD có trị giá 162 triệu USD vào cuối ngày hôm qua, giảm so với mức 728 triệu USD khi cổ phiếu này đạt đỉnh.

Đây là phương thức đầu tư gây nên vụ cháy tài khoản của Archegos nhưng lại được giới siêu giàu cực kỳ ưa thích - Ảnh 2.
Đây là phương thức đầu tư gây nên vụ cháy tài khoản của Archegos nhưng lại được giới siêu giàu cực kỳ ưa thích.

Cầm cố cổ phiếu là phương thức khá an toàn trên một thị trường tăng giá. Giá tài sản tăng sẽ đảm báo giá trị của tài sản thế chấp cao hơn giá trị của khoản vay. Tuy nhiên, nếu cổ phiếu giảm giá, người đi vay có thể sẽ bị margin call và phải có tiền để tránh vỡ nợ hoặc thanh lý tài sản với mức giá thấp. Đây chính là những gì đã xảy ra với Archegos của Bill Hwang. Ở trường hợp này, ông đã sử dụng các công cụ phái sinh ít người biết đến để mua lượng cổ phần lớn trong các công ty.

Cầm cố cổ phiếu là điều đặc biệt phổ biến tại châu Á – nơi các ngân hàng quốc doanh chiếm ưu thế trên thị trường tài chính và các công ty tăng trưởng cao cần tìm nhiều nguồn tài trợ. Ở Trung Quốc – nơi các cổ đông hàng đầu thường không được bán cổ phần trong 36 tháng sau khi IPO, thì phương thức này có thể giúp họ có được thanh khoản trong khi vẫn nắm giữ quyền biểu quyết.

Cùng với Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ cũng yêu cầu các bên cam kết tiết lộ hoạt động một cách kịp thời để theo dõi những rủi ro tiềm năng trên thị trường, dù việc này không diễn ra ở mọi quốc gia. Ở Mỹ, hàng năm, các công ty niêm yết phải tiết lộ các khoản phòng hộ rủi ro đối với cổ phần của các giám đốc hoặc giám đốc điều hành cấp cao.

Kenny Ng nhận định: “Ở thị trường tăng giá, cầm cố cổ phiếu có thể giúp các khoản đặt cược sinh lời tốt hơn. Khi giá trị của một cổ phần tăng lên, nhà đầu tư có thể yêu cầu thêm các khoản vay bổ sung để mua thêm cổ phiếu. Tuy nhiên, rủi ro cũng tăng lên khi thị trường biến động mạnh.”

Chương trình ưu đãi đặc biệt: Mở tài khoản chứng khoán Phú Hưng Securities với Cố vấn đầu tư cao cấp, quản lý tài sản và ủy quyền đầu tư NGUYỄN VĂN HÙNG - ID:2206. Nhận ngay 20K tiền mặt. Chi tiết liên hệ hotline: 0905 889 188Mo tai khoan chung khoan Phu Hung Securities
Hung.MBA
Hung.MBAhttps://mbaz.net
Mình là Hung.MBA, tốt nghiệp MBA của RMIT Việt Nam. Đây là Blog cá nhân của mình. Là một doanh nhân người Việt, hiện đang đương nhiệm vai trò: CEO của HSMA | Mentor cho VinaDomain | Co-Founder của Lelp.net. >>> Tự nhận thấy: - Yêu màu hồng, ghét sự giả dối. - Thích màu tím thủy chung, ghét sự cô đơn. - Sống nội tâm, hay khóc thầm và yêu bóng tối. - Thích thể thao, đam mê công nghệ. - Thích linh tinh thì làm marketing.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin mới nhất