Một số nhóm ngành dự báo sẽ có kết quả kinh doanh tích cực là ngân hàng, bất động sản khu công nghiệp, dầu khí, bán lẻ, vật liệu xây dựng. Ngược lại, những nhóm ngành có thể sẽ không đạt kết quả như kỳ vọng bao gồm chứng khoán, vận tải, thủy sản…

Chứng khoán ngày 8/10, thị trường tiếp tục có một phiên giao dịch giằng co, VN-Index trong phiên hôm nay có 2 lần tăng giá lên vùng 1.275 điểm tuy nhiên sau đó đều suy giảm trước áp lực bán. Đóng cửa VN-Index tăng +2,05 điểm (+0,16%) lên mốc 1.271,98 điểm. HNX-Index kết phiên tại mốc 231,52 điểm (-0,95 điểm, tương ứng -0,41%).
Độ rộng thị trường khá cân bằng với 147 cổ phiếu giảm giá, 143 cổ phiếu tăng giá, 64 cổ phiếu tham chiếu tại HOSE. HNX giao dịch với 68 cổ phiếu tăng giá, 64 cổ phiếu tham chiếu và 77 cổ phiếu giảm giá.
Thanh khoản trên cả 2 sàn cao hơn so với phiên giao dịch trước đó khi khối lượng khớp lệnh +19,93% tại HOSE và +52,51% tại HNX, tuy nhiên mới đạt mức trung bình.
Khối ngoại phiên hôm nay tiếp tục đà bán ròng với -118,22 tỷ đồng tại HOSE tập trung tại mã MWG (-121 tỷ), BMP (-64,87 tỷ), STB (-63,44 tỷ) và FPT (-58,82 tỷ)…ở chiều ngược lại mua ròng TCB (+138,76 tỷ), HPG (+136,64 tỷ)…
Cùng với đó, bán ròng từ khối ngoại cũng diễn ra trên sàn HNX với -113,05 tỷ đồng, tập trung tại các mã PVS (-28,09 tỷ), SHS (-26,65 tỷ) và IDC (-24,11 tỷ), chiều mua ròng nổi bật với PVI (+4,63 tỷ), HUT (+1,56 tỷ), VC3 (+0,95 tỷ)…
Nhóm ngành tích cực nhất góp phần cho sự tăng điểm của thị trường hôm nay là thép với các mã HPG (+2,08%), HSG (+1,43%), NKG (+1,38%), VGS (+2,14%)… Ngoài nhóm thép, một số nhóm cổ phiếu khác cũng có diễn biến ấn tượng như cảng và vận tải biển, tiêu biểu với HAH (+2,60%), PVT (+3,36%), VSC (+1,17%)…
Nhóm thực phẩm và đồ uống giao dịch trong sắc xanh với VNM (+1,64%), MSN (+0,53%), DBC (+0,69%), BAF (+1,60%), PAN (+1,71%)… Ghi nhận trong phiên hôm nay, ngành ngân hàng chứng kiến nhiều mã giao dịch phân hóa với LPB (+4,88%), TCB (+1,04%), HDB (+1,30%)… và STB (-0,30%), CTG (-0,14%), MSB (-1,54%)…
Diễn biến tương tự với nhóm bất động sản dân cư với VHM (+0,97%), NTL (+1,43%), CRE và NBB (+1,30%), NLG (-0,5%), KDH (-0,6%), HDC (-3,3%)… Nhóm ngành bán lẻ kém tích cực với MWG (-1,66%), DGW (-1,75%), AST (-2,47%)… Đa số cổ phiếu ngành chứng khoán có một phiên giao dịch trong sắc đỏ, cụ thể là HCM (-1,61%), MBS (-5,36%), ORS (-3,69%), BVS (-2,54%)…

Giải ngân thêm cổ phiếu ở vùng giá chiết khấu khi sự phân hóa giữa các nhóm ngành sẽ càng thể hiện rõ nét
Chỉ số VN-Index kết phiên hình thành cây nến Doji, đóng cửa quanh tham chiếu cho thấy tâm lý lưỡng lự của các nhà đầu tư. Trong tuần này, kết quả kinh doanh quý 3 của các doanh nghiệp sẽ dần được công bố. Vì vậy, sự phân hóa giữa các nhóm ngành sẽ càng thể hiện rõ nét.
Một số nhóm ngành dự báo sẽ có kết quả kinh doanh tích cực là ngân hàng, bất động sản khu công nghiệp, dầu khí, bán lẻ, vật liệu xây dựng. Ngược lại, những nhóm ngành có thể sẽ không đạt kết quả như kỳ vọng bao gồm chứng khoán, vận tải, thủy sản.
Có thể sẽ sớm có một số rebound, hồi phục trở lại trong tuần này. Tuy nhiên, thanh khoản cần phải thiện hơn thì những hồi phục mới giúp thị trường lấy lại đà tăng giá ngắn hạn trước đó. Xu thế trong trung hạn vẫn là tăng giá. Vùng 1.350 điểm vẫn là mục tiêu trung hạn.