Thứ bảy, Tháng Một 18, 2025
Mở tài khoản chứng khoán Phú Hưng với Cố vấn đầu tư cao cấp, quản lý tài sản và ủy quyền đầu tư. ID:2206
Trang chủKinh TếDoanh nghiệp/ cổ phiếu nào sẽ hưởng lợi từ dự án đường...

Doanh nghiệp/ cổ phiếu nào sẽ hưởng lợi từ dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam trị giá 67 tỷ USD?

Mo tai khoan chung khoan Phú Hưng Securities, ID:2206
Dự kiến 2 đoạn đầu tiên của Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam là đoạn Hà Nội – Vinh và đoạn TP.Hồ Chí Minh – Nha Trang sẽ được khởi công vào cuối năm 2027.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Bệ phóng mới cho nền kinh tế - Ảnh 4.

Dự kiến trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án trong tháng 10/2024

Ngày 5/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan để thảo luận, cho ý kiến về chủ trương đầu tư một số dự án đường sắt trọng điểm, trong đó có Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam.

Tại cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam có ý nghĩa quan trọng với sự phát triển đất nước ta và yêu cầu các bộ, ngành “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, chuẩn bị thật tốt cho việc triển khai dự án.

Thủ tướng Phạm Minh Chính
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành có liên quan rà soát và đề xuất các cơ chế đặc thù, đặc biệt cho triển khai dự án, nhất là về huy động nguồn lực và quy trình thủ tục.

Tại Hội nghị Trung ương 10, Ban Chấp hành Trung ương đã thống nhất chủ trương đầu tư Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, xác định đây là nhiệm vụ chính trị và ưu tiên nguồn lực đầu tư thực hiện sớm.

Theo Bộ Giao thông Vận tải, Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam được Bộ Giao thông Vận tải và cùng các bộ, ban, ngành tích cực nghiên cứu kinh nghiệm, tham khảo mô hình từ 22 quốc gia và vùng lãnh thổ, tổ chức học tập kinh nghiệm tại 6 nước sở hữu và làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao.

Trên cơ sở đó, đề xuất tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam với chiều dài 1.541 km, quy mô đường đôi, điện khí hóa, hạ tầng thiết kế với tốc độ 350 km/h, kết hợp kinh tế với an ninh- quốc phòng, giữa vận tải hành khách là chủ yếu và vận tải hàng hóa nhanh khi có nhu cầu.

Tổng mức đầu tư dự án sơ bộ vào khoảng 67,34 tỷ USD. Tuyến sẽ bắt đầu từ ga Ngọc Hồi (Hà Nội), đi qua 20 tỉnh, thành phố và kết thúc tại ga Thủ Thiêm (TP.Hồ Chí Minh), mục tiêu hoàn thành toàn tuyến là vào năm 2035.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá, dự án sẽ giúp GDP cả nước sẽ tăng khoảng 0,97 điểm phần trăm/năm so với không đầu tư dự án. Nguồn thu từ khai thác quỹ đất, khai thác thương mại dự kiến khoảng 22 tỷ USD, sẽ góp phần cải thiện nhiều chỉ tiêu kinh tế vĩ mô.

Trước mắt, Bộ Giao thông Vận tải đã có đề xuất ưu tiên nguồn lực để khởi công hai đoạn Hà Nội – Vinh và TP.Hồ Chí Minh – Nha Trang với tổng chiều dài khoảng 642 km.

Chủ trương đầu tư dự án dự kiến sẽ được trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp tháng 10/2024; đấu thầu lựa chọn tư vấn quốc tế, triển khai khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trong năm 2025-2026; triển khai giải phóng mặt bằng, đấu thầu lựa chọn nhà thầu và khởi công đoạn Hà Nội – Vinh và TP.Hồ Chí Minh – Nha Trang vào cuối năm 2027 (giai đoạn 1); khởi công các dự án thành phần đoạn Vinh – Nha Trang năm 2028 – 2029 và phấn đấu hoàn thành đầu tư toàn tuyến vào năm 2035.

Những doanh nghiệp niêm yết nào có thể hưởng lợi từ dự án?

đường sắt tốc độ cao
Đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam của Việt Nam sẽ có tốc độ 350 km/h.

Theo đánh giá mới đây của Chứng khoán Yuanta Việt Nam ước tính tổng mức đầu tư cho việc triển khai giai đoạn 1 là khoảng 29,1 tỷ USD. Đồng thời, nhiều lĩnh vực sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ việc triển khai dự án, đặc biệt là ngành thép, vật liệu xây dựng, xây dựng điện, thiết bị điện, đường sắt, ngân hàng,…

Cụ thể, đối với ngành thép, các sản phẩm thép và cấu kiện thép sẽ là nhóm nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong việc thi công Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam.

Chứng khoán Yuanta Việt Nam ước tính giá trị hạng mục liên quan Giai đoạn 1 là khoảng 21,5 tỷ USD và cho toàn bộ dự án là 51,8 tỷ USD. Ngành thép sẽ là lĩnh vực hưởng lợi rõ nhất khi Chính phủ sẽ ưu tiên sử dụng sản phẩm thép trong nước.

Trong đó, Tập đoàn Hoà Phát (HPG) đã cho biết có đủ năng lực năng lực để sản xuất thép cho đường ray tốc độ cao và sẵn sàng tham gia đấu thầu cung cấp thép cho dự án này. Ngoài ra, Chứng khoán Yuanta Việt Nam kỳ vọng Tập đoàn Hoa Sen (HSG) và Thép Nam Kim (NKG) cũng có thể hưởng lợi từ việc triển khai dự án.

Đối với ngành vật liệu xây dựng, Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho rằng các doanh nghiệp vật liệu xây dựng như đá, xi măng, gạch ốp lát, còn trữ lượng lớn, thời hạn khai thác dài hoặc đang chuẩn bị được cấp giấy phép mới có thể được hưởng lợi.

Theo đó, Công ty Cổ phần Hóa An (DHA), Công ty Cổ phần Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương (KSB), Công ty Cổ phần Xây dựng và Sản xuất vật liệu xây dựng Biên Hòa (VLB) sẽ là những doanh nghiệp điển hình.

Đối với lĩnh vực xây dựng điện, thiết bị điện, các doanh nghiệp đầu ngành với năng lực sản xuất lớn, đa tham gia nhiều dự án quy mô lớn như Tập đoàn GELEX (GEX), Tập đoàn PC1…. có thể được hưởng lợi.

Đối với hoạt động xây dựng, Chứng khoán Yuanta Việt Nam nhận định mặc dù tổng thầu và bên tư vấn nhiều khả năng là doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên, các nhà thầu trong nước vẫn có thể giành lấy các hợp đồng thầu phụ, đặc biệt là các doanh nghiệp có chuyên môn và uy tín cao như: Công ty Cổ phần Xâu dựng Coteccons (CTD), Công ty Cổ phần FECON (FCN), Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (HHV)

Đối với hoạt động cấp vốn, một số ngân hàng có quy mô lớn, có chi phí vốn thấp nhất và lãi suất cho vay thấp nhất sẽ có thể tham gia cho vay dự án, điển hình như Ngân hàng Vietcombank (VCB), Ngân hàng BIDV (BID), Ngân hàng Vietinbank (CTG)

Đối với ngành bất động sản, khi dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam được xây dựng thì đây chính là cơ hội cho các dự án bất động sản gần khu vực nhà ga sẽ hưởng lợi.

Vị trí hướng tuyến và nhà ga đường sắt tốc độ cao được nghiên cứu phù hợp với hiện trạng, quy hoạch phát triển của địa phương. Ga được đặt tại khu trung tâm kinh tế, chính trị của địa phương, tiếp cận trung tâm đô thị, khu vực quy hoạch có tiềm năng tạo ra không gian phát triển mới, khai thác nguồn lực quỹ đất.

Từ Hà Nội đến TP HCM, hiện có 19 đô thị có quy mô 500.000 dân trở lên, trong đó có 2 đô thị đặc biệt và 17 đô thị loại 1, bảo đảm khả năng kết nối tốt với hệ thống giao thông công cộng và khai thác có hiệu quả hạ tầng.

Dự kiến hướng tuyến và 23 ga hành khách của đường sắt tốc độ cao Bắc Nam. Đồ họa: Đăng Hiếu

Đối với ngành công nghệ thông tin, viễn thông cũng sẽ là ngành hưởng lợi lớn khi cấp cho đại dự án này.

Các doanh nghiệp Trung Quốc đang ‘nhắm’ đến dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam

Ngoài ra, phía doanh nghiệp Trung Quốc cũng kỳ vọng hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực như xây dựng thành phố thông minh, sản xuất thông minh, phát triển trung tâm dữ liệu.

Chiều 13/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã có cuộc gặp gỡ tại tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam – Trung Quốc, với chủ đề “Tăng cường hợp tác cùng có lợi, chung tay kiến tạo tương lai”.

Tại buổi tọa đàm, các doanh nghiệp Trung Quốc nhấn mạnh năng lực và kinh nghiệm của mình đã được chứng minh qua nhiều dự án trong nước và quốc tế. Vì vậy, phía Trung Quốc bày tỏ mong muốn tham gia các dự án phát triển hạ tầng của Việt Nam như các tuyến đường sắt kết nối với Trung Quốc, đường sắt đô thị và đường sắt cao tốc Bắc – Nam.

Ngoài ra, phía doanh nghiệp Trung Quốc cũng kỳ vọng hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực như xây dựng thành phố thông minh, sản xuất thông minh, phát triển trung tâm dữ liệu và thương mại điện tử… nhằm hướng tới sự phát triển xanh và bền vững cho cả hai quốc gia.

Các doanh nghiệp Việt Nam cũng đề nghị Chính phủ hai nước tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy kết nối giữa hai bên. Đồng thời, doanh nghiệp Việt Nam mong muốn có sự hỗ trợ về tài chính, khoa học công nghệ, quản lý, nhằm phát triển các dự án hạ tầng, bao gồm cả các tuyến đường sắt kết nối với Trung Quốc.

Các doanh nghiệp Trung Quốc đang 'nhắm' đến dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Hình ảnh buổi tọa đàm ngày 13/10

Phát biểu tại tọa đàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận định rằng, các dự án đầu tư của doanh nghiệp Trung Quốc vẫn chưa thực sự xứng tầm với tiềm năng của mối quan hệ song phương, tốt đẹp giữa hai nước. Thủ tướng nhấn mạnh việc đẩy mạnh kết nối kinh tế, đặc biệt là giữa các doanh nghiệp, sẽ là yếu tố then chốt.

Thủ tướng khuyến khích các doanh nghiệp hai bên chủ động hơn trong việc hợp tác, với tinh thần “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” và tạo sự hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp.

Chính phủ Việt Nam cam kết thực hiện “3 bảo đảm”, “3 thông” và “3 cùng”. Cụ thể, “3 bảo đảm” gồm: Bảo đảm khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là hợp phần quan trọng của nền kinh tế Việt Nam; bảo đảm quyền lợi chính đáng, hợp pháp của nhà đầu tư; bảo đảm sự ổn định về chính trị, an ninh trật tự xã hội, cũng như không ngừng cải thiện môi trường đầu tư.

Song song đó, Việt Nam cam kết nâng cao năng lực quản trị, hoàn thiện thể chế để đảm bảo “3 thông”: hạ tầng thông suốt, cơ chế thông thoáng, và quản trị thông minh.

Thủ tướng cũng khẳng định Chính phủ sẽ đồng hành với doanh nghiệp, cùng lắng nghe, chia sẻ tầm nhìn, và hành động. Cả hai bên sẽ cùng làm, cùng thắng lợi và cùng phát triển, hướng tới sự thành công chung, niềm vui và tự hào chung.

Chương trình ưu đãi đặc biệt: Mở tài khoản chứng khoán Phú Hưng Securities với Cố vấn đầu tư cao cấp, quản lý tài sản và ủy quyền đầu tư NGUYỄN VĂN HÙNG - ID:2206. Nhận ngay 20K tiền mặt. Chi tiết liên hệ hotline: 0905 889 188Mo tai khoan chung khoan Phu Hung Securities
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin mới nhất