Thứ sáu, Tháng mười một 29, 2024
Mở tài khoản chứng khoán Phú Hưng với Cố vấn đầu tư cao cấp, quản lý tài sản và ủy quyền đầu tư. ID:2206
Trang chủKỹ NăngChứng KhoánDự phóng thị trường chứng khoán Việt Nam: VN-Index đang trên đà...

Dự phóng thị trường chứng khoán Việt Nam: VN-Index đang trên đà tăng trưởng, 10/2025 đạt 1800 điểm và 2029 có thể đạt 2200 điểm

Mo tai khoan chung khoan Phú Hưng Securities, ID:2206

MBAVF – Dự phóng thị trường chứng khoán Việt Nam: VN-Index đang trên đà tăng trưởng, 10/2025 đạt 1800 điểm và 2029 có thể đạt 2200 điểm, tuy nhiên mốc 1300 điểm có thể gặp lại vào năm 2027.

A- Quốc Tế

1- Quyết định của Fed và lộ trình cắt giảm lãi suất của Fed

Sau cuộc họp thường kỳ tháng 9 (ngày 17-18/9/2024, theo giờ Mỹ), FED đã quyết định cắt giảm lãi suất cho vay qua đêm (FedFunds rate) 0,5 điểm %, đưa lãi suất này về mức 4,75-5%; và tuyên bố sẽ tiếp tục tiến trình hạ lãi suất (dự kiến giảm thêm 0,5 điểm % nữa từ nay đến hết năm 2024), giảm thêm 1 điểm % trong năm 2025 và thêm khoảng 0,5 điểm % năm 2026, đưa lãi suất điều hành về mức 3-3,5% cuối năm 2026.

>>> Với quyết định hạ lãi suất 0,5 điểm % ngày 18/9 của FED sẽ mang lại tác động tích cực với nền kinh tế toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Với riêng Việt Nam, các tác động tích cực có thể kể đến như: thúc đẩy tăng xuất khẩu, tăng thu hút các dòng vốn đầu tư nước ngoài, giảm áp lực lên tỷ giá, ổn định mặt bằng lãi suất, thị trường chứng khoán hưởng lợi…

2- Kinh tế toàn cầu bắt đầu phục hồi

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) vừa qua đã công bố báo cáo giữa kỳ về triển vọng kinh tế toàn cầu với nhận định, thế giới bắt đầu phục hồi sau thời kỳ khó khăn triền miên.

Chu kỳ suy thoái kinh tế

>>> Trong 6 tháng đầu năm 2024, kinh tế toàn cầu tỏ ra khá bền vững và lạm phát tiếp tục hạ nhiệt. Xu hướng này được kỳ vọng sẽ tiếp tục duy trì, với đà tăng trưởng GDP ổn định và lạm phát tại nhiều nước giảm về mục tiêu đề ra vào cuối năm 2025.

Tại AEs (Các nước phát triển), tác động trễ của chính sách tiền tệ thắt chặt bắt đầu giảm, và các động thái nới lỏng tiền tệ tiếp theo sẽ thúc đẩy chi tiêu trong năm 2025 đối với các mặt hàng nhạy cảm với lãi suất. Tại nhiều quốc gia, lạm phát giảm cũng sẽ tiếp tục hỗ trợ tăng thu nhập thực tế và mở rộng tiêu dùng tư nhân.

Tại Mỹ và Canada, GDP trong những quý tới đây sẽ tăng chậm hơn so với kết quả tăng trong 6 tháng đầu năm 2024. Tuy nhiên, các động thái nới lỏng tiền tệ có thể sẽ thúc đẩy tăng trưởng cao cho đến cuối năm 2025. GDP tại Mỹ sẽ tăng 2,6% trong năm 2024 và tăng 1,6% trong năm 2025; con số này là 1,1% và 1,8% tại Canada. Châu Âu cũng sẽ hưởng lợi từ chu kỳ hạ lãi suất và phục hồi thu nhập thực tế, với GDP tại khu vực đồng Euro sẽ tăng 0,7% trong năm 2024 và 1,3% trong năm 2025; GDP tại Anh sẽ tăng 1,1% trong năm 2024 và 1,2% trong năm 2025; GDP tại Nhật Bản sẽ tăng 0,1% trong năm 2024 và 1,4% trong năm 2025. Tại Hàn Quốc, GDP sẽ ổn định với mức tăng 2,5% trong năm 2024 và 2,2% trong năm 2025, trong đó nhu cầu về chất bán dẫn tăng cao trên toàn cầu sẽ hỗ trợ tích cực cho xuất khẩu. Tại Australia, GDP sẽ tăng tốc từ mức tăng 1,1% trong năm nay lên 1,8% trong năm 2025, chi tiêu dùng sẽ tăng cao nhờ thu nhập khả dụng phục hồi mạnh.

Tại nhóm 20 nền kinh tế mới nổi hàng đầu, tình hình kinh tế về cơ bản vẫn ổn định, mặc dù tăng trưởng không đồng đều giữa các quốc gia. Tại Trung Quốc, kinh tế 6 tháng cuối năm 2024 sẽ tăng cao nhờ các gói cấp phát tiền để thúc đẩy chi tiêu dùng và mở rộng phát hành trái phiếu chính quyền địa phương trong thời gian gần đây, nhưng tiêu dùng vẫn yếu ớt do lĩnh vực bất động sản vẫn chưa thoát khỏi khó khăn, ảnh hưởng xấu đến triển vọng kinh tế. Vì thế, GDP được kỳ vọng tăng 4,9% trong năm 2024 và tăng 4,5% trong năm 2025. Trong 2 năm tới đây, nhu cầu trong nước sẽ tăng vững tại Ấn Độ và Indonesia. Tại Ấn Độ, GDP được kỳ vọng tăng 6,7% trong năm tài khóa 2024-2025 và tăng 6,8% trong năm tài khóa 2025-2026; trong khi GDP tại Indonesia được dự báo tăng 5,1% trong năm 2024 và tăng 5,2% trong năm 2025. Nhờ mở rộng chi tiêu tài khóa, động lực tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm 2024 tại Brazil được kỳ vọng sẽ tiếp tục duy trì mặc dù tốc độ nới lỏng tiền tệ chậm chạp, GDP được dự báo sẽ tăng 2,9% trong năm 2024 và tăng 2,6% trong năm 2025. GDP tại Mexico được dự báo sẽ giảm tốc xuống mức tăng trưởng 1,4% trong năm 2024 và 1,2% trong năm 2025, do nhu cầu yếu ớt hiện nay sẽ kéo dài đến năm sau.

Tại nhóm quốc gia này, lạm phát được kỳ vọng sẽ giảm rõ rệt, nhờ giá cả hàng hóa và lạm phát giá dịch vụ giảm thấp đã góp phần giảm chi phí lao động. Lạm phát cơ bản được kỳ vọng sẽ giảm từ tỷ lệ 6,1% trong năm 2023 xuống 5,4% trong năm nay và 3,3% vào năm 2025. Lạm phát lõi được kỳ vọng sẽ giảm từ tỷ lệ 4,2% trong năm 2023 xuống 2,7% trong năm nay và 2,1% vào năm 2025.

Mặc dù đang giảm dần, nhưng lạm phát tại các nước mới nổi nhìn chung vẫn cao hơn so với tại AEs, với sự khác biệt đáng kể giữa các quốc gia. Lạm phát tại Argentina và Thổ Nhĩ Kỳ được kỳ vọng sẽ giảm trong năm 2024-2025, nhưng vẫn ở mức hai con số. Tại Trung Quốc, lạm phát tăng dần nhưng sẽ ở mức rất thấp.

3- Rủi ro và thách thức

Kinh tế toàn cầu bắt đầu cải thiện, với GDP ổn định hoặc tăng dần và lạm phát tiếp tục giảm. Tuy nhiên, rủi ro tăng trưởng thấp vẫn hiện hữu, phản ánh những bất ổn bắt nguồn từ xung đột vũ trang tại Ukraine và Trung Đông, tốc độ giảm lạm phát và tác động kéo dài của mặt bằng lãi suất cao. Nếu lạm phát giảm chậm hơn so với kỳ vọng, lạm phát kỳ vọng của các hộ gia đình và doanh nghiệp có thể sẽ tăng trở lại.

Một rủi ro đáng lo ngại là, thị trường lao động nguội lạnh có thể sẽ đẩy tăng trưởng kinh tế tại nhiều nước giảm sâu hơn kỳ vọng. Các bên sẽ thỏa thuận lại mức lãi suất cho vay, nhiều khoản nợ sắp đáo hạn và được các hộ gia đình thay thế bằng những khoản vay mới. Tại AEs, khoảng 30% nợ doanh nghiệp sẽ đáo hạn vào năm 2026, tỷ lệ này tại các nước mới nổi còn cao hơn nhiều. Tại AEs, số lượng doanh nghiệp phá sản ngày càng tăng và đã vượt xa mức trước đại dịch.

Kinh tế có thể tăng cao hơn dự báo, nếu niềm tin của người tiêu dùng phục hồi bền vững, qua đó sẽ thúc đẩy chi tiêu tư nhân. Liên quan đến vấn đề này, yếu tố hỗ trợ về mặt tâm lý chính là mức độ phục hồi thu nhập thực tế và khả năng cải thiện sức mua của các hộ gia đình.

Một yếu tố tích cực khác là giá dầu sẽ hạ nhiệt, nếu các nước không cắt giảm nguồn cung quá mức trong năm tới. Theo đó, lạm phát sẽ giảm rõ rệt tại nhiều nước, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại các nước nhập khẩu dầu và đẩy nhanh tiến độ nới lỏng chính sách tiền tệ. (trích lược từ báo cáo OECD tháng 9/2024).

4- Bước ngoặt từ việc Bầu cử Tổng thống Mỹ, ai sẽ làm Tổng thống?

a) Nếu ông Donald Trump thắng cử

Những ngành hưởng lợi dưới thời kỳ ông Trump nắm quyền, bao gồm các lĩnh vực bất động sản, tài chính, năng lượng truyền thống. Các nhà đầu tư hạ kỳ vọng tại các ngành năng lượng tái tạo, nhóm ngành tiện ích – utilities (khí đốt, nước, điện…)

Theo thống kê, trong năm đầu tiên ông Trump đắc cử, VN-Index tăng 58%, 2 năm sau đó tăng 46% và cuối nhiệm kỳ của ông Trump thì Covid bùng phát nhưng tổng kết sau 4 năm, VN-Index vẫn tăng 65%.

Sau 2 năm ông Trump đắc cử, các ngành diễn biến tốt tại thị trường chứng khoán Việt Nam cũng là các ngành ngân hàng, dầu khí và công nghiệp… là các ngành cổ phiếu truyền thống.

b) Nếu bà Kamala Harris thắng cử

Bà Harris có lập trường mềm mỏng hơn trong các vấn đề thương mại, nếu bà thắng cử sẽ thúc đẩy hoạt động thương mại giữa Việt Nam và Mỹ hơn so với ông Trump, qua đó hỗ trợ cho sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam nhiều hơn.

Ông Trump với lập trường cứng rắn 

Lập trường tranh cử của hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ là bà Kamala Harris (ứng cử viên của Đảng Dân chủ) và ông Donald Trump (ứng cử viên của Đảng Cộng hòa) có sự khác biệt lớn. Tuy nhiên, bài viết này chỉ tập trung vào các yếu tố tác động đến kinh tế Việt Nam.

Theo đó, lập trường của ông Trump tập trung vào việc phục hồi kinh tế Mỹ và giảm thâm hụt thương mại. Cụ thể, ông Trump muốn mở rộng sản xuất, thu hút thêm vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất trong nước bằng nhiều chính sách hỗ trợ. Như vậy sẽ tác động đến quyết định đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Mỹ, qua đó làm suy giảm dòng vốn đầu tư toàn cầu. Hiện Việt Nam có mối quan hệ hợp tác chiến lược với Mỹ và các doanh nghiệp Mỹ đang cân nhắc mở rộng hợp tác với Việt Nam. Với chính sách này, nhiều doanh nghiệp Mỹ sẽ cân nhắc lại việc hợp tác này.

Bên cạnh đó, để tài trợ cho các hoạt động này, Ông Trump sẽ sử dụng một mức thuế chung cho tất cả hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ, đồng thời đánh mức thuế cao hơn với một số hàng hóa từ Trung Quốc. Dĩ nhiên sẽ ảnh hưởng đến hoạt động thương mại toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng.

Giá trị xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ của Việt Nam

Nguồn: Hải Quan Việt Nam

Với kinh tế Việt Nam, hàng hóa xuất khẩu vào Mỹ sẽ kém cạnh tranh hơn khi chịu mức thuế quan chung này. Một cách trực tiếp, hàng hóa xuất khẩu vào Mỹ từ Việt Nam sẽ có sự suy giảm hoặc tăng trưởng kém hơn kỳ vọng. Bên cạnh đó, do chịu mức thuế xuất khẩu vào Mỹ, hàng hóa từ Trung Quốc sẽ chuyển hướng sang các thị trường khác có mức thuế thấp hơn hoặc không có thuế nhập khẩu như các nước Đông Á hoặc Đông Nam Á. Đây là động thái sẽ tạo áp lực cạnh tranh không nhỏ lên các nhà sản xuất từ Việt Nam.

Bà Harris ủng hộ thương mại quốc tế

Bà Harris thể hiện lập trường mềm mỏng hơn trong vấn đề kinh tế và thương mại. Cụ thể, bà Harris từ chối áp đặt một mức thuế chung với tất cả hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ. Thay vào đó, thuế quan nên tập trung vào một số mặt hàng và quốc gia nhất định, chủ yếu là các hàng hóa từ Trung Quốc. Chính sách này, hiện đang được chính quyền Biden thực hiện, đây là điều giúp hoạt động xuất khẩu từ doanh nghiệp Việt Nam vẫn diễn ra bình thường. Trong một số trường hợp, hoạt động xuất khẩu từ Việt Nam sẽ được hưởng lợi nếu thuế nhập khẩu tăng với hàng hóa Trung Quốc.

Giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ theo tháng

Nguồn: Hải Quan Việt Nam

Một điểm quan trọng trong cách tiếp cận của bà Harris đối với các vấn đề thương mại là bà muốn thúc đẩy mối quan hệ hợp tác toàn diện với Việt Nam (đặc biệt trong các lĩnh vực thương mại) và hợp tác với các doanh nghiệp Mỹ. Chính sách này giúp dòng vốn quốc tế chảy vào Việt Nam, đặc biệt là dòng vốn từ Mỹ.

Như vậy, các chính sách về thương mại của bà Harris hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu ở Việt Nam và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế hơn so với các chính sách từ ông Trump.

Thách thức với kinh tế Việt Nam 

Bất kể kết quả bầu cử của Mỹ như thế nào, tình hình căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế thế giới, bao gồm cả Việt Nam. Một điểm sáng là Việt Nam có thể gia tăng thị phần xuất khẩu sang Mỹ, nhờ lợi thế về các mặt hàng mà Mỹ đã áp thuế với Trung Quốc, đây cũng là những mặt hàng Việt Nam có thế mạnh.

Tuy nhiên, Việt Nam cũng chịu áp lực từ sự phụ thuộc vào thị trường nhập khẩu và đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ chính sách thúc đẩy xuất khẩu của Trung Quốc nhằm xử lý vấn đề hàng tồn kho của nước này. Bên cạnh đó, các mối lo ngại về suy giảm tiêu dùng ở Trung Quốc cũng khiến cho việc xuất khẩu của Việt Nam sang quốc gia này gặp khó khăn, cùng với sự cảnh giác cao độ về việc Trung Quốc có thể lách luật thuế bằng cách dán nhãn “sản xuất tại Việt Nam”.

B- Trong Nước

1- Tăng trưởng lợi nhuận nửa cuối năm dự báo đạt 2 chữ số

Lũy kế 9 tháng, GDP tăng khoảng 6,8%, cao hơn nhiều so với con số cùng kỳ 2023 (khoảng 4,4%). Mức tăng cao của GDP cho thấy ảnh hưởng của bão Yagi không quá lớn và kinh tế đang đà phục hồi mạnh mẽ.

Nhìn tổng thể, đóng góp tăng trưởng GDP quý III chủ yếu đến từ trụ đỡ công nghiệp và xây dựng, tăng 9,1% và đóng góp 48,1% vào mức tăng GDP. Trong đó, chế biến chế tạo tăng 11%, mức cao nhất so cùng kỳ trong khoảng 6 năm trở lại đây.

Theo Tổng cục Thống kê, 9 tháng đầu năm, xuất khẩu đạt 299 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ. Trong đó, dệt may đạt hơn 27 tỷ USD, tăng 8,9%. Một số doanh nghiệp lớn trong ngành đã đủ đơn hàng cho cuối năm. Chẳng hạn, Dệt may Thành Công đã nhận được số đơn hàng bằng khoảng 92% kế hoạch doanh thu quý IV. Tính cả năm, họ đạt khoảng 90% kế hoạch doanh thu đơn hàng. Hay Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) có doanh thu 9 tháng ước hơn 13.000 tỷ đồng, bằng 72,8% so với kế hoạch.

2- Lãi suất có thể hạ trong năm 2025

Một thuận lợi nữa là về chính sách tiền tệ, hiện đang khá thuận lợi, có dư địa để nới lỏng thêm. Năm nay, việc  Fed sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ bằng việc hạ lãi suất đã rất rõ ràng, dù mức độ sẽ không lớn.

Theo dự báo Fed sẽ cắt giảm 25 điểm bps trong hai kỳ họp vào tháng 11 và tháng 12. Như vậy, cả năm nay Fed sẽ giảm khoảng 1 điểm %. Sang năm, mức giảm lãi suất của Fed được dự báo từ 1 – 1,25 điểm %. Sau khi Fed giảm lãi suất, các ngân hàng Trung ương châu Á cũng giảm theo giúp áp lực tỷ giá không còn và tạo dư địa cho Việt Nam hạ lãi suất.

Trong ngắn hạn, Việt Nam khó có thể giảm mạnh lãi suất trong quý IV trong bối cảnh tín dụng đang tăng mạnh mà tăng cung tiền hiện nay đang thấp hơn. Ngân hàng Nhà nước đang đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng sẽ đạt 15% trong năm nay nhưng hiện cung tiền chỉ tăng 12%. Như vậy, nếu như không đẩy mạnh được cung tiền, lãi suất lại có xu hướng nhích lên chứ không phải giảm đi.

Hiện Việt Nam không còn áp lực tỷ giá, trong năm nay, mức mất giá đồng tiền chỉ khoảng trên dưới 2%, rất tích cực trong điều hành chính sách tiền tệ. Bên cạnh đó, lạm phát cũng không đáng lo ngại. Vì vậy, mặc dù quý IV lãi suất có thể sẽ đi ngang nhưng bối cảnh hiện nay rất tích cực để hạ lãi suất trong năm sau.

3- Đón loạt ‘đại bàng’ công nghệ cao, thu hút FDI Việt Nam năm 2024 có thể chạm mốc 40 tỷ USD

Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 9 tháng đầu năm 2024, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt hơn 24,78 tỷ USD, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, riêng tháng 9/2024, số vốn FDI đăng ký đạt hơn 4,26 tỷ USD, chiếm 17,2% tổng vốn FDI của cả 9 tháng.

Đây là một con số khá ấn tượng trong bối cảnh đầu tư toàn cầu đang chững lại do biến động địa chính trị và sự thiếu vắng của các dự án quy mô lớn. Việc này dễ hiểu khi tháng 9 trùng với thời điểm các địa phương như Bắc Ninh, Bình Dương, Đồng Nai… chính thức công bố Quy hoạch tỉnh và đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, dẫn đến nhiều dự án được cấp chứng nhận đầu tư mới và điều chỉnh vốn.

Theo báo cáo, có 3 dự án lớn điều chỉnh vốn trong tháng 9/2024, đưa tổng vốn FDI tăng thêm trong 9 tháng đầu năm đạt hơn 7,64 tỷ USD, tăng 48,1% so với cùng kỳ. Lớn nhất trong số này là dự án bất động sản tại Bắc Ninh, với vốn đầu tư tăng thêm 998 triệu USD, nâng tổng vốn lên hơn 1,066 tỷ USD. Đây là dự án tỷ USD thứ hai trong năm nay, sau dự án tăng vốn 1,07 tỷ USD của Amkor, nhà sản xuất bán dẫn.

Các dự án khác bao gồm Công ty Công nghệ chính xác Luxcase tại Nghệ An, với vốn đầu tư tăng thêm 299 triệu USD, nâng tổng vốn dự án lên 473 triệu USD, và Công ty Lốp Advance Việt Nam tại Tiền Giang, tăng thêm hơn 227 triệu USD, đưa tổng vốn đầu tư lên hơn 615 triệu USD. Đặc biệt, dự án của Luxcase chỉ mới được cấp chứng nhận đầu tư đầu năm nay với vốn ban đầu 24 triệu USD, nhưng đã hai lần tăng vốn, đưa tổng vốn lên gần nửa tỷ USD.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương đã phát biểu tại phiên họp Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, khẳng định thu hút FDI là một trong những điểm sáng của kinh tế Việt Nam. Điều này cũng được nêu rõ trong báo cáo Chính phủ gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cho thấy vốn đăng ký và vốn giải ngân đều tăng đáng kể. Trong 9 tháng đầu năm, vốn FDI thực hiện đạt 17,3 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đón loạt 'đại bàng' công nghệ cao, thu hút FDI Việt Nam năm 2024 có thể chạm mốc 40 tỷ USD
Tình hình thu hút FDI của Việt Nam 9 tháng đầu năm 2024

Đáng chú ý trong việc thu hút FDI của Việt Nam không chỉ ở con số, mà còn là sự cải thiện về chất lượng. Nhiều dự án FDI tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp tiên phong như bán dẫn, năng lượng (sản xuất pin, tế bào quang điện, thanh silic), sản xuất linh kiện và sản phẩm điện tử có giá trị gia tăng cao. Các dự án nổi bật bao gồm nhà máy FCPV Foxconn Bắc Ninh (vốn 383,3 triệu USD), nhà máy Goertek Nam Sơn – Hạp Lĩnh (vốn 280 triệu USD), và dự án bảng mạch in công nghệ cao Victory Giant Việt Nam (vốn 260 triệu USD).

Không chỉ thu hút các dự án công nghiệp, Việt Nam còn là điểm đến của nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới. Tại Ngày hội Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024, các tập đoàn lớn như NVIDIA, Qualcomm, Intel, AMD, Samsung, Meta đã có mặt và cam kết đầu tư vào Việt Nam. Theo Phó Chủ tịch toàn cầu Tập đoàn NVIDIA, Raymond Teh, NVIDIA sẽ hỗ trợ Việt Nam phát triển các ngành công nghiệp bán dẫn và trí tuệ nhân tạo (AI).

Chủ tịch phụ trách đối ngoại toàn cầu Tập đoàn Meta, Nick Clegg, cũng cho biết Meta dự kiến sẽ mở rộng sản xuất thiết bị thực tế ảo hỗn hợp mới nhất tại Việt Nam vào năm 2025, tạo ra khoảng 1.000 việc làm. Tập đoàn Samsung cũng có kế hoạch đầu tư thêm 1,8 tỷ USD vào nhà máy sản xuất màn hình LED tại Bắc Ninh.

Với các kế hoạch đầu tư từ các tập đoàn công nghệ lớn, dòng vốn FDI dự kiến sẽ tiếp tục đổ vào Việt Nam trong thời gian tới. Theo dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam năm 2024 có thể đạt từ 39-40 tỷ USD, tương đương với năm 2023. Số lượng và chất lượng dòng vốn FDI đều sẽ được nâng cao, góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam.

Các dự án lớn cũng đã bắt đầu đi vào hoạt động. Amkor đã xuất khẩu lô hàng đầu tiên, trong khi Foxconn đang xúc tiến sản xuất iPad và Macbook tại nhà máy ở Bắc Giang. Theo Foxconn, một số dây chuyền lắp ráp các sản phẩm này của Apple đã hoàn thiện, và dự kiến sẽ bắt đầu sản xuất khi các thủ tục về môi trường hoàn tất.

Việt Nam tiếp tục đặt mục tiêu thu hút các dự án FDI có quy mô lớn và công nghệ cao trong các lĩnh vực như công nghiệp chế biến, chế tạo, điện tử, bán dẫn và hydrogen. Đây được coi là những động lực mới cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới.

4- Thị trường bất động sản sẽ “tăng nhiệt” những tháng cuối năm 2024, chuẩn bị đón sóng vào 2025

Theo Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, thị trường bất động sản khả năng sẽ tiếp tục “tăng nhiệt” trong giai đoạn cuối năm khi hành lang pháp lý mới chính thức đi vào cuộc sống; các chủ đầu tư tiếp tục đẩy mạnh triển khai dự án…

Theo Báo cáo thị trường Bất động sản Việt Nam quý 3 và 9 tháng đầu năm 2024 Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam đã ghi nhận sự phục hồi tích cực sau giai đoạn khó khăn, nhờ sự ổn định của nền kinh tế và các chính sách hỗ trợ của Chính phủ.

Đặc biệt là việc Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh Bất động sản 2023 và Luật Đất đai 2024 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2024, sớm hơn 5 tháng so với quy định trước đó, góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cho thị trường bất động sản và mở ra chu kỳ mới cho thị trường theo hướng an toàn, lành mạnh, bền vững hơn.
Các phân khúc BĐS, từ nhà ở, thương mại tới BĐS công nghiệp, đều cho thấy dấu hiệu tăng trưởng tích cực với nhiều dự án mới được triển khai.Bà Phạm Thị Miền – Phó Viện trưởng VARs IRE cho biết, thị trường BĐS nhà ở đã bắt đầu ghi nhận những dấu hiệu thể hiện sự “tăng nhiệt”.
Theo đó, câu chuyện đấu giá đất “nóng” hơn bao giờ hết với các phiên đấu giá được tổ chức “xuyên đêm”, ghi nhận hàng trăm, thậm chí cả nghìn người chấp nhận “ăn trực nằm chờ” để tranh suất.​ Mức giá trúng cũng cao kỷ lục, ngang ngửa đất dự án đã được đầu tư hạ tầng bài bản.
Sức nóng của thị trường còn được dẫn dắt bởi phân khúc căn hộ, với mức giá liên tục thiết lập mặt bằng mới ở mức cao, trên cả thị trường sơ cấp và thứ cấp. Nhu cầu tăng cao khiến hàng nghìn người sở hữu chung cư thường xuyên nhận được cuộc gọi hỏi bán nhà.​ Bất chấp giá bán tăng cao, các dự án căn hộ mới ra hàng, đều ghi nhận tỷ lệ hấp thụ rất tốt.
Cùng với loại hình căn hộ, một số dự án thấp tầng mới ra mắt của các chủ đầu tư lớn, cũng ghi nhận lượng booking giữ chỗ “kỷ lục” dù mức giá ngày càng cao. Nhiều căn có vị trí đẹp, không những giá cao, để mua được khách hàng/nhà đầu tư còn phải chấp nhận trả tiền chênh.Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả xuất phát từ cung, cầu thực tế, thị trường cũng đã xuất hiện những dấu hiệu “tạo nhiệt”. Tình trạng này thể hiện qua việc đầu cơ đất đai, đẩy giá nhà ở, và phát sinh các giao dịch BĐS thiếu minh bạch. Nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ tham gia thị trường với mục đích lướt sóng, khiến giá BĐS bị đẩy lên cao bất hợp lý. Dấu hiệu “tạo nhiệt” còn thể hiện ở phân khúc căn hộ với mặt bằng giá chào bán căn hộ chuyển nhượng ngày càng cao. Những dấu hiệu này đều xuất phát từ nguyên nhân do thiếu nguồn cung, dù đã được cải thiện.

Thị trường bất động sản khả năng sẽ tiếp tục "tăng nhiệt" trong giai đoạn cuối năm
Thị trường bất động sản dự báo tiếp tục “tăng nhiệt” trong giai đoạn cuối năm.

Tính chung 9 tháng đầu năm 2024, thị trường ghi nhận 30.589 giao dịch thành công, gấp 2.5 lần so với cùng kỳ năm 2023. Nhiều dự án mới ra mắt vào cuối tháng 9, bắt đầu nhận booking giữ chỗ cũng ghi nhận lượng quan tâm và xuống tiền cọc “khủng”.

Về giá bán, mặt bằng giá nhà ở tiếp tục “neo” ở mức cao, trên cả thị trường sơ cấp và thứ cấp, nhất là tại phân khúc căn hộ. Bởi tình trạng mất cân đối cung cầu đang ngày càng nghiêm trọng do nguồn cung dù đã được cải thiện nhưng vẫn rất khó đáp ứng đủ nhu cầu. Bên cạnh đó, phần lớn nguồn cung mới tiếp tục được hoàn thiện ở mức tiêu chuẩn cao với chi phí đầu tư, nhất là chi phí liên quan đến đất đai tăng cao.

Trong 9 tháng đầu năm 2024, thị trường bất động sản đã ghi nhận 38.797 sản phẩm mới được chào bán. Nguồn cung vẫn ghi nhận sự phân hóa mạnh. Theo đó 70% nguồn cung mới đến từ phân khúc căn hộ chung cư. Trong đó, các sản phẩm có giá bán trên 50 triệu đồng/m2 trở lên chiếm phần áp đảo. Thị trường gần như vắng bóng hoàn toàn căn hộ chung cư thương mại giá bình dân. Về khu vực, miền Bắc dẫn đầu nguồn cung mới với 46%, theo sau là miền Trung với 29% và miền Nam là 25%.

Dữ liệu nghiên cứu của VARS cũng cho thấy, mặc dù nguồn cung chủ yếu thuộc phân khúc cao cấp và hạng sang, toàn thị trường ghi nhận khoảng 10.400 giao dịch thành công trong quý 3, tương đương với tỷ lệ hấp thụ đạt 51%. Điều này phản ánh sự quan tâm của thị trường đối với các sản phẩm bất động sản mới, mặc dù phần lớn nguồn cung mới được hoàn thiện với tiêu chuẩn cao và chi phí đầu tư, đặc biệt là chi phí liên quan đến đất đai, đang gia tăng.

Xu hướng phát triển căn hộ diện tích nhỏ nhằm giảm giá trị tổng thể của căn hộ, phù hợp hơn với nhu cầu và khả năng tài chính của người độc thân, gia đình trẻ, ngày càng rõ nét. Đây cũng là loại hình ghi nhận thanh khoản tốt nhất.​

Tính chung 9 tháng đầu năm 2024, thị trường ghi nhận 30.589 giao dịch thành công, gấp 2.5 lần so với cùng kỳ năm 2023. Nhiều dự án mới ra mắt vào cuối tháng 9, bắt đầu nhận booking giữ chỗ cũng ghi nhận lượng quan tâm và xuống tiền cọc “khủng”.

Về giá bán, mặt bằng giá nhà ở tiếp tục “neo” ở mức cao, trên cả thị trường sơ cấp và thứ cấp, nhất là tại phân khúc căn hộ. Bởi tình trạng mất cân đối cung cầu đang ngày càng nghiêm trọng do nguồn cung dù đã được cải thiện nhưng vẫn rất khó đáp ứng đủ nhu cầu. Bên cạnh đó, phần lớn nguồn cung mới tiếp tục được hoàn thiện ở mức tiêu chuẩn cao với chi phí đầu tư, nhất là chi phí liên quan đến đất đai tăng cao.

VARS dự báo, nếu các yếu tố như chính sách pháp lý, tài chính và đầu tư công tiếp tục được cải thiện, thị trường khả năng sẽ tiếp tục “tăng nhiệt” trong giai đoạn cuối năm khi hành lang pháp lý mới chính thức đi vào cuộc sống, khi các chủ đầu tư tiếp tục đẩy mạnh triển khai dự án,… Đặc biệt, nguồn cung nhà ở sẽ tiếp tục được thúc đẩy, tạo động lực dẫn dắt cho thị trường, thông qua hoạt động M&A theo hướng “góp gạo thổi cơm chung”.

Một nhấn mạnh quan trọng được đề cập trong báo cáo là việc Nhà nước sẽ tiếp tục tăng cường giám sát và điều tiết thị trường, bảo đảm sự ổn định và phát triển đúng hướng. Đồng thời, xu hướng bất động sản xanh đang nổi lên, được kỳ vọng sẽ dẫn dắt thị trường trong chu kỳ mới.

Các phân khúc sẽ tiếp tục ghi nhận sự phục hồi: căn hộ cao cấp tiếp tục dẫn dắt thị trường, biệt thự, liền kề trở nên sôi động, đất nền pháp lý sạch thu hút nhà đầu tư, và nhà ở xã hội sẽ có thêm cơ hội nhờ vào các quy định mới. Bất động sản công nghiệp tăng trưởng, bất động sản du lịch nghỉ dưỡng sẽ có cơ hội cải thiện nhờ vào việc condotel được cấp sổ.

5- Năm 2025, mũi nhọn đầu tư công sẽ được đẩy mạnh, GDP có thể tăng trưởng trên 7%

Về chính sách tài khoá có khả năng năm sau sẽ có mức đầu tư công lớn hơn hẳn so với năm nay, lớn hơn một chút so với năm 2023. Năm 2025 là một năm có nhiều lễ kỷ niệm mang tính lịch sử và là năm cuối nhiệm kỳ, thông thường chính sách sẽ mang tính rất hỗ trợ để thúc đẩy tăng trưởng.

Cụ thể: năm sau là năm cuối cùng của nhiệm kỳ, vốn đầu tư công sẽ được đẩy mạnh hơn để mang lại các kết quả tích cực cho nền kinh tế. Đồng thời, 2025 là năm có nhiều lễ kỷ niệm trọng đại của đất nước, nhiều công trình hạ tầng sẽ gấp rút hoàn thành để kịp cho dịp này.

6- Đại dự án Sân bay Long thành và đường sắt cao tốc Bắc – Nam trị giá 67 tỷ USD

Sân bay long thành
Sân bay long thành

Sau một năm khởi công, gói thầu nhà ga hành khách (nhà ga trung tâm và ba cánh) với tổng mức đầu tư hơn 36.000 tỉ đồng, được xem là “trái tim” sân bay Long Thành, đã thành hình.

Đến nay nhà ga hành khách đã hoàn thành toàn bộ phần bê tông cốt thép cột, dầm sàn lầu 1, lầu 2 và lầu 3 và đang triển khai thi công bê tông cốt thép dầm sàn lầu 4.

Cùng với đó, nhà thầu đang tiến hành lắp đặt kết cấu thép phần cánh 2 và cánh 3 theo đúng kế hoạch và tiến độ hợp đồng. Phấn đấu hoàn thành toàn bộ các hạng mục trước ngày 31- 8- 2026.

Nhìn từ trên cao, hình dáng cánh hoa sen đã hiện rõ nằm bên cạnh đường băng cất hạ cánh cùng thi công song song.

2ec3ea9ff2e555bb0cf4.jpg
Ngày Quốc Khánh 2- 9 việc thi công diễn ra đều đặn, tiến độ công trường đảm bảo như ngày bình thường.

Phần đường băng cất, hạ cánh tiến độ thi công của gói thầu đang thực hiện đúng theo tiến độ đề ra. Các nhà thầu tập trung nhân lực, thiết bị, vật tư phấn đấu hoàn thành khai thác kỹ thuật đường cất hạ cánh trước ngày 30-4-2025 để chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Thiết bị hỗ trợ hạ cánh chính xác ILS/DME dự kiến được vận chuyển về Việt Nam trong tháng 10-2024 và lắp đặt trong năm nay.

Dự án sân bay Long Thành rộng 5.000 ha có tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 336.630 tỉ đồng. Theo kế hoạch, giai đoạn 1 của dự án xây dựng 1 đường cất hạ cánh (số 1) dài 4.000 m, rộng 75 m và hệ thống đường lăn, sân đỗ đảm bảo cho các loại tàu bay hoạt động, đáp ứng công suất 25 triệu hành khách/năm và 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 gần 110.000 tỉ đồng. Dự kiến sân bay sẽ đi vào hoạt động vào năm 2026.

Đường sắt siêu tốc Bắc Nam bằng AI ChatGPT
Đường sắt siêu tốc Bắc Nam bằng AI ChatGPT
Còn về Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam là đoạn Hà Nội – Vinh và đoạn TP.Hồ Chí Minh – Nha Trang sẽ được khởi công vào cuối năm 2027.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Bệ phóng mới cho nền kinh tế - Ảnh 4.

Dự kiến trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án trong tháng 10/2024

Ngày 5/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan để thảo luận, cho ý kiến về chủ trương đầu tư một số dự án đường sắt trọng điểm, trong đó có Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam.

Tại cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam có ý nghĩa quan trọng với sự phát triển đất nước ta và yêu cầu các bộ, ngành “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, chuẩn bị thật tốt cho việc triển khai dự án.

Thủ tướng Phạm Minh Chính
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành có liên quan rà soát và đề xuất các cơ chế đặc thù, đặc biệt cho triển khai dự án, nhất là về huy động nguồn lực và quy trình thủ tục.

Tại Hội nghị Trung ương 10, Ban Chấp hành Trung ương đã thống nhất chủ trương đầu tư Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, xác định đây là nhiệm vụ chính trị và ưu tiên nguồn lực đầu tư thực hiện sớm.

Theo Bộ Giao thông Vận tải, Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam được Bộ Giao thông Vận tải và cùng các bộ, ban, ngành tích cực nghiên cứu kinh nghiệm, tham khảo mô hình từ 22 quốc gia và vùng lãnh thổ, tổ chức học tập kinh nghiệm tại 6 nước sở hữu và làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao.

Trên cơ sở đó, đề xuất tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam với chiều dài 1.541 km, quy mô đường đôi, điện khí hóa, hạ tầng thiết kế với tốc độ 350 km/h, kết hợp kinh tế với an ninh- quốc phòng, giữa vận tải hành khách là chủ yếu và vận tải hàng hóa nhanh khi có nhu cầu.

Tổng mức đầu tư dự án sơ bộ vào khoảng 67,34 tỷ USD. Tuyến sẽ bắt đầu từ ga Ngọc Hồi (Hà Nội), đi qua 20 tỉnh, thành phố và kết thúc tại ga Thủ Thiêm (TP.Hồ Chí Minh), mục tiêu hoàn thành toàn tuyến là vào năm 2035.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá, dự án sẽ giúp GDP cả nước sẽ tăng khoảng 0,97 điểm phần trăm/năm so với không đầu tư dự án. Nguồn thu từ khai thác quỹ đất, khai thác thương mại dự kiến khoảng 22 tỷ USD, sẽ góp phần cải thiện nhiều chỉ tiêu kinh tế vĩ mô.

Trước mắt, Bộ Giao thông Vận tải đã có đề xuất ưu tiên nguồn lực để khởi công hai đoạn Hà Nội – Vinh và TP.Hồ Chí Minh – Nha Trang với tổng chiều dài khoảng 642 km.

Chủ trương đầu tư dự án dự kiến sẽ được trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp tháng 10/2024; đấu thầu lựa chọn tư vấn quốc tế, triển khai khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trong năm 2025-2026; triển khai giải phóng mặt bằng, đấu thầu lựa chọn nhà thầu và khởi công đoạn Hà Nội – Vinh và TP.Hồ Chí Minh – Nha Trang vào cuối năm 2027 (giai đoạn 1); khởi công các dự án thành phần đoạn Vinh – Nha Trang năm 2028 – 2029 và phấn đấu hoàn thành đầu tư toàn tuyến vào năm 2035.

Theo kế hoạch, những nội dung liên quan đến báo cáo tiền khả thi, việc hoạch định kế hoạch thực hiện dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam sẽ được Bộ Giao thông vận tải trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến vào kỳ họp tháng 10/2024.

Là dự án mang tính chính trị, việc thực hiện tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam được đặt mục tiêu khá cụ thể, Bộ Giao thông vận tải dự kiến phấn đấu tiến độ phê duyệt chủ trương đầu tư trước năm 2025; giải phóng mặt bằng, khởi công trước năm 2030 và hoàn thành toàn tuyến trước năm 2045.

7- Cải thiện tâm lý để thúc đẩy đầu tư và tiêu dùng:

Về tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng của tiêu dùng đang thấp hơn so với các năm trước. Nguyên nhân đến từ hai vấn đề.

Một là, cú sốc giảm xuất khẩu năm ngoái dẫn tới thu nhập của một bộ phận người lao động làm việc trong các doanh nghiệp xuất khẩu bị giảm hoặc chững lại ảnh hưởng đến tiêu dùng của năm nay.

Hai là tầng lớp trung lưu và người giàu cũng có xu hướng thắt chặt chi tiêu hơn khi thị trường bất động sản khó khăn, thị trường chứng khoán chưa khởi sắc và các vấn đề của thị trường tài chính như trái phiếu doanh nghiệp.

Để thay đổi được tâm lý bi quan hiện nay của cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp đòi hỏi những thông điệp của chính sách theo hướng đó quyết liệt xử lý. Đó là Nhà nước sẽ có những quyết sách để xử lý khó khăn gây ra những trục trặc trong hệ thống tài chính thời gian qua.

Những chính sách vừa qua của Chính phủ như từ việc giảm thuế giá trị gia tăng và một số thuế phí để thúc đẩy tiêu dùng nếu như tiếp tục duy trì cũng sẽ có động lực tốt nhưng để thúc đẩy tiêu dùng thì vừa phải duy trì những chính sách miễn giảm thuế phí vừa đưa ra những thông điệp về việc xử lý vấn đề của hệ thống tài chính để cởi “nút thắt” tâm lý của người dân.

Về đầu tư, tương tự như cá nhân và hộ gia đình, với doanh nghiệp, một thông điệp rất quan trọng đó là không hình sự hoá các giao dịch kinh tế, lập lại niềm tin của doanh nghiệp đối với hệ thống pháp luật.

Nếu như doanh nghiệp vẫn lo ngại rủi ro pháp lý thì các kế hoạch đầu tư mở rộng của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng. Điều này này không chỉ ảnh hưởng đến câu chuyện tăng trưởng ngắn hạn 2024, 2025 mà còn là câu chuyện trong trung hạn. Bây giờ mà doanh nghiệp không đầu tư thì không thể có tăng trưởng trung hạn 2026 – 2027.

Do đó, cần cải thiện tâm lý của doanh nghiệp để thúc đẩy đầu tư và không cải thiện tâm lý của người dân, hộ gia đình để tiêu dùng trong khi động lực xuất khẩu và sản xuất công nghiệp giảm tốc.

Nếu như từ quý IV, tiêu dùng được cải thiện, tín dụng tăng về thực chất mà không phải do đảo nợ, tâm lý của doanh nghiệp lạc quan hơn thì sự trỗi dậy của đầu tư tư nhân và tiêu dùng cá nhân, hộ gia đình sẽ bù đắp được sự giảm tốc của xuất khẩu và sản xuất. Đầu tư tư nhân mà thúc đẩy được sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn nhiều so với tăng trưởng dựa vào khu vực xuất khẩu.

8- Tăng trưởng lợi nhuận nửa cuối năm dự báo đạt 2 chữ số, chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục vận động tích cực

Trong báo cáo chiến lược mới cập nhật, SSIR đánh giá rằng thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục vận động trong xu hướng tích cực.

Tương tự diễn biến ở tháng 7 và tháng 8, VN-Index hồi phục nhanh sau nhịp biến động giảm gần 52 điểm trong 2 tuần đầu tháng do tác động từ TTCK Mỹ và trong nước là lo ngại do cơn bão Yagi. VN-Index đóng cửa phiên 30/9 tại 1.287,9 điểm, tăng 4 điểm (+0,3%) và cao hơn 4% từ mức điểm thấp nhất.

Theo SSI Research, kỳ vọng nền kinh tế tiếp tục phục hồi và dòng vốn đầu tư trên TTCK sẽ cải thiện sau khi FED dần nới lỏng lãi suất và chuyển biến tích cực trong quá trình nâng hạng là các yếu tố nền tảng giúp TTCK Việt Nam liên tục trụ vững sau các nhịp biến động và đạt mức tăng trưởng 13,9% từ đầu năm.

Trụ cột nâng đỡ đến từ 2 nhóm Ngân hàng (+3,1%) và Chứng khoán (+3,1%) đều bật tăng mạnh hơn thị trường chung và dẫn dắt VN30 +1,6% thiết lập đỉnh mới kể từ giữa tháng 5/2022. Đặc biệt là nhóm Chứng khoán với hưởng ứng của dòng vốn ngoại khi vấn đề “Pre-funding” được giải quyết.

SSI Research: Tăng trưởng lợi nhuận nửa cuối năm dự báo đạt 2 chữ số, chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục vận động tích cực- Ảnh 1.

Về giao dịch khối ngoại, nhóm này tiếp tục bán ròng 2.100 tỷ đồng trên HoSE trong tháng 9, chủ yếu do ảnh hưởng từ giao dịch thỏa thuận đột biến tại VIB chiếm gần 2.700 tỷ đồng. Lũy kế từ đầu năm, giá trị rút ròng đạt hơn 66.000 tỷ đồng.

Ngược lại, dòng tiền từ khối ngoại lại đảo chiều mua ròng hơn 1.000 tỷ đồng qua kênh khớp lệnh, đánh dấu tháng mua ròng khớp lệnh tốt nhất kể từ tháng 4/2023. “ Động thái quay lại mua ròng của khối ngoại được kỳ vọng đẩy mạnh khi FED tiến dần đến chu kỳ nới lỏng và khi các nút thắt giao dịch cho NĐT ngoại trong quá trình nâng hạng dần được tháo gỡ. Tỷ trọng giao dịch của khối ngoại cũng tăng lên gần 14% trên HOSE, cao nhất trong cùng giai đoạn ”, SSI nhận định.

Chứng khoán Việt Nam vẫn hấp dẫn trong khu vực nhờ định giá hợp lý

Về triển vọng lợi nhuận, SSI dự phóng lợi nhuận của các công ty niêm yết trong danh sách theo dõi dự báo tăng 15,5% trong năm 2024 và tiếp tục tăng 19,6% trong 2025. Trong ngắn hạn, tăng trưởng lợi nhuận so với cùng kỳ có thể đạt mức 21,7% trong 6 tháng cuối năm; tăng tốc đáng kể so với mức chỉ 6,2% trong nửa đầu năm.

Các TTCK Đông Nam Á được kỳ vọng hưởng lợi từ phân bổ lại dòng vốn khi FED bắt đầu chu kỳ nới lỏng lãi suất, do đó, yếu tố định giá hấp dẫn có thể là một yếu tố thu hút dòng tiền.

P/E ước tính 1 năm của VN-Index tăng lên 12 lần vào ngày 04/10/2024, cao nhất từ cuối tháng 1/2024; phản ánh kỳ vọng tăng trưởng LN cho giai đoạn nửa cuối 2024 và năm 2025. Dù vậy, định giá thị trường Việt Nam vẫn thấp hơn so với một số TTCK khu vực Đông Nam Á, một trong các điểm mấu chốt để cạnh tranh thu hút trở lại dòng vốn ngoại.

SSI Research: Tăng trưởng lợi nhuận nửa cuối năm dự báo đạt 2 chữ số, chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục vận động tích cực- Ảnh 2.

Nhờ vậy, SSI đánh giá TTCK Việt Nam đang có điều kiện thuận lợi để tiếp tục đi lên trong quý 4/2024 và năm 2025. Bức tranh vĩ mô tiếp tục phục hồi rõ nét và kỳ vọng Việt Nam được hạng lên thị trường mới nổi (EM) bởi FTSE Russell sẽ thúc đẩy dòng vốn mạnh mẽ hơn từ cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.

Ngắn hạn, tỷ trọng phân bổ dòng tiền ở nhóm vốn hóa lớn lên mức cao nhất từ đầu năm và P/E ước tính 1 năm của VN-Index lên cao nhất trong 8 tháng có thể khiến thị trường cần có nhịp giao dịch tích lũy trở lại. Tuy nhiên, tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp dự kiến mạnh hơn vào cuối năm 2024 & 2025 sẽ là động lực cho TTCK tiếp tục với xu hướng đi lên.

SSI Research: Tăng trưởng lợi nhuận nửa cuối năm dự báo đạt 2 chữ số, chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục vận động tích cực- Ảnh 3.

9- Chu kỳ kinh tế & thời điểm vận động của cổ phiếu

Có thể nói, kinh tế Việt Nam đang ở giai đoạn đầu thị trường tăng (4-8), do đó dư địa để kinh tế Việt Nam phát triển trong giai đoạn 2024-2030 là rất lớn.

Các ngành được hưởng lợi trong từng chu kỳ kinh tế - Đầu Tư Từ Đâu

Dưới biểu đồ kỹ thuật, thị trường chứng khoán Việt Nam hiện tại đang chinh phục mốc 1300 điểm. Và với biểu đồ dự phóng của thị trường chứng khoán sẽ đồng pha với GDP của Việt Nam, cùng với chu kì nền kinh tế của Việt Nam cũng như thế giới sẽ mở ra một kì vọng dài cho giai đoạn đầu tư.

MBAVF - Dự phóng thị trường chứng khoán Việt Nam: VN-Index đang trên đà tăng trưởng, 10/2025 đạt 1800 điểm và 2029 có thể đạt 2200 điểm, tuy nhiên mốc 1300 điểm có thể gặp lại vào năm 2027.
MBAVF – Dự phóng thị trường chứng khoán Việt Nam: VN-Index đang trên đà tăng trưởng, 10/2025 đạt 1800 điểm và 2029 có thể đạt 2200 điểm, tuy nhiên mốc 1300 điểm có thể gặp lại vào năm 2027.

VN-Index đang trên đà tăng trưởng, 10/2025 đạt 1800 điểm và 2029 có thể đạt 2200 điểm, tuy nhiên mốc 1300 điểm có thể gặp lại vào năm 2027.

C- Rủi ro

1- Xung đột địa chính trị

 

2- Xuất khẩu có tín hiệu giảm tốc

Về xuất khẩu, sự tăng trưởng chậm lại của kinh tế toàn cầu đang ảnh hưởng đến Việt Nam. Xuất nhập khẩu đang giảm tốc từ tháng 9. Mặc dù, trong tháng này, có tác động của bão Yagi nhưng chủ yếu thiệt hại về tài sản chứ ảnh hưởng đến sản xuất không nhiều. Sản xuất tại các tỉnh Hải Phòng, Thái Nguyên, Bắc Ninh vẫn tiếp diễn chứ không bị ngưng trệ nhiều nhưng tín hiệ giảm tốc là có và theo tôi nó đến từ việc xuất khẩu đang chậm lại.

Khả năng rất cao là các nền kinh tế lớn trên thế giới chống lạm phát thành công và sẽ không rơi vào suy thoái trong năm 2025 nhưng tốc độ tăng trưởng sẽ sụt giảm. Đây là độ trễ của việc giữ ở lãi suất cao trong các năm trước đó.

Như vậy, sản xuất công nghiệp năm nay có thể tăng trưởng được khoảng 14% nhưng sang năm sau có lẽ chỉ tăng trưởng được khoảng 12%. Nhìn vào tăng trưởng tiêu thụ điện, trong 9 tháng đầu năm sản xuất công nghiệp tăng khoảng 11% thì tăng trưởng tiêu thụ điện tăng 10,7% thế nhưng riêng tháng 9 chỉ tăng 7% cho thấy sự giảm tốc.

Thị trường thị trường trái phiếu doanh nghiệp còn nhiều lo lắng cần hướng xử lý những khoản trái phiếu quá hạn như thế nào? Doanh nghiệp thì lo ngại về việc xử lý hình sự. Và với thị trường vốn như trái phiếu nếu không có hướng rõ ràng thì người tiêu dùng vẫn sẽ quan ngại về các khoản đầu tư và tiết kiệm dẫn đến tâm lý thắt chặt chi tiêu.

Đang cập nhật tiếp…

Chương trình ưu đãi đặc biệt: Mở tài khoản chứng khoán Phú Hưng Securities với Cố vấn đầu tư cao cấp, quản lý tài sản và ủy quyền đầu tư NGUYỄN VĂN HÙNG - ID:2206. Nhận ngay 20K tiền mặt. Chi tiết liên hệ hotline: 0905 889 188Mo tai khoan chung khoan Phu Hung Securities
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin mới nhất