Thứ sáu, Tháng mười một 29, 2024
Mở tài khoản chứng khoán Phú Hưng với Cố vấn đầu tư cao cấp, quản lý tài sản và ủy quyền đầu tư. ID:2206
Trang chủKinh TếBộ Công Thương: Việt Nam có thể gặp khó về nguồn cung...

Bộ Công Thương: Việt Nam có thể gặp khó về nguồn cung một số nguyên nhiên liệu nếu căng thẳng Ukraine kéo dài

Mo tai khoan chung khoan Phú Hưng Securities, ID:2206

Bộ Công Thương cho rằng nếu căng thẳng giữa Nga và Ukraine tiếp tục kéo dài có thể khiến nhiều nước; trong đó có Việt Nam gặp khó khăn về nguồn cung một số nguyên, nhiên liệu trong vài năm tới.

Theo TTXVN, đại diện Bộ Công Thương cho biết hiện còn quá sớm để đánh giá về những tác động của căng thẳng Nga và Ukraine đến hoạt động giao thương giữa Việt Nam với hai nước trên. Tuy nhiên, có một số yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến tăng trưởng thương mại song phương giữa Việt Nam với Nga và Ukraine trong thời gian tới.

Bộ Công Thương cho rằng căng thẳng giữa Nga-Ukraine đang là một trong những nguyên nhân chính làm tăng giá thị trường của một số mặt hàng nguyên liệu phục vụ sản xuất, tiêu dùng như khí đốt-dầu mỏ, lúa mỳ, nhôm, nickel, ngô… do thị phần sản xuất và xuất khẩu của các nước trên rất lớn.

Nga xuất khẩu khoảng 5 triệu thùng dầu thô mỗi ngày, chiếm khoảng 12% kim ngạch thương mại toàn cầu và khoảng 2,5 triệu thùng/ngày đối với các sản phẩm dầu mỏ, chiếm khoảng 10% kim ngạch thương mại toàn cầu.

Hơn nữa, Liên bang Nga cũng là nhà sản xuất khí đốt tự nhiên hàng đầu và khách hàng lớn nhất của nước này là châu Âu; đối với mặt hàng nhôm và nickel, Liên bang Nga cũng là nhà cung cấp lớn thứ ba thế giới.

Riêng đối với mặt hàng lúa mỳ, Liên bang Nga và Ukraine chiếm tới 1/4 nguồn cung xuất khẩu lúa mỳ của thế giới).

Do đó nếu căng thẳng giữa Nga và Ukraine tiếp tục kéo dài có thể khiến nhiều nước; trong đó có Việt Nam gặp khó khăn về nguồn cung các nguyên, nhiên liệu trên trong vài năm tới.

Ngoài ra, nếu căng thẳng ở Ukraine còn kéo dài sẽ khiến nền kinh tế của Ukraina bị ảnh hưởng mạnh và sẽ tập trung xuất nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu. Do đó, thương mại giữa Việt Nam và Ukraine khó có tăng trưởng trong khoảng 1-2 năm tới.

Về dài hạn, các lệnh trừng phạt về kinh tế của Mỹ và các nước phương Tây nhằm vào Liên bang Nga liên tiếp trong thời gian vừa qua, nhất là trong những ngày gần đây Mỹ, EU và nhiều nước đã đưa ra các biện pháp trừng phạt về kinh tế đối với Liên bang Nga, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực như tài chính-ngân hàng, trái phiếu chính phủ, xuất khẩu công nghệ, năng lượng…

Nhiều khả năng các nước tiếp tục áp thêm các lệnh trừng phạt, ở diện rộng và sâu (tới các chi nhánh, công ty con, trừng phạt thứ cấp…) khiến việc hợp tác về thương mại và đầu tư với Nga gặp khó khăn trong thời gian tới.

Hiện nay, các nước phương Tây chưa ra quyết định trừng phạt cụ thể nên các hợp đồng sử dụng đồng nội tệ VND-RUB hoặc Euro vẫn còn chưa vướng vấn đề thanh toán. Trong thời gian tới, EU dự kiến sẽ áp dụng trừng phạt toàn diện với Nga và khi đó sẽ ảnh hưởng nhiều đến thương mại song phương Việt Nam-Nga, chủ yếu ở khâu thanh toán đối với các hợp đồng sử dụng đồng thanh toán là Euro.

Cũng theo đại diện Bộ Công Thương, trong bối cảnh dịch COVID-19 phức tạp, cũng như những diễn biến mới đây về chính trị ngoại giao giữa Hoa Kỳ, các nước phương Tây-Nga-Ukraine, Bộ Công Thương đã gửi các hiệp hội và doanh nghiệp khuyến cáo lưu ý về khả năng hàng hóa bị chậm chễ giao do phải chờ thông quan nhiều ngày, dẫn đến rủi ro trong khâu thanh toán, đặc biệt là đối với các hợp đồng thanh toán T/T (chuyển tiền sau khi giao hàng).

Do vậy, Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu lưu ý áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong thanh toán khi giao kết hợp đồng với khác hàng nước ngoài trong thời gian tới.

Chương trình ưu đãi đặc biệt: Mở tài khoản chứng khoán Phú Hưng Securities với Cố vấn đầu tư cao cấp, quản lý tài sản và ủy quyền đầu tư NGUYỄN VĂN HÙNG - ID:2206. Nhận ngay 20K tiền mặt. Chi tiết liên hệ hotline: 0905 889 188Mo tai khoan chung khoan Phu Hung Securities
NĐT 1984
NĐT 1984
Cùng chung Hướng, định Tầm nhìn là Sứ mệnh làm nên nét Văn hóa của giới Trader kiến tạo VN-Index hướng tới 2.000 điểm.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin mới nhất