Thứ năm, Tháng mười một 7, 2024
Mở tài khoản chứng khoán Phú Hưng với Cố vấn đầu tư cao cấp, quản lý tài sản và ủy quyền đầu tư. ID:2206
Trang chủKinh TếNgành phân bón

Ngành phân bón

Mo tai khoan chung khoan Phú Hưng Securities, ID:2206

Dù đối mặt với áp lực giá dầu đang ở trên đỉnh 1 năm, nhưng ngành phân bón được cho là sẽ sở hữu nhiều yếu tố “thiên thời, địa lợi”…

Nhu cầu phân bón trong nước và xuất khẩu được dự báo gia tăng.

Nhu cầu phân bón trong nước và xuất khẩu được dự báo gia tăng.

Nguồn cung urê toàn cầu có thể sụt giảm

Từ đầu tháng 9/2023, thông tin một số nhà sản xuất phân urê lớn của Trung Quốc ngừng ký các hợp đồng xuất khẩu mới theo yêu cầu của chính phủ nước này đã tác động không nhỏ tới thị trường phân bón toàn cầu.

Trung Quốc là nước sản xuất và tiêu thụ urê hàng đầu thế giới, nên việc đưa ra lệnh hạn chế xuất khẩu phân urê có thể tạo ra nguy cơ thắt chặt nguồn cung và đẩy giá phân bón tăng cao. Các thị trường xuất khẩu phân bón lớn nhất của Trung Quốc là Ấn Độ, Hàn Quốc, Myanmar, Australia.

Theo Bloomberg, nhà sản xuất urê lớn của Trung Quốc là CNAMPGC Holding hạn chế xuất khẩu phân bón để đảm bảo nguồn cung trong nước và ổn định mức giá. Chính sách tạm dừng xuất khẩu phân urê được cơ quan quản lý Trung Quốc đưa ra vì lo ngại thiếu hụt nguồn cung phục vụ sản xuất nông nghiệp và nạn đầu cơ sẽ đẩy giá tăng cao.

Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Khối Nghiên cứu và phát triển sản phẩm khách hàng cá nhân, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam nhận định, việc Trung Quốc yêu cầu một số công ty sản xuất phân bón tạm dừng xuất khẩu urê sau khi giá trong nước tăng vọt sẽ khiến giá urê trên thế giới tiếp tục tăng, kéo theo giá phân bón tại thị trường Việt Nam tăng theo.

Ngoài Trung Quốc, một quốc gia khác nằm trong tốp đầu về xuất khẩu phân bón là Morocco xảy ra trận động đất mạnh nhất thế kỷ vào ngày 8/9/2023 đã tác động đến nguồn cung phân bón thế giới trong ngắn hạn. Morocco sở hữu 70% sản lượng đá phốt pho của thế giới, có lợi thế về sản xuất phân bón, phân lân.

Các sự kiện trên đã thúc đẩy giá urê trên thị trường phân bón thế giới tiếp tục tăng, sau khi có mức tăng mạnh do các yếu tố như căng thẳng leo thang ở Biển Đen, nhu cầu urê từ Ấn Độ tăng đột biến (do sản lượng trong nước giảm và diện tích trồng lúa tăng), Ai Cập cắt giảm 30% lượng khí cho sản xuất phân bón (năm ngoái, Ai Cập chiếm 4% sản lượng sản xuất và 8% sản lượng xuất khẩu urê toàn cầu).

Tương quan giá urê nội địa và thế giới. Nguồn: Bloomberg, CTCK Rồng Việt. ảnh 1

Tương quan giá urê nội địa và thế giới. Nguồn: Bloomberg, CTCK Rồng Việt.

Tính riêng phiên giao dịch ngày 8/9, giá urê thế giới đạt 452 USD/tấn, tăng 50% so với cuối tháng 6, tương đương mức giá đầu năm 2023 (nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với cùng kỳ cũng như mức bình quân năm 2022).

Tại thị trường trong nước, giá urê được dự báo sẽ tăng mạnh trong quý IV/2023. Cổ phiếu nhóm ngành phân bón đã có phản ứng tích cực khi một loạt cổ phiếu tăng giá trần trong phiên 8/9 như DPM, DCM, BFC, DDV và tiếp tục có diễn biến khả quan trong những phiên tiếp theo.

Giá phân bón nội địa (đồng/kg). Nguồn: Bloomberg, CTCK Rồng Việt. ảnh 2

Giá phân bón nội địa (đồng/kg). Nguồn: Bloomberg, CTCK Rồng Việt.

Triển vọng kinh doanh khởi sắc

Doanh nghiệp phân bón Việt Nam sau thời gian kinh doanh gặp khó khăn đang đón nhận cú huých tăng trưởng, với kỳ vọng giá bán tăng sẽ góp phần cải thiện biên lợi nhuận.

Công ty Chứng khoán BSC nhận định, ngành phân bón có triển vọng tích cực trong những tháng cuối năm 2023. Giá phân bón trong nước sẽ duy trì xu hướng tăng để bắt kịp đà tăng của giá urê thế giới. Giá urê trong nước có thể đạt 11.500 – 11.800 đồng/kg, tương ứng tăng 25 – 30% so với mức đáy đầu tháng 6.

Trong bối cảnh giá urê phục hồi, Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (Đạm Cà Mau, mã chứng khoán DCM) có triển vọng cải thiện doanh thu và lợi nhuận rõ nét khi nhờ nhu cầu chăm bón lúa vụ Hè Thu tại khu vực miền Trung và vụ Đông Xuân tại khu vực phía Bắc gia tăng, trong khi giá lúa gạo neo ở mức cao cải thiện khả năng chi trả của người dân.

Bên cạnh đó, hoạt động xuất khẩu phân bón của Đạm Cà Mau có thể phục hồi mạnh trong nửa cuối năm so với mức nền thấp trong giai đoạn 6 tháng đầu năm nay, nhờ có các yếu tố thuận lợi.

Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo, mã chứng khoán DPM), đơn vị sản xuất – kinh doanh phân bón Phú Mỹ cho biết, Nhà máy Đạm Phú Mỹ đã đẩy công suất lên tối đa nhằm đáp ứng nhu cầu đang tăng cao của bà con nông dân. Từ đầu năm 2023 đến nay, PVFCCo đã đưa ra thị trường 640.000 tấn Đạm Phú Mỹ và 90.000 tấn NPK Phú Mỹ. Dự kiến, trong 4 tháng cuối năm, doanh nghiệp sẽ đưa ra thị trường thêm 500.000 tấn phân bón Phú Mỹ các loại, kỳ vọng kết quả kinh doanh nửa cuối năm sẽ được cải thiện.

Trước đó, trong 6 tháng đầu năm 2023, PVFCCo ghi nhận lợi nhuận sau thuế hợp nhất 367,5 tỷ đồng, giảm sâu so với cùng kỳ năm ngoái (3.464 tỷ đồng), do giá khí thiên nhiên là nguyên nhiên liệu đầu vào chính của sản phẩm phân bón, hóa chất tăng cao, nhưng giá bán sản phẩm lại giảm.

Công ty cổ phần Phân bón Bình Điền (mã chứng khoán BFC) chia sẻ, kế hoạch kinh doanh quý III/2023 là đạt doanh thu 1.868 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 66 tỷ đồng (gấp 10 lần cùng kỳ năm ngoái). Đây là doanh nghiệp chiếm thị phần số 1 về phân NPK tại Việt Nam, đặc biệt ở khu vực miền Nam, vựa lương thực chính của cả nước Sản phẩm phân bón NPK được dùng nhiều cho các loại cây như lúa, cà phê và một số loại cây công nghiệp khác.

Đại hội cổ đông Phân bón Bình Điền đề ra kế hoạch năm 2023 đạt doanh thu đạt 7.476 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 220 tỷ đồng. Tuy nhiên, Công ty Chứng khoán Mirae Asset đánh giá, doanh nghiệp có thể đạt doanh thu 8.100 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 239 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 191 tỷ đồng.

Từ 15/7/2023, thuế suất thuế xuất khẩu phân bón NPK giảm về 0%, đây cũng là động lực tăng trưởng cho Phân bón Bình Điền khi bên cạnh việc chú trọng giữ vững thị trường trong nước, doanh nghiệp còn đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Campuchia, mở rộng thị trường Lào và một số thị trường khác.

Tại Công ty cổ phần DAP – Vinachem (mã chứng khoán DDV), doanh thu nửa đầu năm 2023 đạt 1.551 tỷ đồng, giảm 9,4%, nhưng lợi nhuận sau thuế vỏn vẹn 997 triệu đồng, giảm 99,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân chính là do giá phân bón bình quân chỉ đạt 13,12 triệu đồng/tấn, giảm 31,6% so với cùng kỳ. Kết quả kinh doanh nửa cuối năm 2023 của doanh nghiệp được kỳ vọng sẽ khởi sắc nhờ giá phân bón đang trên đà hồi phục.

Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Khối Nghiên cứu và phát triển sản phẩm khách hàng cá nhân, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam

Câu chuyện hiện tại của ngành phân bón giống với thời điểm năm 2022 khi Nga – Ukraine bắt đầu xảy ra xung đột, Nga bị EU cấm xuất khẩu, trong khi đây là một trong những thị trường xuất khẩu phân bón lớn trên thế giới. Điều này dẫn đến tình trạng đứt gãy nguồn cung.

Trung Quốc tạm dừng xuất khẩu phân urê và Morocco bị ảnh hưởng bởi động đất cũng có thể kéo theo tình trạng đứt gãy nguồn cung. Trong khi đó, nhu cầu phân bón của thế giới tăng cao khi nhiều nước như Brazil, Thái Lan đang đẩy mạnh xuất khẩu gạo, đường, kéo theo nhu cầu sản xuất và sử dụng phân bón tăng.

Doanh nghiệp Việt Nam ít xuất khẩu phân bón, chủ yếu cung cấp tại thị trường trong nước, nhưng nếu tình trạng đứt gãy nguồn cung phân bón toàn cầu xảy ra sẽ thúc đẩy hoạt động này từ Việt Nam. Bên cạnh đó, tại thị trường nội địa, các doanh nghiệp phân bón đang hưởng lợi khi nhu cầu sản xuất nông nghiệp tăng, nông dân nhiều nơi được mùa lúa, gạo được xuất khẩu với sản lượng và giá ở mức cao.

Các doanh nghiệp phân bón phụ thuộc vào 2 yếu tố: chi phí đầu ra là giá urê và chi phí đầu vào là giá khí, dầu. Cả hai chi phí này thời gian qua đều tăng. Giá urê tăng mạnh kể từ tháng 6/2023 đến nay. Nhưng sản lượng và doanh thu tăng có thể sẽ bù lại được chi phí đầu vào và cải thiện biên lợi nhuận, kỳ vọng lợi nhuận sẽ khả quan trong thời gian tới.

Chương trình ưu đãi đặc biệt: Mở tài khoản chứng khoán Phú Hưng Securities với Cố vấn đầu tư cao cấp, quản lý tài sản và ủy quyền đầu tư NGUYỄN VĂN HÙNG - ID:2206. Nhận ngay 20K tiền mặt. Chi tiết liên hệ hotline: 0905 889 188Mo tai khoan chung khoan Phu Hung Securities
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin mới nhất