Trang chủKinh Tế2025 sẽ là năm của đầu tư công

2025 sẽ là năm của đầu tư công

Tại chương trình Vietstock LIVE ngày 17/01/2025, bà Đỗ Minh Trang – Giám đốc Trung tâm Phân tích ACBS nhấn mạnh câu chuyện “cứ 10 – 20% tăng trưởng đầu tư công mỗi năm thì đã có ngay 1 – 2% GDP, đồng thời thực hiện được nhiều mục tiêu chính trị”.

Thể hiện vai trò lớn

Bà Trang cho biết, trong xuyên suốt nửa đầu năm 2025, khó kỳ vọng Fed hạ lãi suất, chỉ số DXY và lãi suất Trái phiếu Chỉnh phủ (TPCP) Mỹ vẫn cao. Trong bối cảnh như vậy, áp lực lên lãi suất và tỷ giá đối với Việt Nam vẫn rất lớn, nên có khả năng tỷ giá USD/VND tiếp tục leo thang 4 – 5% trong nhiều giai đoạn và chỉ hạ nhiệt dần về cuối năm 2025.

Mặt khác, Việt Nam đang duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng khá lâu, ở một nền lãi suất thấp, lạm phát cũng sẵn sàng tăng 3.7 – 4% thì sẽ không có nhiều dư địa để hạ lãi suất nữa. Do đó, năm 2025 cần tập trung vào chính sách tài khóa.

Quan điểm này khá xuyên suốt từ Chính phủ và NHNN, không phải vô tình mà báo chí truyền thông gần đây dùng từ ngữ vươn mình, kỷ nguyên mới, dồn toàn lực để phát triển, đặt ra nhiều tham vọng, đặc biệt là đầu tư công – lĩnh vực có thể chủ động và không bị ảnh hưởng nhiều bởi các quyết sách, chính sách của thế giới.

“Chúng ta đặt ra mục tiêu tăng đầu tư công rất lớn, đưa ra các đại dự án để đạt được mức tăng trưởng GDP. Các dự án trọng điểm là sân bay Long Thành, cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2, Vành đai 3 TPHCM và Vành đai 4 Hà Nội,… Việc giải ngân hiệu quả trong 10 năm sẽ tạo ra rất nhiều sự thay đổi trong nền kinh tế Việt Nam”, bà Trang chia sẻ.

Mục tiêu GDP tăng trưởng trên 8% nghe có vẻ cao, nhưng chuyên gia ACBS cho rằng 2025 là năm đầu tiên Việt Nam thực sự tập trung xử lý vướng mắc để thúc đẩy đầu tư công, nên nền GDP có thể đạt 7 – 7.5%, còn những năm sau đó con số 8 – 10% không phải là không tưởng, vì trong cấu phần GDP thì đầu tư công chiếm tỷ trọng khá lớn.

Nền tảng xuyên suốt cho 5 – 10 năm tới

Theo bà Trang, đầu tư công sẽ là nền tảng xuyên suốt 5 – 10 năm tới. Thứ nhất, chỉ cần tăng trưởng đầu tư công 10 – 20% mỗi năm thì đã có ngay 1 – 2% GDP, đồng thời thực hiện được nhiều mục tiêu chính trị, nên sẽ được đẩy mạnh.

Thứ hai, Việt Nam đã có nền tảng thuận lợi để đẩy mạnh đầu tư công, bao gồm thâm hụt ngân sách thấp; nợ nước ngoài hiện chỉ tầm 37% GDP, rất thấp trong vòng 10 năm qua. Áp lực thanh toán nợ gốc, lãi TPCP trong giai đoạn 2024 – 2027 ở mức bình quân 113 ngàn tỷ đồng/năm. Trong giai đoạn 2028 – 2033 là 211 ngàn tỷ đồng/năm. Trong khi đó, nền lãi suất đang duy trì thấp, với lãi suất TPCP 10 năm chỉ 3%, thấp hơn cả lãi suất TPCP Mỹ 10 năm, trong khi dư địa để vay nội địa còn rất nhiều.

Nguồn: ACBS
Nguồn: ACBS

Chuyên gia ACBS kỳ vọng rằng, đầu tư công sẽ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời gian tới. Năm 2025, năm cuối của kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 – 2025, ghi nhận mức đầu tư công kỷ lục lên tới 791 ngàn tỷ đồng (tương đương 6.4% GDP) đã được Quốc hội phê duyệt. Khoản ngân sách này sẽ giúp đẩy mạnh thi công các công trình trọng điểm như tuyến cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2, sân bay quốc tế Long Thành và tuyến đường sắt Bắc – Nam.

Các doanh nghiệp liên quan đến đầu tư công rất dàn trải, có xi măng, đá, sỏi, cát, thép, nhựa đường, đơn vị xây dựng… Để làm một dự án xây dựng cầu đường thì nguyên liệu thép chiếm 30%, xi măng 15%, đá xây dựng 15%, nhựa đường 35%, do đó, rất nhiều ngành được hưởng lợi, các cổ phiếu liên quan rất dàn trải.

Chương trình ưu đãi đặc biệt: Mở tài khoản chứng khoán Phú Hưng Securities với Cố vấn đầu tư cao cấp, quản lý tài sản và ủy quyền đầu tư NGUYỄN VĂN HÙNG - ID:2206. Nhận ngay 20K tiền mặt. Chi tiết liên hệ hotline: 0905 889 188

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Exit mobile version