Thứ sáu, Tháng mười một 29, 2024
Mở tài khoản chứng khoán Phú Hưng với Cố vấn đầu tư cao cấp, quản lý tài sản và ủy quyền đầu tư. ID:2206
Trang chủKinh TếNgân sách Trung ương năm nay có thể hụt thu tới 29...

Ngân sách Trung ương năm nay có thể hụt thu tới 29 nghìn tỷ đồng

Mo tai khoan chung khoan Phú Hưng Securities, ID:2206

Tại phiên họp Quốc hội chiều 20/10, Ủy ban Tài chính, Ngân sách đã đề nghị Chính phủ báo cáo rõ nguyên nhân chủ quan để có giải pháp khắc phục trong các năm tiếp theo.

Ngân sách Trung ương năm nay có thể hụt thu tới 29 nghìn tỷ đồng

Ảnh minh họa

Chiều 20/10, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc đã trình bày Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2021, dự toán NSNN, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2022 và Kế hoạch tài chính – ngân sách Nhà nước 3 năm 2022-2024.

Đồng thời, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường trình bày Báo cáo thẩm tra tình hình thực hiện NSNN trong giai đoạn.

Theo ông Nguyễn Phú Cường, tổng số thu cân đối NSNN năm 2021 ước vượt dự toán. Tuy nhiên, nhiều khoản thu quan trọng không đạt hoặc vượt thấp so với dự toán. Theo đó, nếu loại trừ các khoản tăng thu từ đất, tài nguyên thì số thu nội địa không đạt dự toán. Cùng với đó, cơ cấu thu NSNN còn chưa vững chắc.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách cho biết, thu ngân sách Trung ương hụt khá lớn, khoảng 28.000-29.000 tỷ đồng. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai nhiệm vụ của ngân sách Trung ương.

Đặc biệt, thu từ bán vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Trung ương chỉ đạt 2,5% dự toán. Vì thế, đại diện Ủy ban Tài chính, Ngân sách đề nghị Chính phủ báo cáo rõ nguyên nhân chủ quan để có giải pháp khắc phục trong các năm tiếp theo.

Liên quan đến công tác phòng, chống dịch COVID-19, năm 2021, NSNN đã chi khoảng 30.850 tỷ đồng. Tuy nhiên, Ủy ban Tài chính, Ngân sách cho rằng việc sử dụng nguồn NSNN chi cho công tác này có một số điểm cần lưu ý đánh giá toàn diện hiệu quả chính sách đã thực hiện, những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân.

Về chi thực hiện cải cách tiền lương, Ủy ban Tài chính, Ngân sách nhận thấy, mặc dù đề xuất của Chính phủ là cần thiết song đề nghị Chính phủ tính toán phương án cân đối; sớm báo cáo Quốc hội tổng thể về nguồn lực thực hiện cải cách tiền lương; lộ trình triển khai thực hiện.

Đối với thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2021, Ủy ban Tài chính, Ngân sách đánh giá việc giải ngân từ đầu năm đến nay đạt thấp so với kế hoạch giao và thấp hơn so với cùng kỳ năm 2020, bố trí vốn đầu tư công trong một số trường hợp chưa đúng quy định.

Ông Nguyễn Phú Cường, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội. Ảnh: QH

CƠ CẤU THU NỘI ĐỊA CÒN CÓ CÁC KHOẢN THU CHỨA NHIỀU RỦI RO
Thẩm tra dự toán thu NSNN năm 2022, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách cho biết, Chính phủ dự toán thu NSNN xây dựng theo dự kiến mức tăng trưởng kinh tế 6-6,5%, lạm phát khoảng 4%, tuy nhiên dự kiến tốc độ tăng thu chỉ tăng 3,4% là chưa thực sự phù hợp.
Thêm vào đó, việc dự kiến tỷ lệ huy động vào NSNN khoảng 15,1% GDP thấp hơn so với mức bình quân theo Nghị quyết số 23/2021/QH15 của Quốc hội (không thấp hơn 16% GDP).
Báo cáo của Chính phủ cho biết dự toán thu nội địa tăng 3,8%, nhưng theo Ủy ban Tài chính, Ngân sách, để phấn đấu đưa số thu nội địa bình quân giai đoạn 2021-2025 khoảng 85-86% tổng thu NSNN theo Nghị quyết số 23/2021/QH15 thì còn khoảng cách khá lớn.
Bên cạnh đó, cơ cấu thu nội địa còn có các khoản thu chứa đựng nhiều rủi ro như: thu xổ số kiến thiết, thu hồi vốn, thu cổ tức, lợi nhuận sau thuế và chênh lệch thu, chi của NHNN.
“Việc dự toán 3 khoản thu từ các khu vực sản xuất kinh doanh chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt, đối với nguồn thu từ doanh nghiệp Nhà nước chỉ tương đương với số thực hiện năm 2021 là mức dự kiến còn thấp”, ông Nguyễn Phú Cường nêu quan điểm.
Ngoài ra, theo ông Cường, có một số dự toán thu cần xem xét lại. Cụ thể dự toán thu tiền sử dụng đất năm 2022 chỉ bằng 96% so với thực hiện năm 2021 là chưa hợp lý.
“Về thu từ dầu thô, trong điều kiện giá dầu thế giới tăng cao thì việc dự kiến sản lượng khai thác giảm so với ước thực hiện năm 2021 là chưa phù hợp”, ông Cường nói.
Thêm vào đó, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách cho rằng, trong dự toán thu NSNN năm 2022 cần tính đến số giảm thu do có thể tiếp tục thực hiện chính sách miễn, giảm, giãn thuế, phí, lệ phí trong trường hợp dịch bệnh còn ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất, kinh doanh.
CẦN KHẨN TRƯƠNG TRIỂN KHAI GÓI KÍCH THÍCH, PHỤC HỒI KINH TẾ

Liên quan đến gói kích thích, phục hồi kinh tế sau đại dịch, Uỷ ban Tài chính ngân sách đề nghị Chính phủ cần chủ động, khẩn trương triển khai gói kích thích này để tạo đòn bẩy cho tăng trưởng.

Theo đó, gói kích thích kinh tế cần được xây dựng trên cơ sở đồng bộ chính sách tài khóa, tiền tệ, kết hợp với nghiên cứu lựa chọn đối tượng phù hợp để bổ sung gói hỗ trợ cấp bù lãi suất và có chính sách thu phù hợp, tính đến miễn, giảm, giãn thuế, phí và lệ phí.
Uỷ ban Tài chính, Ngân sách lưu ý Chính phủ cần cân nhắc giảm mức nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp… trong phương án xây dựng gói kích thích kinh tế này.
“Gói kích thích kinh tế cần được xây dựng với quy mô đủ lớn để tạo hiệu ứng sâu rộng, lan toả và bảo đảm mục tiêu phục hồi kinh tế, an sinh xã hội”, ông Nguyễn Phú Cường nhấn mạnh.
Sáng 20/10, kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV khai mạc. Kỳ họp diễn ra trong 17 ngày, chia làm hai đợt, đợt 1 từ ngày 20-30/10 và đợt 2 từ ngày 8-13/11.

Chủ tịch Quốc hội cho biết, theo chương trình đã được thông qua, tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến và quyết định nhiều nội dung quan trọng.

Thứ nhất, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 2 dự án luật, 5 dự thảo nghị quyết và cho ý kiến 5 dự án luật…

Thứ hai, Quốc hội xem xét các báo cáo của Chính phủ về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021; xem xét và quyết định kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2022…

Thứ ba, Quốc hội sẽ dành thời gian phù hợp tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn; xem xét các báo cáo công tác năm 2021 của Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Kiểm toán Nhà nước, các báo cáo của Chính phủ về: Công tác phòng, chống tham nhũng, công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật…
Chương trình ưu đãi đặc biệt: Mở tài khoản chứng khoán Phú Hưng Securities với Cố vấn đầu tư cao cấp, quản lý tài sản và ủy quyền đầu tư NGUYỄN VĂN HÙNG - ID:2206. Nhận ngay 20K tiền mặt. Chi tiết liên hệ hotline: 0905 889 188Mo tai khoan chung khoan Phu Hung Securities
Hung.MBA
Hung.MBAhttps://mbaz.net
Mình là Hung.MBA, tốt nghiệp MBA của RMIT Việt Nam. Đây là Blog cá nhân của mình. Là một doanh nhân người Việt, hiện đang đương nhiệm vai trò: CEO của HSMA | Mentor cho VinaDomain | Co-Founder của Lelp.net. >>> Tự nhận thấy: - Yêu màu hồng, ghét sự giả dối. - Thích màu tím thủy chung, ghét sự cô đơn. - Sống nội tâm, hay khóc thầm và yêu bóng tối. - Thích thể thao, đam mê công nghệ. - Thích linh tinh thì làm marketing.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin mới nhất