Trong báo cáo phân loại thị trường định kỳ của MSCI công bố hôm thứ Sáu (21/6), mặc dù chưa thêm Việt Nam vào danh sách xem xét nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi, nhưng MSCI đánh giá thị trường Việt Nam vẫn có một số tiến triển nhất định.
Việt Nam đã có sự cải thiện trong xếp hạng về tiêu chí Khả năng chuyển nhượng (Transferability) nhờ sự gia tăng các giao dịch ngoài sàn và chuyển dịch hiện vật sau những thay đổi về quy định.
Việc tổ chức FTSE, MSCI chưa đưa thị trường chứng khoán Việt Nam vào danh sách nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi được cho là:
- Việt Nam cần xử lý việc giới hạn sở hữu nước ngoài. (Nới room sở hữu cho nđt nước ngoài)
- Yêu cầu ký quỹ trước giao dịch (pre-funding). (Cho phép nđt mua trước cổ phiếu khi trong tài khoản không có đủ tiền và bán trước cổ phiếu khi trong tài khoản chưa có cổ phiếu.) Xem thêm lý giải bên dưới.
- Việc thiếu công bố thông tin thị trường bằng tiếng Anh. (Nhiều doanh nghiệp chưa công bố thông tin để minh bạch cho nđt nước ngoài biết.)
” Sau đó nđt tới sáng ngày T+2 thì nđt mới phải nạp tiền vào để thanh toán khoản mua cổ phiếu trên. Lý giải cho vấn đề này thì nđt nước ngoài không muốn nạp tiền trước vì liên quan tới chênh lệch tỷ giá quy đổi từ tiền USD sang VNĐ để mua cổ phiếu. Giả sử: nđt nước ngoài chuyển từ ngoại tệ sang đồng VNĐ để mua cổ phiếu, tuy nhiên trong ngày hôm đó họ không mua được như mong muốn, họ lại rút trả ngược về đồng USD thì việc này làm chênh lệch tỷ giá sẽ gây ra thất thoát với họ. Ngoài ra, họ cũng không muốn để tiền nằm im trong tài khoản chứng khoán tới 2 ngày. Giả sử trong trường hợp, nđt nước ngoài đã mua cổ phiếu nhưng chưa đủ tiền trong tài khoản thì sáng ngày T+2 công ty chứng khoán phải xác nhận nhà đầu tư này có đủ tiền để nạp thanh toán cho số cổ phiếu đã mua, trường hợp nđt ko nạp tiền thì số cổ phiếu này sẽ được CTCK giữ và đẩy về tài khoản của Tự doanh. Như vậy, với việc ký quỹ cho nđt nước ngoài hiện tại đang muốn đẩy sang cho các CTCK và các CTCK phải đánh giá được mức độ uy tín của nđt nước ngoài này thì mới cho vay. Và CTCK cũng phải chuẩn bị nguồn tài chính sẵn sàng đối ứng cho việc nđt nước ngoài vay và cân đối được mức độ rủi ro chênh lệch của số lượng cổ phiếu đã mua khi khách hàng không nạp tiền đối ứng. Các vấn đề này đang được UBCKNN nghiên cứu kỹ và với mục tiêu bảo vệ thị trường tài chính quốc gia cũng như bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư cá nhân nên việc này các ban ngành vẫn tiếp tục nghiên cứu và họp bàn với các tổ chức để họ đánh giá thêm sự sâu sắc của Việt Nam. Còn bao giờ nâng hạng thì chưa có câu trả lời, bởi các tổ chức đánh giá này họ sẽ liệt kê một bảng danh sách đánh giá rồi gửi cho các nđt chuyên nghiệp họ đánh giá. Sau khi các nđt này đánh giá thì tổ chức sẽ tổng hợp lại các tiêu chí, nếu tỷ lệ nhà đầu tư đánh giá các tiêu chí không đạt thì sẽ không đạt được việc nâng hạng.”
MSCI cho biết sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ tiến độ của những cải cách này.
Mức giới hạn sở hữu nước ngoài: Các công ty trong một số lĩnh vực có điều kiện và nhạy cảm nhất định phải tuân theo giới hạn sở hữu nước ngoài từ 0 đến 51%. Những hạn chế này vẫn ảnh hưởng tới hơn 10% thị trường chứng khoán Việt Nam.
Mức room nước ngoài: Thị trường chứng khoán bị ảnh hưởng đáng kể bởi vấn đề room nước ngoài. Hơn 1% chỉ số MSCI Vietnam Investable Market Index (IMI) bị ảnh hưởng bởi room nước ngoài thấp.
Quyền bình đẳng đối với nhà đầu tư nước ngoài: Một số thông tin liên quan đến công ty không phải lúc nào cũng có sẵn bằng tiếng Anh. Ngoài ra, quyền của nhà đầu tư nước ngoài bị hạn chế do giới hạn sở hữu nước ngoài nghiêm ngặt áp dụng đối với cả tổng số cũng như nhà đầu tư cá nhân nước ngoài.
![]() |
Việt Nam có một số chỉ tiêu cải thiện so với báo cáo trước đó |
Mức độ tự do hóa thị trường ngoại hối: Không có thị trường tiền tệ nước ngoài và có những hạn chế đối với thị trường tiền tệ trong nước (ví dụ: giao dịch ngoại hối phải được liên kết với giao dịch bảo đảm).
Đăng ký nhà đầu tư và mở tài khoản: Việc đăng ký là bắt buộc và việc mở tài khoản cần có sự chấp thuận của Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam (VSDC).
Quy định thị trường: Không phải tất cả các quy định đều có thể tìm thấy bằng tiếng Anh.
Luồng thông tin: Thông tin thị trường chứng khoán không phải lúc nào cũng được công bố bằng tiếng Anh và đôi khi không đủ chi tiết.
Thanh toán bù trừ và thanh toán: Không có cơ sở thấu chi và ký quỹ trước giao dịch được yêu cầu.
Chứng khoán Việt Nam một lần nữa lỡ hẹn gia nhập sân chơi mới nổi. Tuy nhiên, điều này không gây bất ngờ cho giới đầu tư bởi nhiều nút thắt hiện vẫn chưa được giải quyết, đặc biệt là tiêu chí “giới hạn sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài”.
![]() |
Việt Nam còn nhiều vấn đề định tính chưa đáp ứng |
Đầu năm 2024, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho biết, theo tiêu chí của MSCI, Việt Nam còn thiếu 9/18 tiêu chí định tính về khả năng tiếp cận thị trường, trong khi nhóm tiêu chí định lượng thì đã thoả mãn.
Trong đó, “cơ chế bù trừ và thanh toán” vẫn là rào cản cho việc nâng hạng của Việt Nam do cơ chế “pre-funding”. Thông lệ quốc tế về thanh toán thực hiện cơ chế DvP, chỉ cần kiểm tra số dư trên T+2 rồi chuyển chứng khoán và thực hiện thanh toán, thay vì kiểm tra kiểm tra tài khoản và trừ tiền trên T+0.
![]() |
Chứng khoán Rồng Việt dự báo lộ trình nâng hạng theo MSCI |
Chứng khoán Rồng Việt dự báo nếu như các vấn đề về thanh khoản, bù trừ và công bố thông tin tiếng Anh cải thiện, Việt Nam có thể được vào danh sách xem xét nâng hạng tiềm năng của MSCI vào tháng 11/2024 đến tháng 6/2025 và có thể chính thức nâng hạng năm 2026-2027.