Thứ sáu, Tháng mười hai 6, 2024
Mở tài khoản chứng khoán Phú Hưng với Cố vấn đầu tư cao cấp, quản lý tài sản và ủy quyền đầu tư. ID:2206
Trang chủSách HayInsider Buy Super Stocks (Làm giàu từ Siêu cổ phiếu) – Jesse...

Insider Buy Super Stocks (Làm giàu từ Siêu cổ phiếu) – Jesse C.Stine

Mo tai khoan chung khoan Phú Hưng Securities, ID:2206

Insider Buy (Siêu cổ phiếu) – Jesse C.Stine

Insider Buy (Siêu cổ phiếu) – Jesse C.Stine

Tác giả là 1 nhà giao dịch cá nhân độc lập đã biến 46K$ thành 6,8 triệu$ trong vòng 28 tháng ở cơn sóng giai đoạn hậu bong bóng dot.com tới trước cú khủng hoảng tài chính 2007 nổ ra. Tác giả chuyên đầu cơ các cổ phiếu Micro cap (penny), nhưng nhìn chung cũng là các cổ phiếu Micro cap có cơ bản tương đối và không quá “rác”.

13 bài học chính từ cuốn sách này co người đọc:

  • Có niềm tin
  • Bạn giao dịch là để kiếm tiền
  • Sự tự tin
  • Không bao giờ gắn bó với bất kỳ cổ phiếu nào
  • Không từ bỏ
  • Hãy là người đi ngược trào lưu
  • Hãy là con sói đơn độc
  • Trí thông minh cảm xúc có tầm quan trọng tối đa trong giao dịch
  • Kỷ luật là chìa khóa
  • Sựt giảm tài khoản là những bài học
  • Kiên nhẫn
  • Sử dụng phương tiện truyền thông thay vì bị nó điều khiển
  • Tất tiếng ồn từ thị trường
  1. Những quy luật của siêu cổ phiếu

Có 8 yếu tố kỹ thuật của siêu cổ phiếu cần phải có trước khi xem xét tới yếu tố cơ bản. Trong đó 5 yếu tố quan trọng nhất phải có còn 3 yếu tố sau là phụ.

5 yếu tố kỹ thuật phải có:

Yếu tố 1: Breakout khỏi 1 nền giá mạnh

Cổ phiếu có lợi nhuận lớn nhất sau này thường là cổ phiếu có nền giá dài nhất. Ta tìm kiếm các cổ phiếu có nền giá đ ingang dao động trong phạm vi hẹp trong thời gian dài, hoạt động giao dịch nhàm chán của nó sẽ loại bỏ những người giao dịch ngắn hạn đầy cảm xúc. Các cổ đông duy nhất còn lại là những cổ đông thiên về yếu tố cơ bản, dài hạn, những người không có ý định bán cổ phiếu của họ.

Nền giá dài cũng tạo ra 1 vùng đệm cho cổ phiếu khi giá bật về đây thì nhiều khả năng sẽ được hỗ trợ mạnh. 1 cổ phiếu nền giá quá dài hàng năm có thể không thật sự đưa ra 1 tín hiệu gì cụ thể. Nhưng 1 cổ phiếu đang 60$ rơi về 10$ và đi ngang >= 8 tuần ở vùng giá 8$ lại là 1 cổ phiếu có tín hiệu tốt. Các cổ phiếu này là các ứng cử viên rất tốt cho 1 cú tăng giá mạnh sắp tới.

Yếu tố 2: Giá breakout trên đường trung bình 30 tuần

90% các cổ phiếu tăng giá mạnh nhất đều break out đường WMA 30 tuần hoặc nằm trên nó với khối lượng cao. Nếu 1 cổ phiếu thoát khỏi 1 nền giá mạnh mẽ nhiều tháng rất có thể nó đang bùng phát trên đường WMA 30 tuần. Chúng ta muốn 1 cổ phiếu mạnh mẽ lý tưởng đi lên từ vùng lân cận của WMA 30 tuần nếu cổ phiếu không vượt lên trên đường WMA 30 tuần khi giá phá vỡ nền thì đường MA sẽ là mức kháng cự cuối cùng giá cổ phiếu có thẻ thấp hơn theo thời gian.

Yếu tố 3: Mở rộng khối lượng

Điều thiết yếu với superstock là khối lượng đặc biêt cao tại điể phá vỡ ban đầu. Sự gia tăng về khối lượng thấy rõ trên biểu đồ tuần. Tốt nhất cổ phiếu nên thể hiện khối lượng mờ nhạt trong nền giá, khi tin tức tuyệt vời đưa ra báo hiệu sự cải thiện yếu tố cơ bản công ty khối lượng sẽ mở rộng lên 500% – 5.000% duy trì trong nhiều tháng khối lượng gia tăng phản ánh tích lũy của nhà đầu tư tổ chức sự mở rộng rõ ràng của mô hình khối lượng thể hiện sự quan tâm nhiều hơn của cộng đồng đầu tư tới cổ phiếu. Ngoài ra, ta muốn thấy những thanh giá tích lũy lớn trước hoặc trong quá trình cổ phiếu tăng giá. Tín hiệu khối lượng cao trong những ngày tăng giá cho thấy nhà đầu tư tổ chức đang tích lũy trong sự dự đoán giá sẽ cao hơn.

Yếu tố 4: Góc cao tấn công (high angle of attack)

Hầu hết các siêu cổ phiếu thường tiền lên ở góc 45 độ so với nền giá, góc này được giữ vài tháng tại 1 số điểm giá tiến lên góc dốc lên có thể cao hơn nếu đám đông tích cực tham gia mua vào cổ phiếu hơn.

Yếu tố 5: Giá dưới 15$

Theo quan sát thực tế, các cổ phiếu có lợi nhuận tốt nhất thường có giá tại điểm phá vỡ ở mức <=15$. Các cổ phiếu có mức giá cao như 500$ sẽ rất khó khăn để tăng gấp 2 lên 1000$. Đặc biệt các cổ phiếu có giá ~5$ mà được cho phép giao dịch ký quỹ (margin), hoặc chưa được nhưng sau đó sẽ được cho phép ký quỹ là các cơ hội tuyệt vời cần chú ý kỹ. Các cổ phiếu có giá <4$ thường là các cổ phiếu rác và tương đối nguy hiểm để đầu tư.

3 yếu tố kỹ thuật tốt nhất còn lại (không bắt buộc phải có)

Yếu tố 6: Biểu đồ đẹp và sạch sẽ

Đây là các dạng biểu đồ giao dịch ổn định, chặt chẽ và thường có biến động nhỏ. Trong khi các công ty nhỏ rất hay giao dịch biến động mạnh dạng chữ V, giá có hể từ 1 lên 6 sau đó 1 vài tuần lại rơi về 2$ rất nhanh chóng, đây là các công ty ta tránh đầu tư.

Biểu đồ sạch sẽ có trật tự là khi nó suy giảm thì nó suy giảm có trật tự, sự suy giảm trong vài tuần không lớn hơn 30%. Sự giao dịch ổn định này sẽ làm nản lòng các cổ đông giao dịch nhanh chóng và các cổ đông lớn sẽ ưa thích cách giao dịch này.

Yếu tố 7: Từng có đà tăng và từng là siêu cổ phiếu

Nhiều có phiểu có thể giảm >70% sau 1 đợt tăng giá lớn. Nên hoàn toàn các cổ phiếu này sau giai đoạn giảm và tích lũ dài sẽ lại có cú tăng mạnh thứ 2 sau đó. Khi nó giao dịch chặt chẽ trong nền giá thấp, nhiều người sẽ loại nó đi mà không quan sát nó. Nhưng khi nó hồi sinh sẽ lại thu hút các ánh mắt của nhà đầu tư rất mạnh và rất dễ giao dịch bùng nổ trở lại.

Yếu tố 8. Cổ phiếu hành động như 1 siêu cổ phiếu có phải liên quan đến đường “magic line”

Vì cổ phiếu có tính cách khác nhau, nó tạo ra cảm giác hoàn hảo với từng đường MA phù hợp với nó. Không phải cổ phiếu nào cũng phù hợp với 1 loại đường MA cụ thể.

  1. 12 quy luật cơ bản của siêu cổ phiếu

Các siêu cổ phiếu đều có ít nhất 1 trong 12 yếu tố cơ bản sau đây, và càng nhiều thì xác suất thành công càng cao.

Yếu tố 1: Thu nhập trên 1 cổ phiếu (EPS)

Đây là yếu tố quan trọng số 1, và nó áp dụng cho mọi thị trường trên thế giới. Chúng ta sẽ tìm kiếm tình huống mà công ty liên tục báo cáo doanh thu và eps không bị lệch đáng kể so với nhau trong vài quý vừa qua. Tốt nhất là doanh thu tăng liên tục đáng kể trong vài quý vừa qua.

Sau đó là chúng ta muốn tìm kiếm công ty có doanh thu và EPS tăng vọt ở quý hiện tại so với quý gần nhất. Doanh thu tăng liên tục hàng năm là điều rất khó, nhưng EPS tăng vọt thì có thể thực hiện được 1 cách dễ dàng hơn. Nhiều người sẽ nghĩ EPS 1 quý là sự kiện đột biến và sẽ biến mất vào quý sau nên sẽ không mua cổ phiếu vì nó chưa có sự cải thiện về yếu tố cơ bản. 1 số nhỏ nhà đầu tư đánh giá được đây là cơ hội tốt ở điểm thay đổi trong cơ bản của doanh nghiệp, điểm mà có tỷ lệ phần thưởng/rủi ro ở mức cao.

Yếu tố 2: Lợi nhuận có bền vững

Câu hỏi quan trọng nhất lúc này là liệu mức EPS mới có vừa rồi có bền vững hay không? Để trả lời được câu hỏi này, chúng ta cần các câu hỏi sau: gần đây công ty đã bắt đầu bán sản phẩm hoặc dòng sản phẩm mới chưa? Công ty có bắt tay vào việc cắt giảm chi phí cho sáng kiến sinh lời? công ty có khách hàng mới? có ngưng 1 bộ phận không sinh lời? có 1 chất xúc tác ảnh hưởng tới doanh số và lợi nhuận toàn ngành? Công ty gần đây có sát nhập với 1 công ty khác mà lợi nhuận bắt đầu chạm đáy?

Ta cần xem xét kỹ chất xúc tác giúp EPS tăng vọt là gì, và xem xem liệu nó có tiếp tục làm công ty tăng EPS trong quý tiếp theo hay không. Cần theo dõi các đợt phát biểu của lãnh đạo về việc dự báo lợi nhuận hàng quý và các báo cáo tài chính hàng quý tiếp theo để đánh giá.

Yếu tố 3: P/E hàng năm <10 hoặc thấp hơn

Rất nhiều cổ phiếu có chiến thắng lớn được mua ở mức P/E <10 lần hoặc thấp hơn. Tất nhiên cũng có nhiều cổ phiếu tăng mạnh có P/E >10 lần. Nhưng nếu có 1 cơ hội với định giá thấp, 1 nền giá tốt sẽ giúp giảm thiểu rủi ro cho ta hơn và sẽ thu hút được đám đông mạnh hơn về sau.

Yếu tố 4: Cải thiện liên tiếp

Ta muốn thấy 1 công ty có doanh thu và lợi nhuận tăng trong các quý và giá đột phá khỏi nền cơ sở của nó trong những quý tiếp theo. Nếu nhà đầu tư không chắc chắn về việc cải thiện này thì họ sẽ không sẵn sàng mua ở giá cao. Nếu có quý thứ 2 tăng trưởng thì nhà đầu tư sẽ bắt đầu thoải mái hơn trong việc mua giá với P/E cao hơn, nếu tăng trưởng kéo dài sang quý thứ 3 – 4 thì PE có khi còn kéo lên tới mức 30 lần.

Yếu tố 5: So sánh EPS với quý cùng kỳ năm trước

Chúng ta muôn 1 công ty tăng trưởng lợi nhuận đáng kể trong năm, trước khi mua cổ phiếu chúng ta xem xét EPS của quý tiếp theo xem nó có dễ dàng tăng so với cùng kỳ năm trước không. Nếu có sự tăng trưởng vượt trội thì giá cổ phiếu sẽ rất dễ tăng rất mạnh sau đó.

Yếu tố 6: Đòn bẩy hoạt động cao

Đòn bẩy hoạt động là thước đo mức độ lợi nhuận của công ty tạo ra từ chi phí cố định. Các công ty có đòn bẩy hoạt động cao có chi phí biến đổi thấp so với chi phí cố định. Khi doanh thu vượt qua chi phí cố định, bạn sẽ thấy sự bùng nổ về thu nhập ròng từ đó mở rộng đáng kể tỷ suất lợi nhuận gộp và EPS. Mỗi lần như vậy, 1 công ty tốn chi phí trong nhiều năm đột nhiên trải nghiệm tăng trưởng lợi nhuận nhanh chóng mặc dù doanh thu tăng nhỏ hơn nhiều. Thu nhập ròng tăng đột biến là kết quả của đòn bẩy hoạt động cao. Chính xác là những gì chúng ta tìm kiếm, kịch bản tốt nhất là sự kết hợp của tăng vọt doanh thu và chi phí biển đổi cực kỳ thấp đây là mỏ vàng trong tình huống hoàn hảo doanh thu chỉ tăng 30% có thể kích hoạt EPS tăng 1.000%.

Yếu tố 7: Đơn hàng chưa giao (backlog)

1 số công ty sẽ có các đơn hàng chưa giao trong báo cáo thu nhập của họ. Backlog là số tiền tương lai công ty có khi 1 số hợp đồng chưa được hoàn thành, điều này có thể ước tính sơ bộ doanh thu mà công ty sẽ kiếm được trong những quý tới. Backlog là 1 chỉ dẫn quan trọng nhà đầu tư sẽ tin tưởng hơn để thấy công ty sẽ không có vấn đề gì về báo cáo thu nhập trong 2-4 quý tiếp theo đặc biệt là với những công ty vốn hóa nhỏ. Vì thị trường hướng tới tương lai nên NĐT sẽ giúp tăng giá công ty có đơn hàng chưa giao tốt trước khi doanh thu được để cập trong báo cáo thu nhập.

Yếu tố 8: Người nội bộ mua vào

Hầu hết người nội bộ mua vào vì họ tin rằng cổ phiếu của họ sẽ tăng giá trong tương lai. Có rất ít trường hợp họ mua vào mà không có niềm tin vào việc giá sẽ tăng trong thời gian tới.

Yếu tố 9: Cổ phiếu trôi nổi ít và vốn hóa nhỏ

Số lượng cổ phiếu thấp là 1 trong những động lực để thao túng giá lên cao hơn, các cổ phiếu vốn hóa lớn sẽ rất khó khăn trong việc di chuyển giá. Các cổ phiếu có khối lượng trôi nổi <10 triệu cổ phiếu là đối tượng rất thích hợp. Tốt nhất là có từ 4-8 triệu cổ phiếu trôi nổi và vốn hóa khoảng 50 triệu USD, các cổ phiếu này rất dễ dàng vốn hóa đươc đẩy lên 200 – 300 triệu USD trong vòng 1 vài quý.

Yếu tố 10: Những nhân tố đặc biệt

Các cổ phiếu superstock đều có 1 chủ đề hấp dẫn nào đó để lôi kéo nhà đầu tư mới tham gia rất tích cực vào việc đầu cơ chúng. Nó thường khuấy động trí tưởng tượng, sự lạc quan và nhiệt tình đầu cơ. Hãy tìm kiếm công ty có khách hàng mới, kỹ thuật mới, công nghệ mới, đặc biệt đột phá có thể lam rung chuyển cả ngành công nghiệp,… những chất xúc tác này giữ cho chúng luôn được kích thích và thu hút thêm nhà đầu tư mới. Cuối cùng, khi chủ đề về công ty đã trở nên phổ biến trong cộng đồng là lúc bạn nên bán chuyển sang nhân tố tiếp theo.

Yếu tố 11: Quản lý thận trọng

Đội ngũ quản lý điều hành công ty luôn khiêm tốn về những tuyên bố trong quá khứ và dự đoán tương lai của họ, họ không dự đoán những điều lớn lao hay hứa hẹn về công ty họ để kết quả tự thể hiện mọi thứ luôn bất ngờ với cộng đồng đầu tư.

Yếu tố 12: Tiêu đề báo cáo tài chính đơn giản dễ hiểu

Các thông báo nội dung ngắn ngọn dễ hiểu cho mọi nhà đầu tư chỉ cần đọc tiêu đề là kích thích họ tham gia đầu cơ. Ví dụ: XYZ Corp thông báo tăng trưởng doanh thu 50%, EPS tăng 400% sẽ thực sự thu hút mạnh mẽ giới đầu cơ tham gia mua cổ phiếu ngay lập tức.

  1. 6 quy luật cho điểm vào lệnh rủi ro thấp

Quy luật 1: Mua khi đường MA cắt lên

Điểm vào lệnh rủi ro thấp để lợi nhuận chủ yếu của superstock có được sau lần giá cắt lên đường MA10 tuần lần đầu tiên diễn ra trong vài tuần. Khi giá cổ phiếu dần hội tụ ở đường MA10 tuần, các nhà đầu tư tổ chức đã tích lũy được cổ phiếu đáng kể ở đây. Tại đây họ sẽ mua vào với lệnh lớn hơn và tạo ra sự thu hút với các nhà đầu tư khác và tạo ra quả cầu tuyết lăn mạnh, đi kèm với nó thường là rất nhiều tin tức tốt từ doanh nghiệp đưa ra và tạo động lực cho giá cổ phiếu đi lên liên tục sau đó trong nhiều quý.

Quy luật 2: Mua khi giá điều chỉnh với khối lượng thấp

Ở cuối “đuôi” nhiều tuần thời gian mang tính xây dựng, giá cổ phiếu thường di chuyển trong 1 phạm vi rất chặt chẽ khối lượng hàng tuần sẽ tuowng đối nhẹ với những tuần trước do trong lúc tăng tốc cổ phiếu tạm nghỉ ngơi giảm trong nhiều tuần liên tiếp, khối lượng giảm đáng kể khiến nhà giao dịch quên đi cổ phiếu này. Đây là điều chúng ta muốn thấy, khối lượng giao dịch có thể giảm 30-50% so với vùng khối lượng cao nhất của đoạn tăng trước đó. Trên biểu đồ ta thấy khối lượng giảm dần, khi phá vỡ thì giá và khối lượng sẽ tăng vọt trở lại.

Điểm vào rủi ro thấp nhất khi giá cổ phiếu giao dịch đ ingang trong vòng 1-3 tuần với khối lượng rất ít khi so sánh với tuần trước giá đóng cửa vài tuần xung quanh 1 mức. Điều này khiến cho mọi người nắm giữ dang ngủ quên sau cú tăng trước đó. Giao dịch trong lúc yên tĩnh thường là rủi ro thấp.

Quy luật 3: Mua sớm trong giai đoạn tăng giá

Chúng ta luôn muốn mua sớm sau giai đoạn giá phá vỡ nền giá dài hạn, thời gian của đà tăng giá tốt nhất sau khi giá phá vỡ nền là 9-12 tháng. Đó là mức lợi nhuận tốt nhất cho NĐT tham gia vào giai đoạn đầu.

Quy luật 4: Mua sau Gap

Sau 1 bất ngờ về thu nhập thì superstock sẽ tạo ra 1 ga tăng giá. Gap được coi là 1 khu vực hỗ trợ, đây là nơi mà dòng tiền thông minh sẵn sàng tham gia vào khi cổ phiếu giảm về khu vực đó. Các cổ phiếu vẫn thường giảm về lại kiểm tra gap này, nhưng cũng có nhiều cổ phiếu không giảm về kiểm tra lại gap mà tăng luôn. Thông thường khi có gap ta có thể mua ngay nếu nhanh nhậy, nếu không cần đợi khi cổ phiếu giảm kiểm tra lại gap, nếu không có thì có thể bỏ qua cổ phiếu này để tìm kiếm các cổ phiếu khác phù hợp.

Quy luật 5: Chờ 2-3 tuần sau báo cáo thu nhập khủng

Có rất nhiều cổ phiếu chiến thắng lớn nhất có điểm vào lệnh rủi ro thấp sau báo cá thu nhập khủng của công ty sau 2-3 tuần. Sau hung phấn ban đầu của báo cáo dòng tiền có xu hướng chuyển qua cổ phiếu khác, giá lúc này ổn định và khối lượng lúc này thấp. Đây là giai đoạn cổ phiếu xây dựng nền giá khỏe mạnh. Chỉ cần cho phép cổ phiếu chút thời gian để hạ nhiệt sẽ là điể vào tuyệt vời.

Quy luật 6: Mua khi giá thấp gần đường trendline

Suốt giai đoạn tăng giá sau điểm phá vỡ cổ phiếu sẽ tạo ra đỉnh sau ao hơn đỉnh trước, giá cổ phiếu giao dịch trong kênh giá sẽ rủi ro cao khi bạn mua ở đường biên trên của kênh giá, bạn muốn mau với rủi ro thấp khi mua ở đường biên dưới của kênh giá. Đồng tiền không thông minh sẽ mua ở đường biên bên trong không khí lạc quan đạt đến đỉnh cao tại thời điểm này họ nghĩ cổ phiếu sẽ chạy khỏi họ, bạn đừng mắc lỗi như họ.

Ta cần tìm điểm vào với rủi ro thấp, ta nên chọn khi giá di chuyển đến đường biên bên dưới của đường xu hướng. Tuy nhiên, nếu giá liên tục kiểm tra đường xu hướng dưới thì nhiều khả năng nó có thể phá vỡ đường xu hướng này sau đó. Cổ phiếu tốt nhất thường không di chuyển chạm vào đường xu hướng dưới nhiều. Nó thường chạm khoảng 4-6 lần trước khi tạo đỉnh.

  1. Một số điểm vào lệnh rủi ro thấp thiết yếu khác

Đường MA10 ngày

Khi superstock di chuyển rakhoir nền giá ban đầu lên nền giá cao hơn, 1 dấu hiệu tốt là giá bật cao hơn đường MA10 ngày, điểm vào an toàn có thể là nơi giá chạm đường xu hướng và vẫn cao hơn MA10 ngày.

Đường MA20 ngày

Khi 1 đường MA10 ngày của cổ phiếu ngừng hoạt động như là 1 mức hỗ trợ, chúng ta chuyển sang đường MA20 ngày. 1 đường MA20 ngày có xu hướng mạnh mẽ thường xả ra 1 vài tháng sau điểm phá vỡ ban đầu ngoài ra có 1 số cổ phiếu mạnh giao dịch dưới đường MA20 và trên đường MA50.

Đường MA50 ngày

Nhìn chung điểm vào an toàn nhất là đường MA50 ngày hay MA10 tuần. Sau 1-2 tháng cổ phiếu tăng mạnh sẽ hết hơi, cổ phiếu nghỉ cho đến khi MA50 ngày bắt kịp. Nếu 1 cổ phiếu đã có 1 bước tiến lớn và giá đang trên đường MA thì có 1 cơ hội vào lệnh khi giá gặp đường MA đang có xu hướng tăng. Tác giả thích theo dõi dường MA10 tuần hơn là đường MA50 ngày và thích xem biểu đồ tuần hơn là biểu đồ ngày với các superstock.

Khi mua giá phá vỡ nền và MA10 tuần hay MA50 gày cắt lên là 1 công thức cho giao dịch rủi ro thấp. Nhiều cổ phiếu mạnh vẫn có lúc giao dịch dưới MA50 ngày trong vòng 1 vài ngày sau đó mới tăng trở lại. Nếu cổ phiếu giao dịch liên tục trong 1-2 tuần dưới MA50 ngày thì nên bán chúng đi.

Tất cả các cổ phiếu tăng trưởng theo đà đều sẽ ghé thăm đường MA50 ngày (hoặc MA10 tuần) kể từ lúc giá phá vỡ nền cơ sở trong vòng 1 vài tháng. Ta nên chờ đợi cơ hôi jgias di chuyển về đó mới vào vị thế nếu đã để lỡ cơ hội lúc trước.

Đường MA20 ngày (hay MA20 tuần/30 tuần)

Hầu hết các cổ phiếu ta đầu tư dài hạn thì đều sẽ ghé thăm đường MA200 ngày này. Với nhà đầu tư ngắn hạn thì không cần quá quan tâm đến nó. Với NĐT dài hạn thì ta nên dùng MA200 ngày hoặc MA30 tuần để quyết định giữ cổ phiếu dài hạn.

  1. Quản lý vị thế

Tác giả sử dụng công thứ Kelly để phân bổ vốn và sẵn sàng all-in vào 1-2 cổ phiếu nếu ông đánh giá là nó thuận lơi với tỷ lệ lợi nhuận/rủi ro ở mức cao. Ta cũng tránh các công cụ đòn bẩy quá mức như 1:10, tối đa nên sử dụng đòn bẩy ở mức 1:2.  Sự tập trung danh mục cao này phụ thuộc vào:

  • Có hay không những cổ phiếu có tỉ lệ rủi ro/phần thưởng tương tự
  • Toi phải cơi với bao nhiêu vốn: vốn lớn hơn =% cắt lỗ nhỏ
  • Chu kỳ thị trường: chúng ta đang ở phần nào của chu kỳ
  • Phạm vi lợi thế của tôi: xác suất tăng giá so với xác suất giảm giá được trả lời bằng câu hỏi tỉ lệ lời/lỗ
  1. Quy tắc bán

16 quy luật phân tích kỹ thuật bán cổ phiếu. Không có chỉ báo nào cho việc bán ra đúng đỉnh, nhưng nếu 1 vài chỉ báo cùng kích hoạt ở 1 thời gian thì tốt nhất ta nên bán ra trước sau đó mới đặt câu hỏi liệu ta có bán sai.

Quy tắc 1: Bán ra khi giá có độ lệch lớn với đường MA10 tuần

Trong tuần đầu tiên sau khi break out khỏi nền giá dài hạn, cổ phiếu có thể tăng rất mạnh vượt xa đường MA10 tuần. Nhưng sau khoảng 6 tuần mà cổ phiếu vẫn nằm cách MA10 tuần khoảng 60% trở nên thì đó là 1 tín hiệu cho thấy bạn nên ban ra 1 ít, vì cổ phiếu sẽ thường biến động để chờ đường MA đi lên bắt kịp với giá.

Các cổ phiếu tốt nhất thường có vài lần nghé thăm đường MA này trong suốt quá trình tăng giá của nó. Nếu cổ phiếu ta đang nắm giữu cao hơn 100% so với đường MA10 tuần thì có thể xảy ra 2 trường hợp sau:

  • Nó sẽ hoàn toàn sụp đổ
  • Nó kiên nhẫn chờ đợi vài tháng khi mọi thứ ổn định và dường MA10 bắt kịp, sau đó nó tiếp tục tăng giá trở lại.

Nếu cổ phiếu tăng tới tuần thứ 7-10 mà giá vẫn chưa test lại đường MA10 tuần thì đó cũng là tín hiệu tuyệt vời cho ta thoát khỏi vị thế này ở 1 vị thế tốt.

Quy tắc 2: Bán sau 9-15 tháng kể từ lần đầu giá break out

Nhiều cổ phiếu chiến thắng lớn của tác giả sụp đổ sau 9-15 tháng kể từ lần phá vỡ nền cơ sở đầu tiên. Đây là 1 khung thời gian rất rộng và ta phải cực kỳ thận trọng khi cổ phiếu đã tăng 9 tháng trở lên.

Quy tắc 3: Bán khi đường MA bắt đầu phẳng ra hoặc suy giảm sau 1 thời gian tăng giá dài

Cổ phiếu mạnh nhất có đường MA tăng đều đặn trong 6 tháng hoặc lâu hơn trong suốt giai đoạn tăng giá, trong thời gian này đường MA có thể phẳng ra trong 1 vài tuần nhưng bạn không muốn nhìn thấy nó suy giảm. Sau 6 tháng kể từ khi tăng giá nếu đường MA phẳng trong khoảng thời gian dài và bắt đầu suy giảm sau 1 thời gian dài giao dịch biến động cao thì đã đến lúc ta phải bán cổ phiếu đi để chuyển sang cổ phiếu khác.

Nhưng điều này cũng là tương đối, ta nên tìm đường MA nào là đường support phù hợp với cổ phiếu và khi giá xuyên thủng nó quyết liệt và nằm dưới nó theo khung tuần thì ta nên bán cổ phiếu đó ra.

Quy tắc 4: Bán khi giá chạm lần thứ 4 đường MA

Các cổ phiếu mạnh nhất sẽ tăng vọt vài lần khỏi đường MA trong suốt quá trình tăng giá. Các cổ phiếu giảm giá sau 4-5 tuần tawnt vọt ở phần đuôi cố phiếu sẽ mờ nhạt dần và không tạo ra đợt tăng vọt trên đường MA nữa, thay vào đó nó giao dịch thất thường nằm trên và dưới đường MA trong vài tuần sau đó và đây là hành động giá ở trên đỉnh cổ điển. Nhìn chung, sau 4-5 lần giá tăng vọt ra xa đường MA thì thường là nguy cơ đỉnh đã hiện hữu.

Quy tắc 5: Bán khi xuất hiện mô hình parabolic

Vào cuối 1 đợt tăng giá dài hạn cổ phiếu riêng lẻ hoặc thị trường chung có xu hướng xuất hiện cao trào mua đánh dấu sự kết thúc rất ấn tượng. Xu hướng càng dài góc di chuyển lên đỉnh cao càng lớn. Mô hình parabolic thường kết thúc trong kịch tính tuy nhiên nó lại rất hay gây tranh cãi khi ở giai đoạn nước rút khi rất nhiều sự nhiễu, người thì kêu lần này thì khác, người thì thấy các tín hiệu giảm giá đã rất rõ ràng.

Tác giả thường bán khi cổ phiếu ở mô hình này khi giá đang giao dịch trên đường xu hướng của nó nếu:

  • Cổ phiếu có sự thay đổi giá hàng ngày rất lớn, nó lớn hơn nhiều so với ngày trước đó
  • Nó cao hơn đường MA5 ngày và
  • Nếu bỏ lỡ 2 điều trên thì tác giả sẽ bán khi giá cắt xuống đường MA5 ngày.

Quy tắc 6: Bán khi phạm vi giá giao dịch trong ngày/tuần lớn

Khi 1 cổ phiếu tăng mạnh hơn 80% trong 3 tuần. Giá bắt đầu có sự tăng giá mạnh và phạm vi giá trong ngày đột ngột tăng gấp mấy lần so với phạm vi giá trong ngày trước đây. Đây là dấu hiệu cho thấy những nhà đầu tư bỏ lỡ đã không chịu được và vào lệnh ồ ạt, sau đó sẽ không còn nhà đầu tư tiếp tục mua nữa và cổ phiếu thường tạo đỉnh ngay sau đó.

Phạm vi giá trên biểu đồ tuần quan trọng hơn so với trên biểu đồ ngày trong việc xác định bước ngoặt dài hạn. Chúng ta chỉ mua cổ phiếu khi cổ đông đang buồn chán và ít ai nói về nó mặt khác chúng ta bán khi mọi người đều bàn tán về nó, tức cổ phiếu đang trong ánh đèn sân khấu.

Quy tắc 7: Bán khi giá rơi khỏi dường dưới của kênh xu hướng

Nếu cổ phiếu của bạn đột nhiên giảm với tỷ lệ % lớn giá cắt xuống đường xu hướng dưới của kênh xu hướng bạn nên bán ngay và đặt câu hỏi sau. Xu hướng bị đảo ngược nhanh chóng và thường không có lý do từ yếu tố cơ bản. Nếu giá vi phạm kênh xu hướng dài hạn hãy thoát ra.

Quy tắc 8: Bán cổ phiếu biến động khi giá đã mở rộng

Khi cổ phiếu của chúng ta tăng, chúng ta muốn thấy nó buồn chán trong 1 dải giá chặt chẽ với khối lượng thấp. Nếu cổ phiếu cao hơn đường MA khối lượng và biến động giá bắt đầu gia tăng, bạn phải chú ý đặc biệt là cổ phiếu mở rộng khỏi phạm vi trung bình hàng ngày với khối lượng lớn trong khi đó giá vẫn nằm trong dải giá cao chặt chẽ.

Trước khi đảo chiều, sẽ có các hành vi rũ bỏ, với hành động giá như vậy việ cmua hoặc bán bị ném trở lại, hành vi thất thường của giá này gây bối rối. Hành động này thường xuyên gặp ở đỉnh hoặc đáy 1 xu hướng.

Quy tắc 9: Bán khi xuất hiện khoảng trống kiệt sức trên biểu đồ tuần

Nếu cổ phiếu của bạn có xu hướng cao trong vài tháng sau đó xuất hiện gap giá cao trên 1 tuần giao dịch, đây là tín hiệu để thoát khỏi cổ phiếu này. Nó là dấu hiệu cho thấy việc người mua cố gắng sở hữu bằng bất kỳ giá nào. Gap tuyệt vời khi nó thoát ra khỏi nền giá, nhưng gap trong 1 xu hướng đi lên là nụ hôn của thần chết.

Quy tắc 10: Bán khi giá chạm mức cắt lỗ của bạn

Mỗi người có 1 mức cắt lỗ khác nhau. Có người đặt ở 5%, có người 8%, cũng có người ở mức 10%. Riêng tác giả không có con số cố định mà nó tùy thuộc vào 3 yếu tố sau: giá – khối lượng – biến động.

Quy tắc 11: Bán khi giá đạt 25 – 30

Tác giả thường mua các cổ phiếu có giá 4-5$, và ông quan sát thấy giá thường di chuyển lên khoảng 25-30$ là sẽ tạo đỉnh dài hạn trong 1 thời gian dài. Thường sẽ chọn bán ở giá 25$ vì rất ít khi cổ phiếu lên được giá 30$ mà có thể gần giá đó.

Quy tắc 12: bán khi bạn mắc lỗi

Nếu tă mắc lỗi, cổ phiếu chỉ đơn giản không hoạt động như mọi đợi hoặc sai xu hướng hãy bán đi.

Quy tắc 13: Bán khhi có 3 đỉnh cao liên tiếp

Nếu cổ phiếu của bạn tăng vọt lên 3 hoặc nhiều hơn đỉnh cao mới (tốt nhất là ở đỉnh cao thứ 3 của xu hướng sau nền giá đầu tiên trong vòng 4-5 tuần có thể xuất hiện dấu hiệu kiệt sức). Sau 1 đợt tưng gấp chúng ta thấy cổ phiếu bị bán tháo nói chung còn tùy thuoocjv ào những chỉ báo khác trong giai đoạn tăng giá có hay không sự xác nhận thêm.

Quy tắc 14: Bán khi những cổ phiếu tương tự trong nhóm bị bán

Nếu cổ phiếu của bạn là 1 phần của nhóm cổ phiếu rộng hơn, hãy luôn theo dõi những cổ phiếu dẫn đầu nhóm để biết bất kỳ dấu hiệu nào của sự yếu đi. Giả sử cổ phiếu của bạn đã tăng 50% trong tháng trước và dường như dang nghỉ ngơi. Bạn nhìn vào những cổ phiếu hàng đầu khác thấy chúng đang bị bán từng cổ phiếu 1, cực kỳ thận trọng trong tình huống này cổ phiếu của bạn có thể là cổ phiếu tiếp theo được lấy ra và bắn hạ. Hãy nhớ cổ phiếu của bạn là 1 phần trong đại gia đình đó.

Quy tắc 15: Bán khi giá phá vỡ đường trendline

Sau 1 thời gian dài tăng giá vài cổ phiếu vượt lên trên kênh của đường xu hướng phía trên sau đó giá nảy xuống dường xu hướng lần đầu tiên, đây là 1 kịch bản khó khăn bởi nó có thể đánh dấu sự kết thúc giai đoạn tăng giá hoặc mở đầu mô hình parabolic cao hơn phần lớn phụ thuộc vào mức độ mua quá mức khi giá chạm đường xu hướng trên. Ta cần theo dõi chặt chẽ khi giá nằm bên trên đường xu hướng. Tìm kiếm bất kỳ dấu hiệu yếu kém nào, ta sẽ không muốn bỏ lỡ khả năng giá tăng theo mô hình parabolic, và ta nen bán ra nếu giá đóng cửa dưới đường xu hướng trên.

Quy tắc 16: Bán khi giá chạm biên trên của dải băng bolinger

Điều này ngược lại khi mua ở dải biên bolinger thấp hơn, sau khi cổ phiếu giao dịch ở bên ngoài dải biên trên chờ giá đóng cửa phía trong dải biên là tín hiệu bán.

  1. 5 siêu quy luật bán từ yếu tố cơ bản

Quy luật 1: bán tại mục tiêu giá của bạn hoặc khi tỉ lệ phần thưởng/rủi ro không còn hấp dân

Khi cổ phiếu tiếp tục đi lên, chúng ta sẽ mơ tưởng tới các mức giá ngày càng cao hơn. Nhưng trừ khi có gì đó thay đổi rất đáng kể, nếu không bạn nên bán khi cổ phiếu đạt mức kỳ vọng của mình vì đơn giản lúc đó cổ phiếu đã có tỉ lệ phần thường/rủi ro thấp đi nhiều rồi. Hãy tìm kiếm cổ phiếu có tỉ lệ rủi ro/phần thưởng khác hiệu quả hơn.

Quy luật 2: Bán khi cổ phiếu cháo bán lần thứ 2 ra công chúng

Nếu bạn thấy công ty thông báo phát hành cổ phiếu ra công chúng lần thứ 2 thì hãy bán nó đi. Ban quản lý công ty nhìn thấy giá cổ phiếu đã cao hơn nhiều và họ tận dụng điều này để phát hành cổ phiếu ra ngoài. Bất kể lý do của họ là gì thì các cổ đông sẽ rất e ngại nắm giữ các cổ phiếu này sau khi nó đã tăng mạnh trong 6 tháng hoặc lâu hơn trước đó.  Hầu hết các cổ phiếu sẽ sụt giảm rất mạnh sau phát hành 1 thời gian.

Quy luật 3: Bán khi đà tăng của thu nhập kết thúc

Công ty của bạn thông báo EPS thấp hơn so với quý trước đó. Ta hãy bán cổ phiếu đi. Công ty đã mất đà tăng trưởng thu nhập và sẽ phá hủy giá như mọi khi. Sẽ có ngoại lệ nếu công ty thông báo tăng đơn hàng tồn đọng hoặc nói thu nhập thấp tạm thời do mùa vụ có khả năng sẽ cao hơn trong quý tới thì có thể xem xét giữ lại.

Quy luật 4: Bán khi cổ phiếu thông báo chia tách

Hầu hết các nhà đầu tư thích các cổ phiếu được chia tách, nhưng người mới có thể mau cổ phiếu với giá rẻ hơn và sau đó cổ phiếu tăng vọt. Nhưng điều này là không chắn chắn và tốt hơn hết hãy bán nó đi khi có thông tin chia tác cổ phiếu.

1 superstock thật sự thì phải có lượng cổ phiếu floating ít đủ để thao túng được giá của nó và giá sẽ tăng rất nhanh và mạnh khi vào sóng. Khi chia tác thì lượng cổ phiếu sẽ tăng lên nhiều và việc giá tăng sẽ vất vả hơn rất nhiều.

Quy luật 5: Bán khi người nội bộ đang bán ra khối lượng lớn

Sau 1 đợt tăng giá lớn bạn thường thấy người nội bộ bán ra 1 lượng vừa phải. Tuy nhiên, cần cảnh giác nếu người nội bộ bán ra 1 lượng lớn điều này thường là điềm báo không tốt trong tương lai.

Tóm tắt những siêu quy luật:

Thành phần của 1 siêu cổ phiếu:

  • Bom tấn được xác nhận về thu nhập trên 1 cổ phiếu với đòn bẩy hoạt động cao
  • Khối lượng tuần lớn thoát ra khỏi nền giá mạnh mẽ giá nằm trên MA30 tuần ở 1 góc tấn công cao
  • Giá dưới 15$, với PE <=10 lần
  • Khối lượng cổ phiếu trôi nổi thấp với đội ngũ quản lý thận trọng
  • Mega bonus: người nộ bộ mua vào và đang là ngành hot, công ty nợ thấp, ít sự cạnh tranh, lãi suất thấp, tê mã cổ phiếu dễ nghe, không có nhà phân tích về nó, sở hữu nộ bộ cao. Đó là những động lực để trader nhảy lên tàu.

Mua khi nào – điểm vào lệnh với tỉ lệ phần thưởng/rủi ro tốt:

  • 2 – 3 tuần báo cáo thu nhập, giá break out, Bạn chờ giá test gap hoặc mua khi pullback dải giá chặt chẽ với khối lượng thấp
  • Mua ở mức thấp của dường trendline đặc biệt khi khối lượng thấp và dải giá hẹp
  • Mua khi giá chạm MA10 lý tưởng là khối lượng tuần thấp, phạm vi giá chặt chẽ

Bán khi nào: Ta nên ưu tiên yếu tố kỹ thuật trên biểu đồ khi bán, bất chấp yếu tố cơ bản có thể đang tốt.

  • 7-10 tuần sau khi giá được đẩy lên trên đường MA
  • 9 tháng kể từ lúc tăng giá
  • Tín hiệu Parabolic
  • Gap tuần tạo ra mức giá cao mới
  • Tuần tăng giá mạnh nhất kể từ khi tăng giá
  • Tuần đóng cửa dưới đường MA
  • 4-5 lần giá chạm đường MA sau 1 thời gian dài
  • Dải giá trong tuần rộng, khối lượng cao, biến động giá nằ trên và dưới đường MA, đường MA bắt đầu phẳng và suy giảm
  • Quan sát các cổ phiếu cùng ngành, bán khi giá vi phạm dường xu hướng trên hoặc giá chạm đường biên trên cảu dải bẳng bolinger

1 mẫu biểu đồ rủi ro cao cộng với bất kỳ điều nào sau đây:

  • Phát hành ra công chúng lần 2
  • Kết thúc thu nhập tăng liên tiếp
  • Chia tách cổ phiếu
  • Người nội bộ bán ra
  • Tiêu đề trên các phương tiện truyền thông gây hung phấn, mở rộng công ty, báo cáo thu nhập khó hiểu, ngập tràn thông cáo báo chí, quản cáo cổ phiếu….
  1. 11 biểu đồ thay đổi cuộc sống của tôi, nó cũng có thể thay đổi cuộc sống của bạn

Phần này tác giả trình bầy 11 case mà tác giả đã thành công kiếm được rất nhiều tiền từ nó. Nó là các case có yếu tố như:

  • Loại báo cáo thu nhập bom tấn, loại thu nhập mạnh mẽ là cái ta phải tìm kiếm
  • Tính toán mục tiêu giá, điểm vào lệnh rủi ro thấp, điểm bán rủi ro cao
  • Những quy luật tác giả muốn thấy tước khi vào và nhiều yếu tố khác nữa.

Tác giả sẽ tập trung vào khối lượng, giá và đường MA thay vì các chỉ osos phức tạp như RSI, trendline, Bolinger…. Trong đó đường MA10 tuần là đường quan trọng nhất, giá có xu hướng di chuyển quanh đường MA10 tuần. Thường các công ty này sẽ đi kèm với báo cáo thu nhập bom tấn, các ý tưởng về tăng trưởng doanh thu và EPS, cũng lời bình luận về hoạt động kinh doanh của CEO.

Cổ phiếu BOOM:

Cổ phiếu này đưa ra thông tin rất tích cực, khi vào cổ phiếu này nó có các yếu tố kỹ thuật sau:

  • 1 nền giá cơ sở dài trước khi breakout
  • Khối lượng mở rộng khi breakout
  • Góc lên tấn công
  • Giá <15$
  • Breakout nằm trên đường MA30 tuần

Các yếu tố cơ bản của cổ phiếu:

  • Người nội bộ mua vào gần đây
  • Thu nhập chiến thắng với sự gia tăng đơn hàng blacklog
  • Cổ phiếu lập mô hình tuần tự tăng trưởng bền vững trong tương lai. PE<10 lần
  • So sánh thu nhập sắp tới rất dễ dàng. Đòn bẩy hoạt động cao
  • 1 tiêu đề thu nhập ấn tượng. Cổ phiếu trôi nổi chỉ 5 triệu cổ phiếu
  • Có 1 siêu chủ đề: khai thác kim lại, chưa ai biết gì về nó. Quản lý thận trọng với ít sự PR

Ngoài ra thì: công ty có rất ít cạnh tranh trong lĩnh vực kỳ quặc này, nợ ít, mã cổ phiếu nghe thật kêu. Nó sở hữu tất cả thành phần của siêu cổ phiếu.

Cổ phiếu VPHM:

Kỹ thuật của cổ phiếu:

  • Khối lượng mở rộng khi giá breakout
  • Góc cao tấn công
  • Giá <15$
  • Giá breakout khỏi dường MA30 tuần, trong đó tuần đầu đóng cửa ở MA30 tuần, tuần thứ 2 breakout khỏi MA30 tuần

Yếu tố cơ bản của cổ phiếu:

  • Người nội bộ mua vào khi giá cổ phiếu tăng
  • Thắng lớn về thu nhập
  • PE hàng năm <10 lần
  • Thu nhập ổn định
  • Dễ dàng ước tính lợi nhuận sắp tới
  • ĐÒn bẩy hoạt động cao
  • Siêu chủ đề: thuốc để chống dịch C-Dificil đang tràn lan trong bệnh viện
  • Quản lý chặt chẽ

Ngoài ra: cổ phiếu này có trôi nổi cao 51 triệu cổ phiếu, nợ vay ít.

Mã cổ phiếu: FORD – Công nghiệp FORWARD:

Yếu tố kỹ thuật:

  • Nền giá dài breakout
  • Khối lượng mở rộng tại điể breakout
  • Góc cao tấn công
  • Giá <15$
  • Tăng hơn đường MA30 tuần khi đột phá

Yếu tố cơ bản:

  • Người nội bộ mua vào
  • Lợi nhuận thắng lợi EPS tăng 700%
  • P/E <10 lần
  • Thu nhập bền vững và tuần tự (ít nhất vài quý tới)
  • Dễ dàng ước lượng trong tươn glai
  • Có tiêu đề lợi nhuận ấn tượng trên mặt báo
  • Đòn bẩy hoạt động cao
  • Khối lượng cổ phiếu trôi nổi thấp
  • Siêu chủ đề: sản xuất hộp đựng cho sản phẩm hot nhát thời đó là Motorola Razr

Ngoài ra: FORD có ban quản lý thận trọng, không có sự cạnh tranh cho việ cung ứng hộp đựng điện thoại Razr, có biểu tượng mã cổ phiếu hay, ít nhà phân tích về nó, sở hữu nội bộ cao.

Cổ phiếu DXPE:

Yếu tố kỹ thuật:

  • Nền giá dài breakout
  • Khối lượng mở rộng 2.000% tại thời điểm breakout
  • Góc tấn công cao
  • Breakout khỏi đường trung bình 30 tuần
  • Giá <15$

Yếu tố cơ bản:

  • Người nội bộ mua vào
  • Thu nhập chiến thắng: EPS tăng gấp đôi
  • Thu nhập ổn định
  • Dễ dàng so sánh với quý tiếp theo
  • Khối lượng cổ phiếu trôi nổi thấp
  • Có 1 tiêu đề thông cáo báo chí về lợi nhuận dễ hiều
  • Có ban quản lý chặt chẽ

Ngoài ra: Công ty có nợ thấp, không có nhà phân tích về nó. Chủ đề công ty hay: Giải pháp bơm cho ngành công nghiệp năng lượng. Ngành dịch vụ dầu mỏ chứng kiến sự phục hồi lợi suất thời điểm đó.

Cổ phiếu AIRM:

Yếu tố kỹ thuật:

  • Nền giá 9 tuần trước khi có điê vào lệnh. Khối lượng mở rộng 450% tại điểm breakout,
  • Góc tấn công cao
  • Giá <15$
  • Giá nằm trên MA30 tuần

Yếu tố cơ bản:

  • Người nội bộ mua vào
  • Lơi nhuận khổng lồ
  • PE<10 lần
  • Thu nhập ổn định
  • Dễ dàng ước tính thu nhập trong tương lai
  • Đòn bẩy hoạt động cao
  • Ban quản lý thận trọng
  • Rất ít nợ

Ngoài ra: công ty có câu chuyện hay: Công ty cung cấp giải pháp cho tình huống khẩn cấp trên máy bay.

Cổ phiếu ERSO:

Yếu tố kỹ thuật:

  • Khối lượng tăng 2.000% tại thời điểm giá breakout tháng 5/2005
  • Nền giá breakout dài
  • Giá <15$
  • Nằm trên đường MA30 tuần

Yếu tố cơ bản:

  • Thu nhập chiến thắng
  • P/E <10 lần
  • Lợi nhuận ổn định
  • Dễ dàng ước tính lợi nhuận
  • Cổ phiếu trôi nổi ít
  • Ban quản lý thận trọng

Ngoài ra: Công ty có tiêu đề báo chí về lợi nhuận không hay, không có nhân tố bất ngờ. Nhôm không phải ngành công nghiệp hot lúc đó.

Cổ phiếu ALDA:

Yếu tố kỹ thuật:

  • Nền giá đẹp trước khi breakout
  • Khối lượng mở rộng khi breakout
  • Góc giá tấn công tuyệt vời
  • Giá <15$
  • Breakout trên đường MA30 tuần

Yếu tố cơ bản:

  • Người nội bộ đã mua gần đây
  • Thu nhập chiến thắng với EPS đạt 0.46$/quý này so với cùng kỳ thua lỗ
  • Điêm vào lệnh P/E<10 lần
  • Dễ dàng ước tính lợi nhuận phía trước
  • Đòn bẩy hoạt động khổng lồ
  • Tiêu đề lợi nhuận ấn tượng trên báo
  • Khối lượng cổ phiếu trôi nổi ít, 5 triệu cổ phiếu
  • Chủ đề hấp dẫn: thế hệ kế tiếp của dòng gậy golf được sử dụng bởi PGA pros
  • Ban quản lý thận trọng, rất ít hoạt đọng pr.

Cổ phiếu RAIL:

Yếu tố kỹ thuật:

  • Breakout nền giá mạnh và nằm trên đường MA30 tuần
  • Khối lượng tuần mở rộng 600%
  • Góc tấn công cao
  • Giá cao >30$, nhưng EPS 0.9$

Yếu tố cơ bản:

  • Lợi nhuận thắng lới
  • P/E hàng năm <10 lần
  • Dê dàng so sánh lợi nhuận phía trước
  • Gia tăng đơn hàng chưa giao
  • Ban quản lý thận trọng
  • Cổ phiếu trôi nổi ít, 12,7 triệu cổ phiếu trôi nổi.
  • Chủ đề hấp dẫn: gia tăng nhu cầu tăng xe lửa mới, cải thiện nền kinh tế và thay thế chu kỳ xe cũ.

Cổ phiếu LOCM

Cổ phiếu này có đặc điểm là: super thêm + khối lượng trôi nổi đặc biệt thấp. Nó được coi là tiểu goole maps khi nó ipo vào năm 2004. Cổ phiếu chủ yếu được thảo luận và đầu cơ với vai trò super theme của nó.

Cổ phiếu AAPL:

Yếu tố kỹ thuật:

  • Phá vỡ nền giá 5 tháng
  • Khối lượng tăng 500%
  • Góc tấn công đẹp
  • Breakout nền giá 30 tuần

Yếu tố cơ bản:

  • Có chủ đề hấp dẫn là phát hành “itune” vào thời điểm đó

Cổ phiếu TRMM:

Yếu tố kỹ thuật:

  • Mô hình cơ sở theo kiểu bậc thang
  • Khối lượng mở rộng khi giá breakout
  • Góc tấn công theo từng bước

Yếu tố cơ bản:

  • Có 1 chuỗi giá người nội bộ mua mà tác giả chưa từng gặp. Họ mua từ khi giá 0.25$ tới tận khi giá 6$
  • Lợi nhuận tăng trưởng đền đặt rất khó tin. EPS các quý lần lượt là: 0.54$ – 0.11$ – 0.16$ – 0.20$ – 0.26$ – 0.31$
  • P/E <10 lần, cụ thể là 6 lần tại giá mua
  • Rất dễ dàng ước tính lợi nhuận sắp tới
  • Theme đầu tư: đã ký hợp đồng bán dịch vụ cho nhà sản xuất ATM lớn nhất thế giới Triton Corp
  • Đòn bẩy hoạt động cao
  • Cổ phần trôi nổi ít: 7 triệu cổ phiếu
Chương trình ưu đãi đặc biệt: Mở tài khoản chứng khoán Phú Hưng Securities với Cố vấn đầu tư cao cấp, quản lý tài sản và ủy quyền đầu tư NGUYỄN VĂN HÙNG - ID:2206. Nhận ngay 20K tiền mặt. Chi tiết liên hệ hotline: 0905 889 188Mo tai khoan chung khoan Phu Hung Securities
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin mới nhất