Thứ sáu, Tháng mười một 29, 2024
Mở tài khoản chứng khoán Phú Hưng với Cố vấn đầu tư cao cấp, quản lý tài sản và ủy quyền đầu tư. ID:2206
Trang chủKinh TếFed nâng tiếp 75 điểm cơ bản, thị trường chứng khoán, vàng,...

Fed nâng tiếp 75 điểm cơ bản, thị trường chứng khoán, vàng, dầu rung lắc

Mo tai khoan chung khoan Phú Hưng Securities, ID:2206

Fed đã nâng lãi suất 75 điểm cơ bản lần thứ tư liên tiếp và báo hiệu có thể thay đổi nhịp độ nâng lãi suất trong tương lai.

Trong một động thái đã được thị trường dự báo từ lâu, Fed nâng lãi suất 75 điểm cơ bản lên phạm vi 3.75%-4%, cao nhất kể từ tháng 1/2008. Đây là nhịp độ thắt chặt chính sách tiền tệ quyết liệt nhất kể từ đầu thập niên 80.

Cùng với động thái nâng lãi suất, thị trường cũng chờ đợi thông điệp rằng đây sẽ là đợt nâng lãi suất 75 điểm cơ bản cuối cùng.

Tuyên bố lần này của Fed cũng báo hiệu về sự thay đổi về nhịp độ nâng lãi suất. Fed nhấn mạnh: “Để xác định mức độ nâng lãi suất trong tương lai, Ủy ban sẽ tính tới tác động tích lũy từ các đợt thắt chặt trước đây, độ trễ của chính sách tiền tệ tới hoạt động kinh tế và lạm phát, cũng như diễn biến kinh tế và tài chính”.

Trước đó, một số quan chức Fed cùng với các chuyên gia trên Phố Wall đã bàn về khả năng Fed nâng lãi suất chậm lại trong tương lai, cụ thể nâng 50 điểm cơ bản trong tháng 12 và nâng nhẹ hơn trong năm 2023.

Tuyên bố lần này cũng có đoạn nói rằng: “Ủy ban cho rằng việc tiếp tục nâng lãi suất sẽ là hợp lý, sao cho lãi suất lên mức đủ để kéo lạm phát về mức 2% theo thời gian”.

Thị trường sẽ chờ đợi cuộc họp báo của Chủ tịch Jerome Powell để có thêm manh mối về chính sách tiền tệ và dự báo trong tương lai.

Chủ tịch Fed Jerome Powell

Trong tuyên bố, Fed đánh giá chi tiêu và sản xuất của Mỹ chỉ tăng trưởng “khiêm tốn”, đồng thời lưu ý rằng “thị trường việc làm đã tăng trưởng mạnh trong vài tháng gần đây” trong khi lạm phát vẫn rất cao. Trong tuyên bố, Fed cho biết “sẽ cực kỳ chú ý tới rủi ro lạm phát”.

Fed tiếp tục nâng mạnh lãi suất khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) vẫn dao động gần mức đỉnh 40 năm. Đồng thời, thị trường lao động thắt chặt đã thúc đẩy tiền lương tăng mạnh.

Nhiều chuyên gia lo ngại Fed sẽ nâng lãi suất quá mạnh và đẩy nền kinh tế vào suy thoái. Trước đó, ông Powell cho rằng vẫn có thể tạo ra “đợt hạ cánh mềm”. Tuy nhiên, kinh tế Mỹ gần như không tăng trưởng trong năm nay ngay cả khi tác động từ các đợt nâng lãi suất chưa thể hiện hoàn toàn.

Cùng với đó, chỉ số lạm phát yêu thích của Fed tăng 6.2% trong tháng 9/2022. Nếu loại bỏ giá thực phẩm và năng lượng, chỉ số này tăng ở mức 5.1%. GDP giảm trong 2 quý đầu năm, nhưng tăng trưởng 2.6% trong quý 3/2022 nhờ xuất khẩu tăng mạnh bất thường. Cùng lúc đó, giá nhà ở giảm mạnh khi lãi suất vay thế chấp 30 năm vượt 7% trong những ngày gần đây.

Trên Phố Wall, thị trường đã leo dốc mạnh vì cho rằng Fed sẽ sớm giảm bớt nhịp độ nâng lãi suất. Trong tháng qua, chỉ số Dow Jones tăng 13%, một phần vì mùa báo cáo tài chính không quá nặng nề như dự báo và vì hy vọng Fed nâng lãi suất chậm lại. Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ quay đầu giảm xuống gần 4%.

Hiện chưa có tín hiệu nào cho thấy Fed sẽ sớm ngừng nâng lãi suất, do đó mọi sự chú ý sẽ đổ dồn vào khả năng nâng lãi suất chậm lại. Thị trường đang dự báo xác suất 50% Fed sẽ nâng 50 điểm cơ bản trong tháng 12/2022. Thị trường cũng dự báo lãi suất của Fed sẽ đạt đỉnh ở gần mức 5%.

Dow Jones sụt hơn 500 điểm sau quyết định nâng lãi suất của Fed

Chứng khoán Mỹ giảm điểm vào ngày thứ Tư (02/11), sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cho biết lạm phát vẫn còn quá cao và chỉ ra rằng ngân hàng trung ương có nhiều đợt nâng lãi suất hơn trong tương lai.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Tư, chỉ số Dow Jones rớt 505.44 điểm (tương đương 1.55%) xuống 32,147.76 điểm. Chỉ số S&P 500 lùi 2.5% xuống 3,759.69 điểm, còn chỉ số Nasdaq Composite mất 3.36% còn 10,524.80 điểm.

Fed đã thực hiện nâng lãi suất thêm 0.75 điểm phần trăm nữa vào chiều ngày thứ Tư, và ông Powell cho biết trong cuộc họp báo rằng cuộc chiến lạm phát còn lâu mới kết thúc.

Ông Powell nói: “Chúng tôi vẫn có một số cách để đi và dữ liệu kinh tế kể từ cuộc họp mới nhất của chúng tôi cho thấy mức lãi suất cuối cùng sẽ cao hơn so với dự kiến trước đây”, đồng thời cho biết thêm còn “quá sớm” để nói về việc ngừng nâng lãi suất.

Chứng khoán Mỹ ban đầu tăng điểm sau quyết định nâng lãi suất khi tuyên bố kèm theo của Fed ám chỉ về một sự thay đổi chính sách có thể xảy ra trong tương lai. “Khi xác định tốc độ nâng lãi suất tương lai trong phạm vi mục tiêu, Uỷ ban sẽ tính đến việc thắt chặt tích luỹ chính sách tiền tệ, những độ trễ mà chính sách tiền tệ ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế và lạm phát, cũng như phát triển kinh tế và tài chính”.

Tuy nhiên, hy vọng của nhà đầu tư đã tiêu tan bởi những phát biểu vẫn còn cứng rắn của ông Powell về lạm phát.

Nhóm cổ phiếu hàng tiêu dùng không thiết yếu và công nghệ thông tin nằm trong số những cổ phiếu có thành quả kém nhất trong phiên. Cả 2 lĩnh vực thuộc S&P 500 đều mất hơn 3%. Cổ phiếu Amazon, Netflix và Meta Platforms đều sụt gần 5%. Cổ phiếu Tesla và Salesforce lần lượt giảm 5.6% và 6.1%.

Quyết định lãi suất của Fed được đưa ra sau khi dữ liệu việc làm mạnh mẽ được công bố với dữ liệu việc làm khu vực tư nhân tốt hơn dự báo trong tháng 10 cho thấy một thị trường lao động có khả năng phục hồi. Báo cáo khảo sát cơ hội việc làm và luân chuyển lao động (JOLTS) của Mỹ vào ngày thứ Ba (01/11) cũng truyền tải thông điệp về một thị trường lao động thắt chặt bất chấp chính sách thắt chặt quyết liệt của Fed.

Với đà giảm trong ngày thứ Tư, Dow Jones sụt hơn 11.5%, còn S&P 500 và Nasdaq Composite lần lượt lao dốc 21.1% và 32.7% từ đầu năm đến nay.

Vàng thế giới nhích nhẹ khi đồng USD suy yếu

Giá vàng tăng nhẹ vào ngày thứ Tư (02/11) nhờ đồng USD suy yếu, trong khi nhà đầu tư không đặt cược lớn trước quyết định nâng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản như kỳ vọng từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Tư, hợp đồng vàng giao ngay nhích 0.1% lên 1,649.00 USD/oz. Hợp đồng vàng tương lai cũng tiến 0.1% lên 1,651.70 USD/oz.

Chỉ số đồng USD hạ 0.1%, làm vàng trở nên ít đắt đỏ hơn đối với những nhà đầu tư nước ngoài.

Fed dự kiến phát hành tuyên bố chính sách vào chiều ngày thứ Tư, tuy nhiên, nhà đầu tư tập trung chú ý đến những nhận định từ Chủ tịch Fed Jerome Powell sau đó.

Trong khi đó, dữ liệu việc làm khu vực tư nhân tại Mỹ tăng mạnh hơn dự báo trong tháng 10, cung cấp một ví dụ về khả năng phục hồi của thị trường lao động và cho thấy Fed có thể tiếp tục nâng lãi suất mạnh tay.

Cũng nằm trong sự chú ý của nhà đầu tư, báo cáo việc làm chính thức của Mỹ dự kiến công bố vào ngày 04/11, có thể cung cấp rõ ràng hơn về lộ trình nâng lãi suất của Fed.

Nhà đầu tư đã tách biệt dự báo khả năng nâng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản hoặc 75 điểm cơ bản vào tháng 12/2022, theo công cụ của CME Group.

Dầu tiếp tục tăng khi Fed nâng lãi suất như dự kiến

Giá dầu tăng vào ngày thứ Tư (02/11), sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất 75 điểm lần thứ 4 trong năm nay, mặc dù hợp đồng dầu thô cuối cùng khép phiên trong phạm vi giao dịch trong phiên.

Thị trường trước đó được hỗ trợ bởi sự sụt giảm dự trữ dầu tại Mỹ khi các nhà máy lọc dầu tăng cường hoạt động trước khi mùa đông sưởi ấm đến.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Tư, hợp đồng dầu Brent tiến 1.51 USD (tương đương 1.6%) lên 96.16 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI cộng 1.63 USD (tương đương 1.8%) lên 90 USD/thùng.

Fed đã nâng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản, tiếp tục nỗ lực làm giảm lạm phát, mặc dù ngân hàng trung ương báo hiệu rằng các mức nâng trong tương lai có thể nhỏ hơn sau một số đợt nâng lãi suất.

Ngân hàng trung ương Mỹ đã nâng lãi suất để đối phó với lạm phát tiêu dùng Mỹ đạt mức cao nhất trong 4 thập kỷ. Cho đến nay, các động thái không ảnh hưởng đến thị trường lao động mạnh mẽ, mặc dù các động thái của Fed hoạt động với sự tác động có độ trễ.

Theo dữ liệu liên bang, dự trữ dầu thô tại Mỹ sụt 3.1 triệu thùng trong tuần qua. Dự trữ xăng cũng giảm, còn dự trữ các sản phẩm chưng cất chỉ tăng nhẹ trước khi mua sưởi ấm chính diễn ra, khi nhu cầu dự kiến sẽ tăng.

Dự trữ tại Mỹ vẫn ở mức thấp trên hầu hết các sản phẩm, các chuyên gia phân tích lo lắng tin rằng việc sắp kết thúc giải phóng Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược (SPR) của Mỹ sẽ loại bỏ thêm nguồn cung, qua đó góp phần khiến thị trường khan hiếm hơn nữa.

Sản lượng dầu của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) giảm trong tháng 10, lần đầu tiên kể từ tháng 6/2022.

Khả năng gián đoạn từ các lệnh cấm vận của Liên minh châu Âu (EU) đối với dầu Nga dự kiến bắt đầu vào ngày 05/12 cũng đang củng cố thị trường. Lệnh cấm, một phản ứng đối với cuộc xung đột Nga – Ukraine, sẽ được ra sau động thái ngừng nhập khẩu các sản phẩm dầu vào tháng 02/2022. Các lệnh cấm vận này được cho là sẽ hạn chế khả năng vận chuyển dầu thô và các sản phẩm của Nga trên toàn thế giới, và do đó có thể làm khan hiếm thị trường.

Chính sách zero-COVID của Trung Quốc là yếu tố chính trong việc kìm hãm giá dầu khi các đợt phong toả liên tục đã làm giảm tốc độ tăng trưởng và nhu cầu dầu.

Chương trình ưu đãi đặc biệt: Mở tài khoản chứng khoán Phú Hưng Securities với Cố vấn đầu tư cao cấp, quản lý tài sản và ủy quyền đầu tư NGUYỄN VĂN HÙNG - ID:2206. Nhận ngay 20K tiền mặt. Chi tiết liên hệ hotline: 0905 889 188Mo tai khoan chung khoan Phu Hung Securities
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin mới nhất