MBAz.net – Kể từ đầu năm cho tới nay, thị trường chứng khoán đã chứng kiến đà tăng trưởng mạnh. Kết thúc phiên giao dịch ngày 18/6, VN-Index đạt mức điểm 1.279,5 điểm, tăng 150 điểm kể từ đầu năm. Thậm chí có quãng thời gian chỉ số đại diện cho chứng khoán Việt Nam đã vượt mốc 1.300 điểm lần đầu tiên sau 2 năm.
Với đà tăng của thị trường từ đầu năm rất nhiều cổ phiếu cũng đã tăng bằng lần. Tuy nhiên, có một điểm khác lạ so với trong quá khứ đã có rất nhiều cổ phiếu có vốn hóa lớn do Nhà nước nắm chi phối ghi nhận mức tăng vài trăm phần trăm.
Trong đó có thể kể đến như: VGI (tăng 320%), MVN (tăng 160%), ACV (tăng 98%), GVR (tăng 60%), SNZ (tăng 29%). Kém ấn tượng hơn một chút là cổ phiếu BCM cũng dù không tăng mạnh so với những cũng tăng trưởng trở lại 24% trong 2 tháng qua. Trong khi đó cổ phiếu GAS lại không có nhiều biến động.
Kéo theo đà tăng của cổ phiếu, vốn hóa của các doanh nghiệp Nhà nước cũng tăng mạnh, lấn lướt các doanh nghiệp tư nhân trên sàn chứng khoán Việt Nam. Trong top 10 công ty có vốn hóa lớn nhất trên sàn chứng khoán hiện nay các doanh nghiệp Nhà nước đang chiếm quá nửa các vị trí.
Trong đó đáng chú ý phải kể đến Viettel Global và ACV khi hai doanh nghiệp này ghi nhận vốn hóa tăng cả trăm nghìn tỷ đồng, lần lượt xếp thứ 2 và 3 trên sàn chứng khoán, chỉ còn kém mỗi Vietcombank.
Có thể chỉ ra một điểm chung cho những cổ phiếu đang tăng mạnh trong thời gian gần đây như: BCM, VGI, ACV, GVR, SNZ, BCM hay GAS là những cổ phiếu này đang có cơ cấu cổ đông rất ‘cô đặc’. Theo đó, các tổ chức Nhà nước đã nắm đến hơn 95% vốn của các công ty kể trên.
Do khối lượng cổ phiếu Nhà nước nắm giữ rất lớn nên cổ phiếu tự do bên ngoài (free float) của các công ty này đều nhỏ. Vì vậy, việc các cổ phiếu các tập đoàn kinh tế này tăng giá sẽ dễ hơn các công ty có lượng cổ phiếu trôi nổi bên ngoài thị trường ở mức lớn.
Bên cạnh đó, đa phần những cổ phiếu tăng nóng trong thời gian qua của thị trường chứng khoán Việt Nam mà chúng tôi liệt kê ở trên là nhiều doanh nghiệp đang giao dịch trên sàn UPCoM, biên độ biến động lớn. Các công ty này chưa đạt một số chỉ tiêu để có thể niêm yết cổ phiếu trên HoSE.
Cổ phiếu tăng hơn 100%, vốn hóa của ‘gã khổng lồ’ hàng không Việt Nam vươn lên vị trí thứ hai trên sàn chứng khoán, chỉ còn kém Vietcombank.
Gần đây, thị trường chứng khoán Việt Nam lại chứng kiến không ít cổ phiếu “tăng như tên lửa” trong họ các công ty hàng hải Việt nam như Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC – mã MVN) đang gây ấn tượng rất mạnh.
Từ đầu tháng 6, cổ phiếu MVN đã tăng 150% qua đó leo lên mức 48.000 đồng/cp. Vốn hóa thị trường của VIMC cũng theo đó tăng gần 35.000 tỷ (~1,5 tỷ USD) chỉ sau chưa đầy 3 tuần, lên mức gần 57.500 tỷ đồng (~2,5 tỷ USD), cao nhất ngành cảng và vận tải biển. Con số này chỉ còn kém đôi chút so với mức kỷ lục mà doanh nghiệp này từng đạt được hồi tháng 8/2021.
MVN là cổ phiếu lên sàn chứng khoán năm 8/10/2018. Cổ phiếu này lên sàn nằm trong làn sóng các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) cổ phần hóa và lên giao dịch trên UPCoM sau khi Thông tư 180/2015/TT-BTC (Thông tư 180) ra đời.
Câu chuyện xoá lỗ luỹ kế
Đà tăng của cổ phiếu MVN thời gian qua lại bất ngờ được hỗ trợ bởi là câu chuyện xoá lỗ luỹ kế.
Trong quá khứ, VIMC (tên cũ là Vinalines) có nhiều năm kinh doanh kém hiệu quả dẫn đến lỗ luỹ kế hàng nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, tình hình đã chuyển biến tích cực hơn, đặc biệt trong giai đoạn 2021-2023, doanh nghiệp này đều thu về hàng nghìn tỷ lợi nhuận mỗi năm qua đó thu hẹp đáng kể khoản lỗ luỹ kế tồn đọng.
Quý đầu năm 2024, VIMC ghi nhận doanh thu đạt 3.596 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 576 tỷ đồng, lần lượt tăng 26% và 19% so với cùng kỳ 2023. Lợi nhuận sau thuế thu về 479 tỷ đồng, tăng 21% so với quý 1/2023, trong đó lãi ròng thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt hơn 342 tỷ đồng. Kết quả này giúp VIMC chính thức xoá sạch lỗ luỹ kế sau rất nhiều năm.
Năm 2024, VIMC đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 13.450 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 2.730 tỷ đồng, lần lượt tăng 5% và 28% so với thực hiện 2023. Với kết quả đạt được sau quý đầu năm, doanh nghiệp đầu ngành cảng và vận tải biển đã thực hiện 26% kế hoạch doanh thu và 21% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm.
Những câu chuyện riêng hấp dẫn
VIMC là đơn vị sở hữu đội tàu lớn nhất cả nước và đóng vai trò vận tải quan trọng của nền kinh tế. Đội tàu của VIMC hiện đang chiếm tới 25% tổng dung tích đội tàu trong cả nước, trong đó có những loại tàu hàng rời cỡ lớn đến 73.000 DWT, hàng năm chuyên chở 60% hàng hóa xuất và nhập khẩu vào Việt Nam, góp phần vào việc mở rộng giao thương của Việt nam tới rất nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tổng công ty hiện có 34 doanh nghiệp thành viên, trong đó sở hữu cổ phần của 16 doanh nghiệp cảng biển, quản lý khai thác hơn 13.000 m cầu bến (chiếm khoảng 30% tổng số m cầu bến quốc gia). Một số cảng trọng điểm của cả nước có thể kể đến như cảng Hải Phòng, cảng Sài Gòn, cảng Đà Nẵng và cảng Quy Nhơn.
Đà tăng của cổ phiếu này cũng được hỗ trợ bởi giá cước container tăng phi mã như thời Covid. Theo dự báo của giới chuyên gia, giá cước vận tải có thể tiếp tục tăng khi xung đột khu vực biển Đỏ chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, nhu cầu hàng hóa phục hồi và tình trạng thiếu container tại các cảng xuất lớn gây áp lực mạnh lên giá cước khi bước vào mùa cao điểm. Việc giá cước neo cao được kỳ vọng sẽ tác động tích cực đến các doanh nghiệp vận tải biển.
Bên cạnh đó, việc xoá hết lỗ luỹ kế còn là tiền đề để VIMC triển khai kế hoạch tăng vốn điều lệ đã được ĐHĐCĐ thường niên 2024 thông qua. Theo chủ trương, tỷ lệ sở hữu cổ phần của Nhà nước tại VIMC sẽ giảm xuống 65% vốn điều lệ. Ban lãnh đạo VIMC cho biết, mục tiêu phát hành cổ phiếu tăng vốn lần này có xét ưu tiên cho cổ đông hiện hữu, phát hành cho các đối tác chuyên về vận tải container để hợp tác phát triển loại hình vận tải hàng hoá đặc thù này.