Câu chuyện “bỏ phố về quê lập nghiệp” là một đề tài đang thu hút nhiều độc giả quan tâm.
Tính riêng trong nửa đầu năm 2020, với từ khóa “bỏ phố về quê” có xu hướng gia tăng.
Vậy câu hỏi đặt ra là: Có nên bỏ phố về quê trong thời điểm này? Các cơ hội và thách thức như thế nào?
Mời các bạn cùng đọc và bình luận thêm
Nội dung chính
Ùn ùn kéo vào thành phố lớn, vì sao?
Việt Nam ngày nay, những gì bạn đang được thừa hưởng chính là kết quả của lịch sử để lại.
Việt Nam- từ một đất nước nô lệ, đã tự đứng lên giành độc lập tự chủ.
Chiến tranh đi qua, thế hệ đi sau chúng ta đã có được một nền hòa bình ổn định.
Các trật tự địa lý do lịch sử để lại vẫn còn giá trị. Đất nước đang phát triển thay đổi diện mạo từng ngày. Nằm gần các thành phố lớn là các vùng nông thôn.
Nền kinh tế chúng ta trước đây từ tập trung đã chuyển sang vận hành theo cơ chế thị trường.
Tuy nhiên do yếu tố địa lý làm cho sự phân bố kinh tế không đồng đều. Do đó, ở các thành phố thì phát triển hơn ở các vùng nông thôn.
Nền kinh tế chúng ta tâp trung ở các đô thị lớn, thu hút nhiều vốn đầu tư, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng phát triển.
Trong khi đó…
Cuộc sống ở quê dường như khó khăn hơn rất nhiều, thu nhập chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp. Việc làm bị hạn chế, cơ sở hạ tầng thiếu thốn.
Đó cũng là nguyên nhân chính, dẫn đến một lực lượng lao động hùng hậu ở nông thôn đổ về các thành phố lớn để tìm kiếm cơ hội việc làm.
Người đi học, người đi làm, người kinh doanh..trên mọi lĩnh vực.
Chúng ta cứ nhìn vào cảnh chen chúc tại các cửa ngõ vào Tp HCM dịp lễ tết sẽ hình dung ra số lượng người nhập cư.
Hiện tại, họ ùn ùn kéo về các thành phố lớn chủ yếu do áp lực kinh tế, không có việc làm đồng nghĩa với cuộc sống vất vả hơn.
Cộng với thời tiết khắc nghiệt tại quê nhà, khiến vấn đề tha hương cầu thực càng khiến nhiều người phải dứt áo ra đi.
Ở lại quê chủ yếu chỉ còn người già, trẻ nhỏ. Vì vậy, đối với nhiều người, quê hương của họ chính là điểm xuất phát ban đầu.
Hiện nay có rất nhiều người ngoại tỉnh đang sinh sống và làm việc tại các đô thị.
Tại sao ngày càng có nhiều người muốn bỏ phố về quê lập nghiệp?
Một câu hỏi được đặt ra: điều kiện ở thành phố đầy đủ, kinh tế thu nhập cao hơn rất nhiều ở quê, cơ sở hạ tầng đầy đủ, cơ hội phát triển rất nhiều.
Vậy tại sao ngày càng có nhiều người có xu hướng muốn quay trở về quê hương để lập nghiệp?
Trước khi đi sâu và vấn đề này, chúng ta cùng cập nhập tình hình thực tế một chút.
Năm 2019, Ước tính dân số của TP HCM gần 9 triệu người, đông nhất cả nước.
Đó chỉ mới là con số ước tính dựa trên số liệu thống kê được. Thực tế con số có thể nằm ở mức 11~12 triệu người.
Đất ở HCM không gia tăng, tuy nhiên người nhập cư vào thành phố để mưu sinh ngày càng tăng. Chưa có dấu hiệu nào cho thấy sự chậm lại.
Áp lực..khiến nhiều người bỏ phố về quê lập nghiệp
Chính vì thế, áp lực cuộc sống ngày càng tăng cao. Trong đó gồm nhiều vấn đề nóng bỏng, điển hình như: kẹt xe, vệ sinh thực phẩm, giá cả hàng hóa ngày càng đắt đỏ, chi phí sinh hoạt ngày càng cao, không gian sống chật chột, ô nhiễm khói bụi, trộm cắp hoành hành, giao thông…
Ở thành phố, tuy có công ăn chuyện làm, nhưng chúng ta đang quay cuồng với công việc, chất lượng cuộc sống ngày càng sa sút, đầu óc suy nghĩ. Có người làm hoài mà chẵng thấy dư dả. Có người càng làm càng sa lầy vào nợ nần chồng chất.
Đối với nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ, ngoài những yếu tố nêu trên, còn có áp lực công việc hàng ngày phải đối diện khiến họ luôn có một trăn trở: Có nên bỏ phố về quê để Khởi nghiệp?
Xu hướng hiện nay là gì?
Là thân thiện với môi trường, hòa mình vào thiên nhiên, cuộc sống tự cung tự cấp
Ở thời đại công nghệ phát triển 4.0 như hiện này, các vấn đề khó khăn tại nông thôn đã được giải quyết từng bước.
Phủ sóng…
Hầu như các giao dịch thương mại, kết nối giữa đô thị và nông thôn ngày càng dễ dàng.
Điển hình như việc ship hàng nay đã có mạng lưới chuyển phát đến tận nhà.
Các công nghệ phủ sóng 4G và 5G trong tương lai sẽ diễn ra mạnh mẽ, phủ sóng đến từng ngõ ngách của các miền quê.
Các mảng bán lẻ công nghệ như Thế giới di động, Bách hóa xanh nay đã có mặt tại các thị trấn nhỏ.
Điều đó cho thấy xu hướng kinh tế đang từng bước được phân bố ra các vùng có tập trung dân cư đông đúc, như các thị trấn, các trung tâm huyện, khi mà các đô thị lớn ngày càng quá tải.
Trong khi đó, tại các vùng nông thôn lân cận dễ dàng được hưởng lợi từ xu thế này. Đó là chuyển dịch cơ cấu việc làm từ thuần nông thành thương mại-dịch vụ.
Khác với cảnh miền quê yên bình, hầu hết người ở thành phố đều ngao ngán khi bước ra đường dưới thời tiết nắng nóng thêu đốt.
Phải chen chúc nhau trên 1 ngã tư kẹt xe, hít khói bụi, ăn uống độc hại, luôn dè chừng trộm cướp..
Từ những phân tích như trên, xu hướng con người ngày nay mong muốn tìm về các nhu cầu cơ bản như: sống xanh, ăn sạch, được hít thở không khí trong lành, chất lượng sống nâng cao..
Đây chính là lúc dành cho các bạn đang có mong muốn về quê khởi nghiệp ra quyết định nhanh hơn.
Cơ hội nào cho những người trẻ về quê khởi nghiệp?
Nếu bỏ phố về quê, tức là bạn đã rất dũng cảm dám thay đổi bản thân. Dám rời bỏ công việc hiện tại, đến với miền quê yên ả.
Cái được đầu tiên là bạn sẽ cảm thấy thư thái đầu óc.
Bạn sẽ không còn thấy áp lực với những ngày tháng gồng mình với công việc. Sẽ không có áp lưc tiền nhà, chi phí sinh hoạt..
Cái mất là bạn sẽ phải chịu áp lực về mặt tiền bạc trong thời gian không có việc làm.
Nhưng bạn làm ơn, hãy nhìn vào các cơ hội phía trước. Cơ hội chỉ dành cho ai biết nắm bắt.
Bỏ việc về quê không còn là chủ đề mới, nó đang là xu hướng tất yếu. Bạn không cần phải lo lắng mình là người đi tiên phong trong lĩnh vực này. Đã có nhiều tấm gương đi trước và đang rất thành công.
Chúng ta sẽ cùng nói về các cơ hội.
Hãy thử bắt đầu từ cách tạo ra các sản phẩm thiên nhiên, hữu cơ, sạch, không chất bảo quản, thân thiện môi trường.
Tận dụng mọi nguồn lực có sẵn tại địa phương để giảm chi phí sản xuất xuống mức thấp nhất. Bạn sẽ có cơ hội phân phối sản phẩm với mức giá cạnh tranh.
Áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, nuôi trồng. Đa dạng các kênh bán hàng như youtube, facebook, zalo…
Nếu bạn làm từ cái tâm, bạn có sản phẩm chất lượng và an toàn, thì không có lý gì mọi người không ủng hộ bạn.
Ứng dụng công nghệ như Google, Facebook lại địa phương, có thể bạn sẽ trở thành người đi tiên phong.
Cơ hội của bạn cũng chính là cái lợi thế bạn đang có: kinh nghiệm từ việc đi làm tại thành phố.
Chắc chắn nó sẽ giúp ích nhiều cho công việc ở quê nhà mà bạn đang làm.
Hãy xác định mình đang thích cái gì. Bắt đầu thử để trãi nghiệm xem bản thân có phù hợp với lĩnh vực mình đang theo đuổi.
Các thách thức khi bạn bỏ phố về quê lập nghiệp
Mặc dù có rất nhiều cơ hội cho bạn khởi nghiệp tại quê nhà. Tuy nhiên cũng sẽ có nhiều thách thức không kèm.
Trước khi quyết định, bạn phải cân nhắc kỹ lưỡng. Thu xếp vấn đề tài chính cá nhân để tránh rơi vào khủng hoảng khi không có nguồn thu nhập hàng tháng từ việc đi làm.
Thách thức lớn nhất có lẽ là: dư luận.
Trước mắt bạn phải đối mặt với các định kiến từ gia đình, bạn bè. Rằng bỏ việc thành phố về quê khởi nghiệp sẽ là ngu ngốc, khác người.
Bạn đang đi ngược lại với kỳ vọng của bố mẹ. Rằng đi học ra trường phải làm việc lương cao tại thành phố.
Nông thôn bỏ vào thành phố còn bạn thì bỏ thành phố về quê.
Thách thức tiếp theo là các thất bại từ việc khởi nghiệp. Bởi mọi thứ quá mới mẻ, sẽ khiến bạn sớm nhận thất bại do chưa có kinh nghiệm. Các thất bại liên tiếp có thể làm bạn chùn bước. Và phải nghĩ đến phương án quay lại thành phố đi làm lại.
Lời kết
Qua các phân tích ở trên, chắc chắn bạn đã tự trả lời cho câu hỏi: “Có nên bỏ phố về quê lập nghiệp?”.
Đây không còn là điều viễn vông hay khó thực hiện nữa, mà đây chính là xu hướng tất yếu trong tương lai.
Hãy cân nhắc kỹ trước khi ra quyết định, bởi mọi quyết định đều nằm ở bạn. Cơ hội rất nhiều, thách thức cũng không nhỏ.
Tuy nhiên với khát khao làm giàu, tự chủ tài chính, vượt qua mặc cảm để vươn lên, mình tin bạn sẽ sớm đạt được điều mình muốn.
Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết.