Thứ Năm, Tháng 3 20, 2025
Kỷ nguyên vươn mình
Trang chủKinh TếACV báo cáo về khiếu nại gói thầu Dự án Nhà ga...

ACV báo cáo về khiếu nại gói thầu Dự án Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất & Nhà ga sân bay Long Thành và Tân Sơn Nhất dự kiến khởi công ngày 26/8

Mo tai khoan chung khoan Phú Hưng Securities, ID:2206

ACV cho biết đã căn cứ các tiêu chí, tiêu chuẩn được quy định trong hồ sơ mời thầu để chấm điểm, đảm bảo đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

Trong văn bản vừa gửi đến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà và các bộ ngành liên quan, Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) đã báo cáo kết quả lựa chọn nhà thầu xây dựng Nhà ga Hành khách T3-Sân bay Tân Sơn Nhất.

ACV cho biết qua một lần gia hạn thời gian nộp hồ sơ mời thầu, đến tháng 6/2023 chỉ có hai nhà thầu tham gia gói thầu trên, đó là “liên danh Hòn Ngọc Viễn Đông” và “liên danh Nhà thầu Gói thầu số 12T3 Dự án Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất.”

Quá trình đánh giá, ACV đã căn cứ các tiêu chí, tiêu chuẩn được quy định trong hồ sơ mời thầu để chấm điểm, đảm bảo đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

Ngày 9/8, ACV đã lựa chọn được nhà thầu đó là liên danh Nhà thầu Gói thầu số 12 T3 dự án Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất.

Song song quá trình trên, ACV cũng thông báo cho liên danh Hòn Ngọc Viễn Đông lý do không trúng thầu. Đó là vì nhà thầu chỉ đạt 729,38 điểm kỹ thuật, không đạt yêu cầu tối thiểu về điểm kỹ thuật theo yêu cầu hồ sơ mời thầu.

Bên cạnh đó, ACV cũng cung cấp thêm một số nhận xét về lý do hồ sơ đề xuất kỹ thuật của nhà thầu không được lựa chọn. Sau đó, ngày 24/7/2023, ACV nhận được đơn đề nghị phúc khảo của liên danh Hòn Ngọc Viễn Đông. Theo quy định hiện hành, kiến nghị của liên danh này sẽ được giải quyết trong 7 ngày.

Ngày 31/7, tức là chưa quá 7 ngày, liên danh Hòn Ngọc Viễn Đông có kiến nghị vượt cấp đến các cơ quan nhà nước cho rằng ACV không phản hồi thông tin kiến nghị của nhà thầu.

ACV khẳng định việc này là “chưa phù hợp với quy định của pháp luật làm ảnh hưởng đến uy tín của nhà thầu, chủ đầu tư và các bên liên quan.”

Thêm vào đó, liên danh Hòn Ngọc Viễn Đông kiến nghị không đồng nhất quan điểm. Cụ thể, trong ba đơn ACV nhận được thì có tới hai liên danh thành viên là Công ty Cổ phần Dịch vụ và Kỹ thuật Cơ điện lạnh R.E.E và Công ty Cổ phần HAWEE Cơ điện nêu quan điểm “chấp nhận kết quả lựa chọn của chủ đầu tư và không có bất kỳ kiến nghị gì.”

“Song với tinh thần hợp tác, cầu thị, ACV có văn bản trả lời kiến nghị của nhà thầu theo đúng quy định pháp luật về đấu thầu…,” ACV khẳng định.

Dự án xây dựng Nhà ga Hành khách T3 Sân bay Tân Sơn Nhất có công suất 20 triệu khách mỗi năm được Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư ngày 19/5/2020.

ACV là doanh nghiệp được giao làm chủ đầu tư dự án với tổng mức đầu tư 10.999 tỷ đồng từ nguồn vốn hợp pháp của ACV (không sử dụng vốn ngân sách nhà nước). Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất là một trong những công trình quan trọng để nâng công suất Sân bay Tân Sơn Nhất đạt 50 triệu khách mỗi năm.

Chiều 23/8, trao đổi với phóng viên TTXVN, ông Lại Xuân Thanh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam – ACV (chủ đầu tư) cho biết, dự kiến ngày 26/8 tới, nhà ga hành khách sân bay Long Thành và nhà ga T3 – sân bay Tân Sơn Nhất với tổng mức đầu tư hơn 45.000 tỷ đồng sẽ được ACV khởi công.

Theo đó, nhà  ga sân bay Long Thành được xây trên khu đất rộng 150 ha, thiết kế hai luồng đi và đến tách biệt, gồm một tầng trệt và 3 lầu, đỉnh mái cao gần 46 m, bố trí 40 vị trí đỗ máy bay. Nhà ga dự kiến hoàn thành và khai thác trong năm 2026. Hiện, đơn vị trúng thầu vẫn chưa được công bố, song đến nay chỉ có một liên danh nhà thầu vượt qua vòng chấm thầu kỹ thuật.

Nhà ga hành khách có giá trị lên tới 35.000 tỷ đồng được xem là “trái tim” của sân bay Long Thành với hình ảnh hoa sen sử dụng xuyên suốt trong quá trình thiết kế như: mái, góc nhìn mặt chính, nội thất khu vực sảnh làm thủ tục..Điểm nhấn kiến trúc là ô lấy sáng và ô thông tầng trung tâm nhà ga – nơi bố trí thác nước nhân tạo và cảnh quan sân vườn.

Theo đại diện ACV, công trình được thiết kế và xây dựng bằng công nghệ hiện đại nhất trong lĩnh vực hàng không với vật liệu có độ bền và tính thẩm mỹ cao. Cùng với nhà ga, hạng mục đường cất hạ cánh dài 4.000 m, rộng 45 m với hệ thống 2 đường lăn song song; 6 đường lăn thoát nhanh kèm các đường lăn nối… và một số công trình phụ trợ khác cũng được khởi công dịp này.

Dự án Sân bay Long Thành. Ảnh minh họa.

Sân bay Long Thành công suất 100 triệu hành khách, 5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Toàn bộ vốn đầu tư dự án khoảng 336.630 tỷ đồng (khoảng 16 tỷ USD). Trong đó, giai đoạn 1 đầu tư 114.450 tỷ đồng (tương đương 5,45 tỷ USD).

Trong ngày 26/8, nhà ga T3 – sân bay Tân Sơn Nhất gồm các hạng mục: nhà ga hành khách, nhà xe cao tầng kết hợp dịch vụ phi hàng không và hệ thống cầu cạn phía trước cũng được khởi công. Công trình có tổng mức đầu tư 10.990 tỷ đồng, dự kiến thi công trong 20 tháng, khai thác từ quý II/2025.

Trong đó, nhà ga hành khách gồm một tầng hầm và 4 tầng nổi, tổng diện tích sàn xây dựng 112.500 m2. Nhà ga có 90 quầy thủ tục hàng không, 20 quầy gửi hành lý tự động, 42 kiosk check in, 27 cửa ra tàu bay (13 cửa ống lồng và 14 cửa bằng xe bus), 6 đảo xử lý hành lý đi và 10 đảo trả hành lý đến, 25 cửa kiểm soát an ninh hành khách. Sau khi hoàn thành, nhà ga T3 sẽ phục vụ quốc nội với công suất 20 triệu hành khách mỗi năm, khai thác được tất cả máy bay code C và code E (các loại máy bay thân rộng).

Chương trình ưu đãi đặc biệt: Mở tài khoản chứng khoán Phú Hưng Securities với Cố vấn đầu tư cao cấp, quản lý tài sản và ủy quyền đầu tư NGUYỄN VĂN HÙNG - ID:2206. Nhận ngay 20K tiền mặt. Chi tiết liên hệ hotline: 0905 889 188Mo tai khoan chung khoan Phu Hung Securities
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin mới nhất